Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hưng Yên: Những giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

PV

PV

Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm thúc đẩy đổi mới phương thức dạy và học.
10 dấu ấn giáo dục và đào tạo nổi bật năm 2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung 27.860 biên chế giáo viên trong 2024 Công bố danh mục sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 theo chương trình mới

Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm thúc đẩy đổi mới phương thức dạy và học, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả của hệ thống giáo dục; hình thành nền tảng số cho xã hội học tập, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng tốt với chi phí thấp cho người dân; góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 309/KH-UBND 19/10/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh Hưng Yên đã quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn vị, trường học; nhất là các thiết bị máy tính, mạng đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh.

Hưng Yên: Những giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Giờ học môn Tin học của học sinh Trường THPT chuyên Hưng Yên.

Thông qua chương trình “Sóng và máy tính cho em” các cấp, các ngành và nhân dân đã đóng góp, hỗ trợ kịp thời để học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh hộ nghèo, cận nghèo có đủ thiết bị và mạng internet để học trực tuyến. Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên tiếp tục triển khai các ứng dụng để tổ chức quản lý cơ sở giáo dục, dạy học, tổ chức hội nghị trực tuyến. Các đơn vị, trường học đã thực hiện số hóa sổ liên lạc, học bạ điện tử trên hệ thống thông tin giáo dục Hưng Yên. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu học sinh, nhân sự-PMIS; thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo lên Trung tâm điều hành (IOC) của UBND tỉnh Hưng Yên; triển khai ứng dụng eNetViet trên điện thoại của cán bộ, công chức, giáo viên, phụ huynh để nắm bắt, phân tích thông tin giáo dục trong chỉ đạo, điều hành.

Các phần mềm quản lý giáo dục được khai thác sử dụng hiệu quả như: Phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, phần mềm hệ thống thông tin giáo dục Hưng Yên, phần mềm PCGD-XMC, phần mềm quản lý cán bộ, phần mềm tổ chức thi online, phần mềm đào tạo bồi dưỡng trực tuyến (hệ thống LMS), hệ thống dạy học, họp trực tuyến MSTeam.

Tại các cơ sở giáo dục, ngoài các hệ thống dùng chung, các đơn vị tự lựa chọn trang bị thêm một số phần mềm hỗ trợ quản lý nhưng vẫn bảo đảm kết nối được với cơ sở dữ liệu chung của ngành.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tham gia thực hiện tích hợp một số hệ thống thông tin qua trục kết nối liên thông các hệ thống thông tin của tỉnh Hưng Yên trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh; phối hợp VNPT xây dựng Hệ thống Trung tâm điều hành giáo dục thông minh vnEdu-IOC tỉnh Hưng Yên, sẵn sàng tích hợp vào Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh, giúp xây dựng bức tranh tổng thể về công tác quản lý giáo dục, hỗ trợ ra quyết định điều hành dựa trên số liệu của ngành giáo dục.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục đào tạo đã mang lại những chuyển biến tích cực: Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đã ủng hộ và đồng hành triển khai văn bản điện tử, chữ ký số và đóng các khoản thu trường học bằng hình thức trực tuyến “Không dùng tiền mặt”.

Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên đã thực hiện 100%. Hồ sơ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 nộp bằng hình thức trực tuyến đạt 99,4%. Các thông tin trường dữ liệu được chia sẻ, trích xuất từ việc đồng bộ cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư lên hệ thống quản lý thi chính xác, an toàn. 100% trường học sử dụng biểu điểm trên máy, thực hiện học bạ điện tử đối với học sinh, 100% các trường từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dùng sổ liên lạc điện tử miễn phí để liên lạc, thông tin kết quả học tập với phụ huynh học sinh. 100% trường học, cơ sở giáo dục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ học sinh củng cố, ôn tập kiến thức, chăm sóc trẻ và sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua ứng dụng Microsoft Teams, Google Forms, Zalo, YouTube...

Công tác phổ cập giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Một số trường thiếu thiết bị dạy học trực tuyến; tốc độ đường truyền internet nhiều trường chưa bảo đảm, một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa có thiết bị phục vụ học trực tuyến. Một số học sinh không có thiết bị sử dụng riêng để học trong thời gian lâu dài. Việc duy trì phần mềm quản lý dạy học trực tuyến cần một lượng kinh phí khá lớn. Việc quản lý học sinh qua lớp học ảo còn nhiều khó khăn, bất cập, cần có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh…

Để đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý và tổ chức dạy học, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học bằng hình thức dạy học trực tuyến, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phê cho biết: "Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ internet tốc độ cao đến tất cả các địa bàn trong tỉnh; đẩy mạnh thực hiện chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm hỗ trợ kịp thời thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thông suốt về tư tưởng và quyết tâm hợp lực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục, đến từng địa phương, nhà trường, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý; xây dựng văn hóa số trong ngành giáo dục".

Hưng Yên: Những giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Hội thao giáo dục Quốc phòng tại Trường THPT Mỹ Hào

Triển khai cơ sở dữ liệu và hồ sơ điện tử trường học, duy trì phần mềm, nền tảng số sẵn có đang hoạt động hiệu quả, tích hợp liên thông các hệ thống phần mềm với nhau. Trên cơ sở dữ liệu đó để xây dựng các trung tâm điều hành, quản lý ngành; xây dựng các nhà trường thông minh.

Triển khai nền tảng quản trị tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học; triển khai các mô hình dạy học tiên tiến trên nền tảng số phù hợp, tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả. Quan tâm, phát triển kho học liệu số, học liệu mở dùng chung, bài giảng điện tử, học liệu đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử; hình thành một số nền tảng dạy và học trực tuyến.

Triển khai mô hình giáo dục STEM/STEAM, phát triển tư duy lập trình, triển khai các chương trình về khoa học máy tính phù hợp; nâng cao năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học bảo đảm quản lý và làm việc hiệu quả trên môi trường số…

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hưng Yên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính IIP tháng 10 tăng 8,9% so cùng kỳ.
Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh đang đẩy mạnh hoạt động livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Quảng Ninh đang tập trung triển khai các thủ tục theo quy định để sớm khởi động Dự án Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động