Hộp thư ngày 20/5: TP Bắc Ninh "ưu ái" công ty Đức Phát Kinh Bắc, thực phẩm chức năng quảng cáo trái phép Hộp thư ngày 10/6: Nước súc miệng Valentine của Sao Thái Dương có quảng cáo trái phép? |
Vừa qua, Báo điện tử Công Thương nhận được thông tin phản ánh về việc: Sản phẩm Estinfo có nhiều dấu hiệu quảng cáo trái phép; cơ sở kinh doanh xây dựng trên đất nông nghiệp; dấu hiệu khai thác đất trái phép tại Ninh Bình; dự án chậm tiến độ của Doanh nghiệp Xuân Trường.
Thông tin phản ánh: Sản phẩm Estinfo dù là thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng không có tác dụng chữa bệnh, song hiện nay đang được quảng cáo rầm rộ trên internet với nhiều dấu hiệu sai phạm. Theo Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 8875/2018/ĐKSP của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Estinfo được phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Tín Phong (địa chỉ tại Lô B10/D6 – Khu đô thị Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Thực phẩm chức năng Estinfo được phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Tín Phong |
Cụ thể, trên website “estinfo.vn”, sản phẩm Estinfo được tung hô như “thần dược” qua các câu chuyện chưa được kiểm chứng, lồng ghép cùng các video được dựng bài bản theo mô-típ khách hàng đánh giá sản phẩm sau khi dùng. Ngoài ra, sản phẩm này còn được quảng cáo bằng cách liệt kê công dụng từng thành phần sản phẩm như soy isoflavone, chiết xuất black cohosh, chiết xuất magnolia bark, glutathlone.
Cũng trên kênh youtube có tên “Estinfo”, hàng loạt các video được dựng chuyên nghiệp được đăng tải theo nội dung khách hàng kể chuyện, đánh giá sản phẩm; đưa hình ảnh của những người làm trong lĩnh vực y tế nhằm tăng độ uy tín.
Hai trang quảng cáo nói trên đều có gắn hotline 1800.9229. Đây là số hotline được đưa lên website “duoctinphong.com”, là website chính thức của Công ty Cổ phần Dược phẩm Tín Phong khi được hiển thị trên hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương - online.gov.vn.
Bạn đọc phản ánh: Cơ sở kinh doanh ăn uống có tên “Nhà hàng Thu Hằng 2” (số 235 Văn Tiến Dũng, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm, song không biết vì lý do gì mà các cơ quan chức năng chưa có biện pháp cứng rắn hơn để xử lý dứt điểm. Theo đó, bạn đọc đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương và Công ty điện lực Bắc Từ Liêm trong trường hợp đơn vị này “bán” điện cho công trình sai phép.
Được biết, cơ sở kinh doanh này mới đây còn bị phát hiện nhiều sai phạm: vệ sinh khu bảo quản, chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo; nguồn gốc thực phẩm không rõ xuất xứ; không xuất trình được hóa đơn chứng minh mua bia ở đâu dù bia là mặt hàng kinh doanh chủ yếu.
Ngoài ra, cơ sở này cũng có tên trùng với chuỗi dịch vụ ăn uống thương hiệu “Thu Hằng”.
Thông tin phản ánh: Tại địa phận khu Đồi Bòng (xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) có xảy ra tình trạng khai thác đất có dấu hiệu trái phép. Khu vực này trước đó được UBND tỉnh Ninh Bình chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng trang trại sản xuất nông nghiệp tại xã Thạch Bình, huyện Nho Quan vào năm 2018 cho Công ty TNHH Thành Nam NQ. Tuy nhiên, sau 4 năm dự án trang trại chỉ là đồi đất nham nhở vì bị đục khoét.
Ngoài ra, công ty này nhiều lần bị xử phạt vì hành vi đào đất đồi, hạ cốt nền mang đi nơi khác. Hiện tại Công ty TNHH Thành Nam NQ mới chỉ thực hiện việc san gạt, hạ cốt nền tạo mặt bằng dự án khoảng 50% tổng mặt bằng, chưa thực hiện việc xây dựng công trình trên đất. Dự án đã chậm tiến độ so với chứng nhận đầu tư đã được cấp.
Bạn đọc đặt ra câu hỏi, phải chăng Công ty TNHH Thành Nam NQ chỉ mượn cớ làm dự án trang trại để khai thác đất, đá trái phép kiếm lợi? Tại sao chính quyền, cơ quan các cấp tỉnh Ninh Bình không có biện pháp xử lý dứt điểm để quả đồi bị “xẻ thịt”, còn tiền “bẩn” thì tiếp tục chui vào túi doanh nghiệp?
Thông tin phản ánh: Đến nay dự án đường Bắc Sơn kéo dài (tỉnh Thái Nguyên) vẫn chưa thể hoàn thành và cũng chưa thể “chốt” ngày đưa vào sử dụng làm ảnh hưởng đến đời sống người dân khi đi lại, nhiều nhà bị ngập khi mưa to. Thời điểm hiện tại, dự án không có hoạt động thi công.
Đây là dự án kết nối giao thông giữa TP. Thái Nguyên với Khu du lịch Quốc gia hồ Núi Cốc, được kỳ vọng tạo bước đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên. Dự án đường được UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định phê duyệt với tổng chiều dài toàn tuyến 9,5km, nối từ đường Lương Ngọc Quyến, phường Quang Trung đến xóm Cao Trãng, xã Phúc Xuân (TP. Thái Nguyên).
Được biết, chủ đầu tư dự án là Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường (địa chỉ số 16, đường Xuân Thành, phường Tân Thành, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) trước đó đã nhiều lần xin gia hạn dự án với lý do khó khăn về tài chính, tác động bất lợi bởi dịch Covid-19 và thời tiết.
Phản ánh đặt nghi vấn về năng lực thật sự của chủ đầu tư; cho rằng tỉnh Thái Nguyên cần quyết liệt hơn nữa trong việc chấn chỉnh hoạt động thi công dự án đường Bắc Sơn kéo dài đối với nhà thầu.
Bạn đọc phản ánh, Công ty TNHH Đỗ Gia Capital tại Quảng Ninh mới thành lập “40 ngày tuổi” đã loại 8 doanh nghiệp tham gia để trúng đấu giá 31,8 ha đất tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh với mức 1.192 tỷ đồng…có một số dấu hiệu bất thường; 5/9 đơn vị chưa có văn bản thẩm định nên việc lùi thời gian đấu giá có dấu hiệu chưa đúng quy định của pháp luật?
Bạn đọc có thông tin, phản ánh, tin bài gửi về tòa soạn Vuasanca điện tử tại địa chỉ: Vuasanca , tầng 10-11, tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đường dây nóng: 0866.59.4498; Email: [email protected] |