Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 19:36
Huyện Lục Nam (Bắc Giang):

Hơn 530 tỷ đồng cho 100 công trình

Mới đây, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III. 120 đại biểu đại diện cho gần 35.000 đồng bào DTTS của huyện đã về dự đại hội, cùng gặp gỡ, trao đổi và nhìn lại những kết quả đạt được trong việc thực hiện công tác dân tộc 5 năm qua.

Huyện Lục Nam có 27/27 xã, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi, trong đó 5 xã khu vực III; 80 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 16 thành phần dân tộc cùng chung sống, người DTTS có 34.742 người, chiếm 15,17% dân số.

Những con đường được tu bổ, nâng cấp giúp đồng bào DTTS ở Lục Nam vận chuyển hàng hoá thuận lợi hơn

Chung sức mở đường

Là địa phương có tiềm năng phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp hàng hóa, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Lục Nam luôn quan tâm chỉ đạo, xây dựng và thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trong đó, xác định cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, 5 năm qua, Lục Nam đã dành hơn 530 tỷ đồng từ các nguồn lực, lồng ghép chương trình, dự án để xây mới, duy tu, bảo dưỡng hơn 100 công trình giao thông, thủy lợi, nhà công vụ, trường lớp học, nhà văn hóa... Cụ thể, từ nguồn vốn Chương trình 135, Lục Nam đã hỗ trợ các thôn, xã đặc biệt khó khăn số vốn gần 60 tỷ đồng xây mới 81 công trình, duy tu và bảo dưỡng nhiều công trình sau đầu tư.

Đáng ghi nhận là bên cạnh các chính sách chung, Lục Nam còn có chính sách kích cầu, hỗ trợ riêng cho xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn làm đường giao thông nông thôn, tạo ra phong trào cứng hóa đường thôn, bản. Năm 2019, riêng xã vùng cao Vô Tranh cứng hóa gần 40 km đường - gần bằng cả huyện thực hiện năm 2017.

Cùng với các tuyến đường được nâng cấp, mở rộng; hệ thống chợ tại các thị tứ, xã vùng cao của Lục Nam như: Chợ Gàng (xã Vô Tranh), Đồng Đỉnh (xã Bình Sơn), Mai Sưu (xã Trường Sơn) được đầu tư xây dựng, góp phần mở rộng cơ hội giao thương. Nhiều công trình nước sạch ở các xã Bình Sơn, Lục Sơn đã hoàn thành, cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân.

Không chỉ có điện lưới Quốc gia thắp sáng 100% các thôn, bản; con em đồng bào DTTS ở Lục Nam nay cũng hào hứng với những giờ học trong trường, lớp được xây dựng mới khang trang, tỷ lệ kiên cố hóa đạt 98%... Du khách bốn phương cũng đã biết đến Lục Nam nhiều hơn nhờ những tuyến hạ tầng kết nối Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, đền Thần Nông… với tuyến du lịch Tây Yên Tử.

Khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo

Từ chỗ nhận thức được tiềm năng, thế mạnh về đất đai, con người… của địa phương, huyện Lục Nam xác định phải làm sao giúp đồng bào DTTS có được sinh kế phù hợp, khơi dậy ý chí tự vươn lên thoát nghèo trong đồng bào. Bởi đây mới chính là hướng thoát nghèo bền vững.

Từ tư duy này, 5 năm qua, Lục Nam đã thực hiện 50 dự án hỗ trợ sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo cho hơn 6.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ hộ nghèo vùng khó khăn tiền mặt, kỹ thuật và vật tư với kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Thêm vào đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện còn cho bà con vay 560 tỷ đồng vốn ưu đãi để cải thiện nhà ở, học nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động. Nhờ đó, Lục Nam đã có thêm hàng nghìn lao động DTTS có việc làm mới, gần 600 người xuất khẩu lao động... Với quyết tâm và sự vào cuộc đồng bộ, đến nay, Lục Nam đã hình thành một số vùng nông nghiệp hàng hóa mà thương hiệu gắn với địa danh như: Na dai Nghĩa Phương, Huyền Sơn; dứa Bảo Sơn; hạt dẻ Lục Sơn. Ở các xã vùng DTTS, phong trào phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi cho thu nhập cao lan tỏa mạnh. Mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực này giảm từ 7 đến 8%, góp phần đưa tỷ lệ hộ DTTS nghèo của huyện giảm còn 22%.

Về Lục Nam hôm nay, không khó để gặp những tấm gương nông dân là người DTTS biết khai thác tiềm năng đất đai, sức lao động, nhanh nhạy với thị trường vươn lên làm giàu. Điển hình như gia đình các ông, bà: Trương Thị Hậu, dân tộc Dao (xã Lục Sơn) chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm dịch vụ; Hoàng Tài Định, dân tộc Tày (xã Nghĩa Phương) có mô hình VACR và nuôi ong; Lục Văn Trung, dân tộc Tày (xã Đông Hưng); Lục Văn Sáng, dân tộc Sán Dìu (xã Trường Giang) trồng cây ăn quả… thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ/năm.

Phát huy những kết quả đạt được, tại Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III, huyện Lục Nam đã đề ra mục tiêu và 7 nhóm giải pháp thực hiện thời gian tới. Trong đó, phấn đấu đến năm 2024, giảm tỷ lệ hộ DTTS nghèo xuống dưới 10%.
P.T
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'