Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 22:34

Huyện Vị Xuyên: Dồn lực để phát triển nông, lâm nghiệp chất lượng cao

Cách Thành phố Hà Giang 20km, huyện Vị Xuyên là địa phương có diện tích lớn nhất tỉnh Hà Giang, rất thuận lợi để phát triển nông, lâm nghiệp.

Diện tích của huyện Vị Xuyên đa số là đồi núi thấp, xen kẽ thung lũng, cộng với lượng mưa nhiều, hệ thống sông, suối, ao, hồ phong phú… nên rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Tận dụng lợi thế này, những năm qua, huyện Vị Xuyên đã có những bước đi mang tính chiến lược đối với phát triển nông, lâm nghiệp, nhất là nông, lâm nghiệp chất lượng cao .

Huyện Vị Xuyên phát triển cây chè từ rất sớm và có diện tích trồng chè lớn nhất tỉnh Hà Giang (Ảnh internet)

Với quan điểm, tập trung các nguồn lực để phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, chất lượng cao, hình thành chuỗi giá trị liên kết, phát triển sản phẩm đặc trưng, chủ lực của địa phương... 5 năm trở lại đây, huyện Vị Xuyên đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình phục vụ lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Cụ thể như: Đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi; tăng cường áp dụng các quy trình, kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn trong sản xuất nông nghiệp hướng đến nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh, nông nghiệp thuận tự nhiên. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác hướng đến hoàn thiện chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trong ngành nông nghiệp và các sản phẩm của ngành. Thực hiện có hiệu quả chủ trương hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, vùng sản xuất tập trung.

Nhiều diện tích vườn tạp ở huyện Vị Xuyên đã được cải tạo để trồng cam

Kết quả, rất nhiều chương trình, phương án, đề án, kế hoạch sản xuất nông nghiệp đã được huyện Vị Xuyên triển khai hiệu quả như: Kế hoạch mở rộng sản xuất lúa thuần chất lượng theo chuỗi giá trị (Liên kết sản xuất với Công ty Việt Anh GACP trong tiêu thụ sản phẩm, thực hiện 100 ha/100 ha tại 3 xã; năng suất bình quân đạt 58 tạ/ha; sản lượng đạt 580 tấn). Kế hoạch phát triển gia trại rau, hoa ứng dụng công nghệ mới (Diện tích nhà lưới đang sử dụng là 28.514 m2/30 nhà lưới/26 hộ; doanh thu bình quân đạt trên 1.385 triệu đồng/ha/năm). Đề án trồng rừng sản xuất gắn với cây dược liệu (cây quế) đến nay đã trồng mới được trên 750ha và đang tiếp tục triển khai thực hiện tại các xã vùng I,II. Chương trình liên kết trồng mía xuất khẩu (thực hiện 97,68ha, xuất khẩu trong năm 2021 được 7.300 tấn/5 xã, tổng doanh thu đạt trên 7.500 triệu đồng)...

Sự quan tâm đầu tư, khuyến khích các chương trình, đề án ứng dụng công nghệ cao, phát triển cây, con chất lượng của huyện Vị Xuyên đã góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của địa phương tăng trưởng hàng năm. Đây cũng là cơ sở để, an ninh lương thực của Vị Xuyên được đảm bảo, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai hiệu quả.

Kết quả thống kê năm 2021 cho thấy, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện Vị Xuyên đạt 1.850 tỷ đồng - tăng 573 tỷ đồng so với năm 2016. Tổng sản phẩm lương thực đạt 57.626,2 tấn, tăng 3.124 tấn so với năm 2016 (tăng 5,7%). Sản lượng lương thực đầu người ổn định qua các năm, đạt 510 kg/người.

Với tinh thần năng động, chịu thương chịu khó; cùng với cây chè truyền thống, những năm gần đây, huyện Vị Xuyên còn tích cực hỗ trợ các hộ cải tạo vườn tạp, phát triển mạnh diện tích trồng cam, quýt, thảo quả, ngô sắn… đưa giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1 ha đất đạt 67,5 triệu đồng - tăng 10,6 triệu đồng so với năm 2016, tương đương mức tăng 12,6%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ che phủ rừng của huyện Vị Xuyên đến nay cũng đã đạt 70,5% - tăng 3,4% so với năm 2016, với diện tích rừng chất lượng cao tăng mạnh.

Người dân huyện Vị Xuyên thu hoạch thanh long (Ảnh internet)

Nhắc tới câu chuyện phát triển kinh tế của huyện Vị Xuyên hôm nay, không thể không kể tới 78 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn quy mô lớn chăn nuôi từ 500 đến 2.000 đầu lợn. Ước tính, tổng đàn trâu, bò của Vị Xuyên hiện khoảng 26.687 con; tổng đàn lợn là 104.622 con; tổng đàn gia cầm 820.490 con... kéo tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp của địa phương này tăng từ 31,3% (năm 2016) lên 42,6% (năm 2021) - tăng trung bình 1,88%/năm, tăng 11,3% so với năm 2016.

Nhìn lại 5 năm trước, người dân huyện Vị Xuyên giờ đây tự hào bởi có tới 9 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2022 phấn đấu có thêm xã Thanh Thủy đạt xã nông thôn mới). Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 26,8 triệu đồng, tăng 39,6% so với nhiệm kỳ trước, tương đương mức tăng 7,6 triệu đồng. Kết quả này, ngoài sự nỗ lực của 15 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn; có “lực đẩy” không nhỏ từ các chủ trương, chính sách mang tính chiến lược đối với lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp mà huyện Vị Xuyên đã và đang tích cực triển khai.

Từ những “mùa vàng” thu hoạch được trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp, huyện Vị Xuyên đang có thêm động lực, niềm tin để quyết tâm thực hiện các mục tiêu lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới mà địa phương đã đặt ra.

Xuân Lập
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo