Khuyến cáo thận trọng với các ứng dụng đầu tư Passion Invest, Finhay, Tikop… |
Vuasanca nhận được thông tin phản ánh về một số vấn đề có dấu hiệu vi phạm như: Dự án chậm tiến độ hơn 14 năm ở TP.Huế, Finhay Việt Nam có dấu hiệu huy động vốn trái quy định; Trung tâm Tiếng Anh Apax có dấu hiệu chiếm dụng trái phép tiền khách hàng.
Thông tin phản ánh: Công ty cổ phần Finhay Việt Nam (Finhay Việt Nam, trụ sở chính tại tầng 8, tòa nhà Capital Building, số 58 Phố Kim Mã, Phường Kim Mã, quận Ba Đình, T.P Hà Nội) có dấu hiệu huy động vốn trái phép.
Theo đó, trên website, mạng xã hội liên tục quảng cáo kêu gọi đầu tư vào quỹ chỉ từ 50.000 đồng “đầu tư ủy thác, an tâm sinh lời với lợi nhuận từ 6%-49.5%.
Khách hàng chỉ cần tải app Finhay về điện thoại, đăng ký tài khoản rồi nạp tiền và lựa chọn cấu trúc đầu tư phù hợp vào Finhay. Tiền của khách hàng sẽ tự động chuyển tới các quỹ đầu tư tài chính hàng theo đúng tỷ lệ cấu trúc đầu tư được chọn (phân bổ quỹ).
Theo quảng cáo, quỹ đầu tư tài chính bao gồm quỹ mở và quỹ hoán đổi danh mục. Các chuyên gia tài chính tại các quỹ này sẽ thực hiện việc đầu tư vào thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu và trả về cho khách hàng một một số Chứng chỉ quỹ (CCQ) tương vứng với số tiền đã đầu tư.
Khi hoạt động tốt, số chứng chỉ quỹ của khách hàng sẽ có giá trị cao hơn và ngược lại. Khi khách hàng muốn rút tiền, Finhay sẽ gửi lệnh yêu cầu bán lại chứng chỉ quỹ, thu về tiền mặt và chuyển khoản tiền đó trả lại cho khách hàng.
Theo tìm hiểu, một số quỹ có mặt trên Finhay như: BVBF, BVPF, TCBF, TCFF, DCBF, DCDS, DCBC, DCVFMVN30, VNDAF, SSIBF, SSI-SCA, VEOF, FUEVNN100.
Dựa theo những quỹ trên, Finhay đưa ra các gói đầu tư với mức tăng trưởng lợi nhuận cao ngất ngưởng như: Rùa Hoàn Kiếm (tăng trưởng 6%/năm), Cò Trắng (14%/năm), Voi Rừng (18.3%/năm), Sao La (34.7%/năm), Trâu Nước (41.6%), Báo Gấm (49.5%).
Finhay đưa ra sản phẩm cho khách hàng lựa chọn với mức tăng tưởng lên đến 49.5% |
Liên quan vấn đề này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra khuyến cáo nhà đầu tư về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán trên không gian mạng khi chưa được cơ quan này cấp phép. Trong số đó có Finhay.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Công ty cổ phần Finhay Việt Nam đã thiết lập các website, app giao dịch Finhay và sử dụng công cụ truyền thông để quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ nhằm huy động vốn của các nhà đầu tư.
Đây chủ yếu là các hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Do đó, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đồng thời, cơ quan này khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh.
Điều đáng nói, Shark Hưng (CEO Phạm Thanh Hưng) cũng từng gây chú ý khi xuất hiện trên các quảng khi nhận xét về Finhay: "Finhay đưa ra 5 portfolio khác nhau, theo 5 cấp độ rủi ro, vì vậy bạn có thể lựa chọn portfolio phù hợp với nguyện vọng, bản lĩnh của một nhà đầu tư mới chập chững vào nghề. Hãy biến smartphone của mình trở thành công cụ để kiếm tiền, chứ đừng dùng để giải trí".
Chị Trần Thị Duyên (trú tại tổ 17 Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) phản ánh: Vào ngày 16/07/2022, chị có đến Trung tâm tiếng Anh Apax (địa chỉ tại tầng 3 Trung tâm thương mại Trương Định Plaza, số 461 Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để đăng ký và đã nộp số tiền 27 triệu đồng để đóng tiền học phí Tiếng Anh 1 năm cho con.
Sau khi hoàn tất thủ tục nhập học cho con (bao gồm chuyển khoản từ tài khoản cá nhân 7.5 triệu và quẹt thẻ tín dụng 19.5 triệu), chị Duyên được trung tâm thông báo đã nhận đủ số tiền và sẽ gửi lại hợp đồng cho trong 1-2 tuần tới. Theo đó, con chị Duyên sẽ được học thử miễn phí đến hết tháng 8/2022 và hợp đồng sẽ tính từ 01/09/2022-31/08/2023. Sau nhiều lần hỏi về hợp đồng thì được phía trung tâm cho biết sẽ gửi cho phụ huynh khi con đi học chính thức.
Đến ngày 28/09, Trung tâm Tiếng Anh Apax có gửi thông báo cho các con nghỉ học 1 tuần, trong thời gian nghỉ sẽ được bảo lưu với lý do để hoàn thiện và đào tạo giáo viên nước ngoài.
Ngày 04/10/2022, Trung tâm gửi thông báo tiếp tục cho con nghỉ đến 15/10 lý do đàm phán ban lãnh đạo tòa nhà để sớm ổn định mặt bằng cho các con yên tâm học (thời gian nghỉ được bảo lưu).
Ngày 15/10, Trung tâm lại thông báo cho các con nghỉ đến 25/10 để bào giao mặt bằng cho tòa nhà Trương Định, thay vào đó các con có thể theo học tại các trung tâm lân cận như Apax Linh đàm, Apax Định Công, Apax Time City …
Chiều ngày 17/10, chị Duyên thu xếp sang Apax Định Công thể xin rút hồ sơ và lấy lại tiền thì được biết trung tâm đã đóng cửa 2 tuần nay. Sau đó chị Duyên sang các Trung tâm Apax Linh Đàm, Apax Time City thì đều có tình trạng chung là đang đóng cửa. Phụ huynh này đã liên hệ với Cao Thiên (Sale), Đức, Tâm, Thanh là giáo viên phụ trách lớp thì không nghe máy, khóa máy hoặc đã nghỉ dạy ở trung tâm.
Chị Duyên lo lắng vì không biết đến đâu và gặp ai để giải quyết cho việc rút hồ sơ và hoàn tiền nên đã viết đơn đề nghị Vuasanca phản ánh cho rằng Trung tâm Tiếng Anh Apax có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản khiến quyền lợi chính đáng của các bậc phụ huynh và học sinh không được bảo đảm; đồng thời mong các cơ quan báo chí lên tiếng để cảnh báo những trường hợp khác tránh rơi vào tình cảnh giống như chị.
Thông tin phản ánh: Dự án Khu du lịch sinh thái nhà rường Huế (đường Tự Đức - Thủy Dương giao với đường Trưng Nữ Vương, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, TP. Huế, Thừa Thiên Huế) do Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng (nay đã đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư thương mại du lịch New Việt Thắng) làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 7/2008, thay đổi giấy chứng nhận lần thứ 1 ngày 1/9/2009, chứng nhận thay đổi lần thứ 2 ngày 27/10/2012, giãn tiến độ đầu tư 2 lần. Hiện nay, dự án đã chậm tiến độ 14 năm.
Dự án dự kiến sẽ xây dựng khu khách sạn 3 sao, khu nhà hàng, khu trưng bày hàng mỹ nghệ và dịch vụ đi kèm; diện tích đất dự kiến sử dụng gần 4,2 ha; tổng vốn đầu tư 61 tỷ đồng. Tuy nhiên đã hơn 10 năm qua, dự án vẫn chưa thể thi công xong và đưa vào hoạt động.
Xung quanh dự án được rào chắn bằng tôn, phía bên trong có nhà rường được xây từ lâu nhưng đã xuống cấp, các hạng mục khác hoang hóa, mặt bằng ngổn ngang nhiều đất đá, cây cối um tùm. Dự án này bị treo nhiều năm khiến người dân bức xúc và gây lãng phí tài nguyên đất.