Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hướng tới cân bằng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc không ngừng tăng trưởng và dự kiến sẽ sớm đạt mốc 200 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc: Hướng tới kim ngạch 200 tỷ USD Bộ Thương mại Trung Quốc đánh giá cao quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt - Trung Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

TS Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) trao đổi với phóng viên Vuasanca về giải pháp gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều, hướng tới cân bằng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc.

Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)
TS Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)

Thưa ông, nhiều năm nay, Trung Quốc giữ vững vị trí là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về tình hình thương mại giữa hai nước?

Là quốc gia láng giềng của Việt Nam, hiện nay, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hàng nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày, hàng điện tử… và nhập khẩu từ thị trường này máy móc, nguyên phụ liệu sản xuất…

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đạt 38,28 tỷ USD, tăng nhẹ 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 1,44 tỷ USD).

Chiều ngược lại, 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt 92,5 tỷ USD, tăng mạnh 34,25% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng 23,6 tỷ USD).

8 tháng qua, thâm hụt thương mại của nước ta với Trung Quốc lên đến 54,22 tỷ USD. Hiện nay, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tương đối lớn, tuy nhiên cơ cấu hàng hoá nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu nên không quá đáng ngại. Hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là nguyên phụ liệu sản xuất có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Việc vận chuyển hai chiều lại gặp nhiều thuận lợi do vị trí địa lý gần gũi nên doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên nhập khẩu từ thị trường này.

Tuy nhiên, hiện nay, nhập khẩu từ Trung Quốc đang gia tăng gây ảnh hưởng đến cán cân thương mại giữa hai nước. Cho nên về lâu dài, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần nỗ lực gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhằm dần cân bằng cán cân thương mại giữa hai bên.

Hướng tới cân bằng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc
Thuỷ sản Việt Nam được thị trường Trung Quốc ưa chuộng (Ảnh: TTXVN)

Để tiến tới cân bằng cán cân thương mại, cần những giải pháp gì, thưa ông?

Theo tôi, để dần tiến tới cân bằng cán cân thương mại hai chiều, cần giải bài toán tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nông - lâm - thuỷ sản. Theo đó, để tăng xuất khẩu Chính phủ cần hỗ trợ nông dân tích tụ ruộng đất để tạo ra các vùng sản xuất lớn, từ đó nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đồng thời, các địa phương cũng cần quản lý chặt các mã số vùng trồng đã được cấp phép nhằm giữ chất lượng và thị trường cho hàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá cũng phải đạt được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng các tiêu chuẩn thị trường Trung Quốc đặt ra.

Doanh nghiệp cũng phải xác định Trung Quốc hiện nay không còn là thị trường dễ tính mà ngày càng khó tính và đòi hỏi cao về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá xuất khẩu. Từ đó sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Đối với nhập khẩu, để giảm gánh nặng nhập siêu từ thị trường này, doanh nghiệp cần đầu tư mạnh cho công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành, từ đó giúp các sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giúp giảm tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao cũng cần đẩy mạnh đàm phán để tiếp tục mở cửa chính ngạch cho các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch cũng là cách để hàng hoá Việt Nam ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng được các yêu cầu của phía bạn.

Đối với doanh nghiệp, ông có khuyến cáo gì với các doanh nghiệp xuất khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này?

Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã có chung nhiều khung khổ hợp tác như FTA ASEAN – Trung Quốc, Hiệp định CPTPPP. Tuy nhiên, dường như doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng các khung khổ này tốt hơn phía Việt Nam, thể hiện ở chỗ kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tốt hơn từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Do đó, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải xác định rằng Trung Quốc hiện nay không còn là thị trường dễ tính. Đây cũng là thị trường quá tiềm năng, với 1,4 tỷ dân, là thị trường nhiều quốc gia cùng muốn chiếm lĩnh chứ không riêng gì Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp phải xác định sản xuất ra các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo yêu cầu của nước sở tại.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần nỗ lực đàm phán để mở cửa thêm cho một số mặt hàng nông sản được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường. Chỉ xuất khẩu chính ngạch, doanh nghiệp mới “chính danh” bước vào thị trường, hạn chế tối đa rủi ro.

Đối với hàng công nghiệp, phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành để nâng sức cạnh tranh.

Do doanh nghiệp hiện nay chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ nên cần liên kết sản xuất lớn, nỗ lực tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu để dần nâng cao sức cạnh tranh.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Hiệp hội Rau quả: Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt trên 7 tỷ USD

Chủ tịch Hiệp hội Rau quả: Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt trên 7 tỷ USD

Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam Nguyễn Thanh Bình dự đoán, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của cả năm 2024 có thể sẽ đạt trên 7 tỷ USD.
Chủ động xúc tiến thương mại, đưa trái cây Việt đến thị trường tỷ dân

Chủ động xúc tiến thương mại, đưa trái cây Việt đến thị trường tỷ dân

Chủ động xúc tiến thương mại tại thị trường tỷ dân sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt quảng bá trái cây, tìm kiếm khách hàng, tăng cường hoạt động giao thương.
Hải quan yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định 4 mặt hàng phế liệu, chất thải chờ nhập khẩu

Hải quan yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định 4 mặt hàng phế liệu, chất thải chờ nhập khẩu

Do thiếu danh sách phế liệu, phế thải cấm nhập khẩu, hiện, 4 mặt hàng đang chờ Tổng cục Hải quan xin ý kiến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việt Nam nhập khẩu máy móc, thiết bị từ những thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu máy móc, thiết bị từ những thị trường nào?

Trung Quốc là thị trường cung cấp máy móc, thiết bị lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng năm 2024, đạt kim ngạch 18,43 tỷ USD, tăng 29,2% so cùng kỳ năm trước..
Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị có ý kiến xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO.

Tin cùng chuyên mục

8 tháng năm 2024, cả nước nhập khẩu 1,64 triệu tấn giấy các loại

8 tháng năm 2024, cả nước nhập khẩu 1,64 triệu tấn giấy các loại

8 tháng năm 2024, cả nước nhập khẩu 1,64 triệu tấn giấy các loại, tương đương gần 1,45 tỷ USD tăng 17% về lượng, tăng 11,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trớc
Triển vọng nguồn cung kém tích cực, giá cà phê xuất khẩu phá mốc kỷ lục

Triển vọng nguồn cung kém tích cực, giá cà phê xuất khẩu phá mốc kỷ lục

Giá cà phê Robusta tăng 1,5%, vượt 5.500 USD/tấn - mức kết phiên cao nhất trong một tuần trở lại đây; giá cà phê Arabica cũng phá mốc kỷ lục lên 6.038 USD/tấn.
Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam tiếp tục tăng

Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam tiếp tục tăng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhuyễn thể có vỏ tăng 43%, đạt 125 triệu USD.
Tính đến ngày 15/9, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt trên 540 tỷ USD

Tính đến ngày 15/9, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt trên 540 tỷ USD

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/9, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 540,72 tỷ USD, tăng 15,9%..
Trợ giúp thông tin, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt thâm nhập thị trường Hoa Kỳ

Trợ giúp thông tin, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt thâm nhập thị trường Hoa Kỳ

Buổi tư vấn thông tin về hành lang pháp lý, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam nắm rõ hơn khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ.
Philippines là thị trường nhập khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines là thị trường nhập khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

8 tháng năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines giảm 1,8% về lượng, giảm 13% về kim ngạch và giảm 11,4% về giá so với cùng kỳ năm trước
Xuất khẩu hàng hóa thích ứng tiêu chuẩn xanh

Xuất khẩu hàng hóa thích ứng tiêu chuẩn xanh

Chuyển đổi xanh đang trở thành “một cuộc đua” ở cấp độ toàn cầu. Những doanh nghiệp không thể thích ứng sẽ dần bị loại bỏ khỏi thị trường xuất khẩu.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 1.500 USD/tấn trong 8 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 1.500 USD/tấn trong 8 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong 8 tháng năm 2024 ở mức 4.800 USD/ tấn, tăng 46,7% (đạt 1.527 USD/tấn) so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu sầu riêng 9 tháng năm 2024 thu về 2,5 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng 9 tháng năm 2024 thu về 2,5 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt gần 5,7 tỷ USD, trong đó, riêng mặt hàng sầu riêng thu về 2,5 tỷ USD.
Sắp diễn ra Tọa đàm

Sắp diễn ra Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'

16h chiều ngày 27/9/2024, tại trụ sở Hà Nội, Vuasanca sẽ tổ chức Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'.
Nhập khẩu hàng hóa đón tín hiệu tích cực

Nhập khẩu hàng hóa đón tín hiệu tích cực

Chiếm gần 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong 8 tháng năm 2024 là nhóm hàng cần nhập khẩu, đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế.
Bài 2: Chuẩn hoá hàng Việt, kiên định mục tiêu xuất khẩu xanh

Bài 2: Chuẩn hoá hàng Việt, kiên định mục tiêu xuất khẩu xanh

Chuẩn hoá, xanh hoá hàng Việt theo mục tiêu Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 sẽ tiếp tục là "vạch đích" mà doanh nghiệp cần hướng tới.
Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt gần 3 triệu USD

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt gần 3 triệu USD

Tháng 8/2024 ghi nhận là tháng xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt mức cao nhất với gần 3 triệu USD, tăng gấp 15 lần so với tháng 8/2023.
7 doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Hàn Quốc tăng kiểm tra đối với thực phẩm bảo quản bằng đường

7 doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Hàn Quốc tăng kiểm tra đối với thực phẩm bảo quản bằng đường

7 doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị tăng cường kiểm tra đối với màu tổng hợp hữu cơ thực phẩm bảo quản bằng đường trong thời gian 1 năm, từ 30/9/2024 đến 29/9/2025.
Tháng 8/2024, xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh 65,4%

Tháng 8/2024, xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh 65,4%

Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 90.060 tấn than, trị giá 18,98 triệu USD, tăng mạnh 65,4% về lượng và tăng 6,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu chè sang Trung Quốc tăng trưởng 3 con số trong tháng 8

Xuất khẩu chè sang Trung Quốc tăng trưởng 3 con số trong tháng 8

Xuất khẩu chè sang Trung Quốc tăng rất mạnh trong 8 tháng năm 2024, đạt hơn 9 nghìn tấn, trị giá 13,16 triệu USD, tăng 230% về lượng và tăng 107% về kim ngạch.
Xuất khẩu hàng hóa: Đón nhiều dấu hiệu khả quan

Xuất khẩu hàng hóa: Đón nhiều dấu hiệu khả quan

Với mức tăng trưởng xuất nhập khẩu trong 8 tháng qua ước đạt trên 413 tỷ USD thì mục tiêu tăng 6% của cả năm gần như chắc chắn đạt được.
Bài 1:

Bài 1: 'Điểm sáng' hàng Việt Nam ở thị trường nước ngoài

Sau 2 năm triển khai, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đã kiên định mục tiêu đưa hàng Việt Nam xuất khẩu bền vững ra nước ngoài.
Tập đoàn Quanta xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên sản xuất tại Nam Định

Tập đoàn Quanta xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên sản xuất tại Nam Định

Chiều 24/9, Tập đoàn Quanta Computer Inc., của Đài Loan (Trung Quốc) đã xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên từ nhà máy sản xuất tại Nam Định.
Hai nhân tố quan trọng đưa xuất nhập khẩu Việt Nam ‘cất cánh’

Hai nhân tố quan trọng đưa xuất nhập khẩu Việt Nam ‘cất cánh’

Nâng cao chất lượng hàng hóa và đa dạng thị trường xuất khẩu vừa là mục tiêu, đồng thời cũng là đòi hỏi thực tiễn của hoạt động xuất nhập khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động