Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc |
Hội thảo được tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (ngày 10/10 hằng năm) theo Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Tham dự hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; đại diện lãnh đạo các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Phú Yên; đại diện các Tập đoàn FPT, Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, Tổng công ty viễn thông MobiFone, Công ty cổ phần Tập đoàn HiPT, Công ty Truyền hình cáp Saigontourist…
Công tác chuyển đổi số đã được thực hiện bài bản, khoa học
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Long Biên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận thông tin, chúng ta đã bước vào năm thứ 5 chuyển đổi số. Theo đó, năm 2024 là năm “phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động” phục vụ Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
ông Nguyễn Long Biên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh - STTTT) |
Sau gần 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các chương trình, kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, đến nay, có thể khẳng định rằng chúng ta đã triển khai công tác chuyển đổi số một cách bài bản, khoa học, sáng tạo, hiệu quả, đạt nhiều kết quả tích cực, có mặt nổi trội, cụ thể là:
Theo đó, Ninh Thuận đã xây dựng hạ tầng dùng chung với công nghệ điện toán đám mây (private cloude) sử dụng cho toàn tỉnh; Mạng TSLCD cấp II và mạng BCAnet (ngành công an) đã được triển khai, kết nối từ Trung ương đến cấp xã; hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng (SOC) được triển khai, bảo đảm cho các hệ thống thông tin được bảo vệ theo mô hình 04 lớp, đáp ứng các tiêu chí về an toàn thông tin để kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang để cung cấp dịch vụ internet cố định băng rộng và dịch vụ truy nhập internet 3G, 4G được phủ đến 100% số thôn có dân cư; đã triển khai thí điểm phát sóng 5G tại 75 trạm; tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 87,5%; tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang băng rộng cố định đạt 81,7% cao hơn mức trung bình cả nước là 81%, xếp hạng 15 toàn quốc.
Bên cạnh đó, Ninh Thuận đã triển khai nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP), nền tảng kho dữ liệu dùng chung để kết nối, tích hợp, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định. Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh đã đưa vào vận hành và kết nối với Hệ thống báo cáo của Chính phủ; nền tảng Trợ lý ảo được triển khai thí điểm để hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công toàn trình. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được triển khai kết nối thành công với Cổng dịch vụ công của tỉnh theo Đề án 06, đảm bảo đúng thời gian quy định. Kho dữ liệu điện tử cá nhân.
Nhìn chung, trong trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Ninh Thuận đã bám sát chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động chủ động cùng với sự tham gia tích cực của cơ quan, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã được đẩy mạnh và đạt một số kết quả bước đầu quan trọng, tạo nền tảng, động lực cho chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Theo ông Đào Xuân Kỳ - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận đã xây dựng hạ tầng dùng chung với công nghệ điện toán đám mây (private cloude) sử dụng cho toàn tỉnh; hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử và liên thông, chia sẻ dữ liệu được phân cấp cho các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp tỉnh (mạng TSLCD cấp II), mạng BCAnet (ngành Công an) đã được triển khai, kết nối từ Trung ương đến cấp xã; hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng (SOC) được triển khai, bảo đảm cho các hệ thống thông tin được bảo vệ theo mô hình 4 lớp, đáp ứng các tiêu chí về an toàn thông tin để kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang để cung cấp dịch vụ internet cố định băng rộng và dịch vụ truy nhập internet 3G, 4G được phủ đến 100% số thôn có dân cư; tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 87,5%; tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang băng rộng cố định đạt 81,7%, cao hơn mức trung bình cả nước là 81%, xếp hạng 15 toàn quốc.
Chuyển đổi số đã và đang len lỏi vào đời sống thường ngày của người dân. Hiện, tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, thanh toán qua mã phản hồi nhanh - QR Code, thanh toán phi tiếp xúc-NFC, thanh toán thẻ chíp phi tiếp xúc - contactless chip... đã trở thành các phương thức thanh toán phổ biến.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đạt 363.558 tỷ đồng/30.848.568 món, chiếm 75,3% doanh số thanh toán qua ngân hàng, tăng 129.953 tỷ đồng (+55,6%) và tăng 6.097.230 món (+24,6%) so với cùng kỳ năm 2023.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác chuyển đổi số còn có những hạn chế, đó là: Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh chưa mạnh, mặc dù chỉ số chuyển đổi số DTI tuy được cải thiện, nhưng vẫn cần triển khai quyết liệt hơn nữa, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào tăng trưởng GRDP chưa đạt mục tiêu đề ra.
Tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến có phát sinh chưa nhiều, tính đồng bộ, liên thông dịch vụ công chưa cao; người dân và doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều về thực hiện dịch vụ công toàn trình; sử dụng hạ tầng, nền tảng số chưa nhiều, chưa được đồng bộ, liên thông; cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số chưa đủ mạnh, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh; việc khai thác, phát huy và thu hút nguồn lực xã hội cho chuyển đổi số còn hạn chế…
Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế số là một nội dung được quan tâm trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu của Ninh Thuận đặt ra về đóng góp của kinh tế số vào GDP đạt 20% vào năm 2025. Để đạt được các mục tiêu cũng như phát triển kinh tế số ở Ninh Thuận thì các giải pháp cơ bản về thể chế chính sách, hạ tầng số, nguồn nhân lực phải được thực hiện đồng bộ.
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế số.Tiếp tục đẩy mạnh các gói chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các chính sách liên quan đến vốn và nguồn nhân lực. Đồng thời, cần có các chính sách hỗ trợ đối với các mô hình kinh doanh mới. Thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng TMĐT và công nghệ số.
Thứ hai, phát triển hạ tầng số bằng cách nâng cấp mạng 4G, đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G. Thúc đẩy nhanh tỷ lệ sử dụng giao thức internet thế hệ mới IPv6. Đảm bảo doanh nghiệp, người dân tiếp cận với internet tốc độ cao, thúc đẩy các doanh nghiệp phổ cập điện toán đám mây…
Thứ ba, thúc đẩy đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số.Thúc đẩy hỗ trợ các hình thức hợp tác đào tạo giữa các nhà trường, viện nghiên cứu và tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong đào tạo nhân lực chuyển đổi số; hỗ trợ sinh viên thực tập, làm việc thực tế ở các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động chuyển đổi số…
Thứ tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần chủ động tham gia vào các hoạt động kinh tế số nhằm tiếp tục góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.