Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hơn 16.000 giáo viên bỏ việc: Thêm hồi chuông báo động cho ngành giáo dục

Năm học 2021 - 2022, cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc/tổng số 1,6 triệu giáo viên. Như vậy, bình quân 100 giáo viên có 1 người bỏ việc, chiếm tỉ lệ 1%.
Vì sao kiến nghị giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm 5 năm? Lý do 200 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở Quảng Nam nghỉ việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về tình trạng giáo viên thiếu, bỏ việc?

Hơn 10.000 giáo viên nghỉ việc ở khối trường công lập

Trong báo cáo “Tình hình nhân dân về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014 - 2022”, của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu: Tình trạng giáo viên bỏ nghề giáo dục có xu hướng tăng trong vài năm gần đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân do chính sách sử dụng cán bộ giáo dục chưa phù hợp.

Hơn 16.000 giáo viên bỏ việc: Thêm hồi chuông báo động cho ngành giáo dục
Dù rất yêu nghề nhưng nhiều giáo viên phải nghỉ việc do chính sách chưa phù hợp. Ảnh minh họa

Năm học vừa qua, làn sóng giáo viên nghỉ việc ở các trường công lập có chiều hướng tiếp diễn. Năm học 2021 - 2022, trong số 16.265 giáo viên nghỉ việc thì khối trường công lập có 10.407 giáo viên.

Số giáo viên bỏ ra khỏi ngành chủ yếu tập trung ở các vùng như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Thanh Hóa... Trong đó, Thanh Hóa là địa phương thiếu giáo viên trầm trọng nhất cả nước và diễn ra nhiều năm qua.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Thanh Hóa đang thiếu 10.256 giáo viên; còn nếu tính theo định mức quy định của UBND tỉnh thì thiếu gần 6.900 giáo viên. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: Địa phương gặp không ít khó khăn trong tuyển mới giáo viên năm học qua, một trong những lý do dẫn đến việc này là các thầy cô trẻ không mặn mà làm việc tại địa phương. Lương thấp, khối lượng công việc nhiều, địa bàn dạy học khó khăn… dẫn đến tỷ lệ tuyển mới chưa cao.

Ông Trần Duy Mạnh - Hiệu trưởng Trường THCS Thành Lâm (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) nêu ý kiến: Nhà trường kiến nghị các cấp thẩm quyền tuyển biên chế giáo viên cho nhà trường hoặc cấp kinh phí để nhà trường hợp đồng giáo viên.

Tìm hiểu tại một số địa phương cho thấy, số giáo viên nghỉ việc hầu hết do để chuyển sang làm việc ở các trường tư thục hoặc chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn. Một số địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như Gia Lai, Sơn La… giáo viên nghỉ việc do lương, trợ cấp còn thấp, trong khi khối lượng công việc nhiều do địa bàn dân cư thưa thớt, di chuyển đi dạy quá xa.

Một số địa phương thiếu do Trung ương giao chỉ tiêu biên chế cho địa phương thấp hơn so với định mức. Trong khi nhiều năm, nhiều địa phương không tuyển giáo viên bổ sung thay thế cho số nghỉ chế độ nhưng hàng năm vẫn phải cắt giảm chỉ tiêu biên chế theo chủ trương chung của Chính phủ. Ngoài ra, do chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thay đổi cơ cấu môn học dẫn đến môn thừa, môn thiếu giáo viên cục bộ...

Theo Tổng cục Thống kê, lương bình quân hàng tháng của giáo viên mầm non, phổ thông và giảng viên đại học (năm 2020) là 7,05 triệu đồng. Tại những khu công nghiệp có sự chênh lệch lương quá lớn giữa giáo viên và công nhân lao động. Lương giáo viên mầm non mới ra trường chỉ trên dưới 3,5 triệu đồng/tháng, trong khi lương một công nhân làm việc cùng khu lại được 7-8 triệu đồng.

Những giáo viên giỏi, có trình độ đào tạo đặc thù như tin học, ngoại ngữ cũng vì lương thấp mà xin chuyển sang khối trường tư thục hoặc nghề khác có lương cao gấp 3-4 lần mức lương giáo viên đang hưởng.

Trong khuyến cáo của UNESCO, mức lương hay chế độ đãi ngộ của Nhà nước với giáo viên là thể hiện sự nâng tầm vị thế nhà giáo, thước đo của đánh giá giữa những người lao động với nhau, mức tín nhiệm của giáo chức với xã hội.

Chất lượng giáo dục không đảm bảo

Việc thiếu giáo viên buộc ngành giáo dục và các địa phương đang phải khắc phục bằng cách dồn lớp; bố trí giáo viên dạy liên môn, liên cấp, liên trường, liên huyện; động viên giáo viên dạy tăng tiết, tăng buổi; hợp đồng giáo viên… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên mà còn chất lượng giảng dạy cho học sinh.

Cũng theo báo cáo “Tình hình nhân dân về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014 – 2022”, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, số lượng giáo viên biên chế ở cấp tiểu học, trung học phổ thông còn thiếu so với định mức quy định, nhất là ở cấp tiểu học.

Ở cấp trung học cơ sở, số lượng giáo viên cơ bản đủ, tuy nhiên còn tình trạng thừa thiếu cục bộ ở một số bộ môn như: Thừa giáo viên Toán, Ngữ văn; thiếu giáo viên môn Tin học, Công nghệ, Thể dục, Địa lý.

Đối với cấp trung học phổ thông: Thiếu giáo viên âm nhạc và mỹ thuật, thậm chí có địa phương chưa có giáo viên về 2 môn này.

Thêm vào đó, việc bố trí, sử dụng giáo viên dạy các môn “tích hợp”, môn học mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nhất là môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở năm 2018 gặp khó khăn do giáo viên các môn (Hóa học, Sinh học, Vật lý) chưa được bồi dưỡng để giảng dạy “tích hợp”.

Bên cạnh đó, người dân cũng quan tâm nhiều đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để đáp ứng yêu cầu hiện nay; lương cơ bản của giáo viên hiện nay còn thấp chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội theo kinh tế thị trường. Với những áp lực này, kể cả khi có chương trình mới, người dân lo ngại vẫn sẽ có giáo viên duy trì dạy theo kiểu cũ, tư duy cũ cho an toàn, hoặc nếu đổi mới cũng tập hợp lại thành tổ nhóm để “thiết kế nội dung”, rồi dạy rập khuôn.

Nhiều ý kiến còn bày tỏ lo ngại, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 khá nặng so với Chương trình 2006, trong khi một số giáo viên vẫn chưa thay đổi được thói quen truyền thụ kiến thức đơn thuần nên chưa tạo ra được những giờ học hiệu quả.

Cùng với tình trạng thiếu giáo viên, nhiều ý kiến nêu: Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa dùng trong cơ sở giáo dục và đào tạo nhưng thực tế vào đầu năm học một số trường học đưa danh mục bộ sách giáo khoa có sự không rõ ràng giữa sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, sách bài tập, dẫn đến chi phí mua sách đội lên rất nhiều; tình trạng giá sách giáo khoa nhiều thời điểm tăng cao, gây khó khăn, lãng phí tiền của nhân dân…

Trước thực tế này, các ý kiến đề nghị Quốc hội tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng với tình hình xã hội hiện nay; nghiên cứu và đưa ra chiến lược trong biên soạn sách giáo khoa, đảm bảo tính bền vững tương đối; không nên thay đổi thường xuyên vì gây lãng phí.

Đối với Chính phủ, sớm có giải pháp cơ cấu, sắp xếp đội ngũ giáo viên một cách hợp lý để giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhà giáo trong một địa phương, một số cơ sở giáo dục. Thực hiện tinh giản biên chế đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Giải quyết những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, tư tưởng chính trị, đạo đức, hạn chế về sức khỏe, tuổi cao, không còn đủ điều kiện đứng lớp và công tác trong ngành giáo dục theo các chế độ, chính sách hợp lý.

Phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng chương trình, sách giáo khoa phổ thông trước khi đưa vào giảng dạy để đảm bảo chất lượng và tổ chức đánh giá trong quá trình thực hiện để hướng dẫn điều chỉnh cho phù hợp; tăng cường biên chế giáo viên cho các cở sở giáo dục để đảm bảo thực hiện tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; quy định về định mức biên chế giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông để thay thế các quy định không còn phù hợp.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sách giáo khoa

Tin mới nhất

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải (Vietwater 2024) đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh chú trọng phát triển xanh, bền vững.
Trước ngày 15/12, các địa phương phải báo cáo kế hoạch thưởng Tết 2025 cho người lao động

Trước ngày 15/12, các địa phương phải báo cáo kế hoạch thưởng Tết 2025 cho người lao động

Các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Ất Tỵ, báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước 15/12.
Quảng Trị - Quảng Bình: Huy động lực lượng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, tìm kiếm người mất tích

Quảng Trị - Quảng Bình: Huy động lực lượng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, tìm kiếm người mất tích

Hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đang huy động lực lượng, khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ, đồng thời tìm kiếm người mất tích.
Liên tiếp xảy ra tai nạn xe container trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh

Liên tiếp xảy ra tai nạn xe container trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh

Ngành chức năng đang làm rõ nguyên nhân 2 vụ tai nạn xe container xảy ra trong vòng 2 giờ đồng hồ trên Quốc lộ 1A đoạn đi qua tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Trần Huy Tuấn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Ông Trần Huy Tuấn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn

Diễn đàn 'Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn'

Sáng 6/11, tại Hà Nội, đã diễn ra Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” để thảo luận và tìm giải pháp giải quyết vấn nạn rác thải nhựa.
Nông dân ở Gia Lai lắp camera, dựng lều, thức xuyên đêm đối phó với nạn trộm cắp cà phê

Nông dân ở Gia Lai lắp camera, dựng lều, thức xuyên đêm đối phó với nạn trộm cắp cà phê

Giá cà phê tăng cao khiến nhiều kẻ gian lợi dụng sơ hở, đột nhập trộm cắp cà phê. Để đối phó, nông dân Gia Lai đã lắp camera, dựng lều, canh trộm xuyên đêm.
TP. Vũng Tàu: Cháy nhà ở đường Bạch Đằng trong đêm, 2 người tử vong

TP. Vũng Tàu: Cháy nhà ở đường Bạch Đằng trong đêm, 2 người tử vong

Vụ cháy nhà xảy ra trong đêm trên đường Bạch Đằng, phường 5, TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) khiến 2 nạn nhân đang ngủ trong nhà tử vong.
Cảnh báo lũ quét do mưa lũ vẫn ở mức cao từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi hôm nay 6/11

Cảnh báo lũ quét do mưa lũ vẫn ở mức cao từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi hôm nay 6/11

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ mới nhất hôm nay 6/11 từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 6/11/2024: Mưa lớn ở Trung Bộ vẫn tiếp tục, vùng núi Bắc Bộ trời rét

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 6/11/2024: Mưa lớn ở Trung Bộ vẫn tiếp tục, vùng núi Bắc Bộ trời rét

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 6/11/2024: Phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời lạnh, vùng núi Bắc Bộ trời rét. Mưa lớn ở Trung Bộ vẫn tiếp tục có nơi trên 200mm.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/11/2024: Gió Đông Bắc hoạt động mạnh, mưa dông, biển động, sóng lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/11/2024: Gió Đông Bắc hoạt động mạnh, mưa dông, biển động, sóng lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/11/2024: Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 4-6m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 6/11/2024: Hà Nội ban ngày nhiệt độ tăng, có mưa vài nơi, đêm lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 6/11/2024: Hà Nội ban ngày nhiệt độ tăng, có mưa vài nơi, đêm lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội hôm nay 6/11, Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Ban ngày nhiệt độ tăng
Tuyên Quang: Triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tuyên Quang: Triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công đoàn Hà Nội hỗ trợ 5.000 người lao động về quê đón Tết

Công đoàn Hà Nội hỗ trợ 5.000 người lao động về quê đón Tết

Theo kế hoạch 67 về việc tổ chức chăm lo Tết 2025 cho người lao động, Công đoàn Hà Nội sẽ hỗ trợ tiền vé xe cho 5.000 công nhân về quê đón Tết.
Hà Nội: Phát huy tối đa giá trị các nguồn lực để phát triển toàn diện

Hà Nội: Phát huy tối đa giá trị các nguồn lực để phát triển toàn diện

Chiều ngày 5/11, UBND thành phố Hà Nội sơ kết 1 năm Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công và triển khai tổng kiểm kê tài sản công.
Quảng Bình: Mưa lớn làm chia cắt và cô lập nhiều thôn, xã ở khu vực miền núi

Quảng Bình: Mưa lớn làm chia cắt và cô lập nhiều thôn, xã ở khu vực miền núi

Đợt mưa lớn bắt đầu từ ngày 3/11 đến hôm nay đã làm chia cắt và cô lập nhiều thôn, xã tại các huyện miền núi Minh Hoá, Tuyên Hoá của tỉnh Quảng Bình.
Hải Phòng: Lan tỏa văn hóa nghệ thuật, du lịch đêm

Hải Phòng: Lan tỏa văn hóa nghệ thuật, du lịch đêm

Thời gian gần đây, các địa phương trên địa bàn TP. Hải Phòng đồng loạt tổ chức các tuyến phố văn hóa, nghệ thuật đường phố, ẩm thực về đêm, mang sức hút mới.
Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ phản ánh của cử tri về việc thiếu vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng gửi đến kỳ họp Quốc hội khóa XV.
Đại tướng Phan Văn Giang lý giải về giữ nguyên dự thảo quy định cấp tướng nghỉ hưu ở tuổi 60

Đại tướng Phan Văn Giang lý giải về giữ nguyên dự thảo quy định cấp tướng nghỉ hưu ở tuổi 60

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, nếu nâng tuổi phục vụ tại ngũ của cấp tướng lên 62 thì cấp Đại tá không còn đủ tuổi lên tướng.
Bộ Y tế bác thông tin

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Bộ Y tế cho rằng, lập luận thiếu cơ sở khoa học đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực trong phòng, chống các rối loạn thiếu i-ốt.
Đề nghị hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị trước ngày 8/11

Đề nghị hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị trước ngày 8/11

Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị đến năm 2035.
Loạn thầy bói, cô đồng online: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Loạn thầy bói, cô đồng online: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Vẫn là những chiêu trò xem trước rủi ro trong tương lai nhưng các thầy bói, cô đồng online trên mạng xã hội vẫn lừa đảo được rất nhiều nạn nhân mới.
Bộ Công Thương ra Công điện ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung

Bộ Công Thương ra Công điện ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ban hành Công điện số 8846/CĐ-BCT ngày 4/11 về việc ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung.
Quy định mới về thời gian thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino

Quy định mới về thời gian thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 145/2024/NĐ-CP quy định mới về thời gian thực hiện thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino.
7.200 người được hỗ trợ giảm ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn

7.200 người được hỗ trợ giảm ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn

7.200 người dân tại hai tỉnh Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn được hưởng lợi từ Dự án “Nước là sự sống” do Nhật Bản tài trợ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động