IMF sẽ khởi động quỹ cho vay giải quyết khủng hoảng
- “Mối quan tâm lớn nhất là nguy cơ khủng hoảng Bồ Đào Nha lan rộng đang gia tăng mẹnh mẽ, cũng như những bất ổn của toàn bộ thế giới có thể dẫn đến một làn sóng vay vốn viện trợ mới từ quỹ này”, một nguồn tin cho biết. Còn theo hai quan chức thông tin khác, nỗi lo về nền kinh tế là nguyên nhân đằng sau động thái này.
IMF thừa nhận, Tổng giám đốc IMF - ông Strauss Kahn sẽ tìm cách khởi động một quỹ viện trợ mang tên Hiệp định dàn xếp khoản vay mới ((NAB), nhưng ông cũng nhấn mạnh thêm, theo như tuyên bố trước đó, việc phê chuẩn NAB vào ngày 11/3 là kết quả tất nhiên”.
Tuy nhiên, do động đất và khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản, cũng như bất ổn của những nước sản xuất dầu mỏ tại Trung Đông và Bắc Phi đang gia tăng, nên những sự kiện khiến toàn cầu phải lo lắng trong mấy tuần gần đây có phần tăng lên.
Nỗi lo về khủng hoảng nợ Bồ Đào Nha đã nóng lên vào hôm thứ Tư (23/3), trước đó Thủ tướng nước này bất ngờ từ chức, khiến quốc gia này có khả năng không thể tránh được việc cầu cứu viện trợ từ Liên minh châu Âu và IMF.
Nguồn tin còn khẳng định, Bồ Đào Nha vẫn chưa cầu cứu viện trợ từ IMF và tuyên bố nước này kiên quyết phản đối việc cầu cứu viện trợ từ IMF. Nước này cần phải cầu cứu IMF trước rồi mới có thể chính thức thảo luận về kế hoạch và các khoản vay viện trợ.
Cho đến thời điểm này, Bồ Đào Nha đã tự huy động vốn trên thị trường, nhưng lãi suất trái phiếu hôm thứ Năm đột ngột tăng vọt, khi công ty Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm nợ của Bồ Đào Nha xuống cấp A-. Cũng theo Moodys sau khi quốc hội phủ quyết dự thảo thắt chặt tài chính của chính phủ Bồ Đào Nha và thủ tướng xin từ chức, rủi ro trong việc huy động vốn của nước này trở nên cao hơn.
Điều đáng quan tâm đó là, vấn đề nợ của Bồ Đào Nha có ảnh hưởng rộng rãi, chủ sở hữu Tây Ban Nha – nước láng giềng của Bồ Đào Nha có khoảng 1/3 nợ công.
Theo một tuyên bố khi IMF thông báo NAB có hiệu lực vào hôm 11/3, sẽ coi quỹ này là công cụ “để IMF ngăn chặn trước hoặc cung cấp nguồn vốn thay thế nhằm đối phó với những mối đe dọa cho hệ thống tiền tệ quốc tế khi cần thiết”.
Trên cơ sở 53 tỷ USD vào năm ngoái, NAB đã mở rộng gấp 10 lần, đã có 13 nước viện trợ mới tham gia vào quỹ này bao gồm các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nga, Mexico.
Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho quỹ này, Tổng thống Obama trong năm 2009 đã phê chuẩn thỏa thuận cung cấp 100 tỷ USD tín dụng cho NAB.
InfoTV