Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn Hòa Bình trên địa bàn Thủ đô |
Nhằm khắc phục tình trạng trên, ngày 5/11/2018. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Hội nghị kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn với Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa hai bên trong việc kết nối, xúc tiến thương mại giữa cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn của Hòa Bình với các cơ sở phân phối tiêu thụ sản phẩm an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Hữu Tài- Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình), trong những năm qua, việc sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản tỉnh Hòa Bình đã đạt được một số kết quả khả quan, một số mặt hàng chủ lực gắn với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như cam, bưởi, mía, lợn bản địa, gà đồi, cá Sông Đà...
Nông sản Hòa Bình hiện được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, nhiều nơi đã sản xuất rau quả hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ dùng thuốc sinh học, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, lượng tiêu thụ nông sản an toàn Hòa Bình tại các tỉnh khác còn thấp. Hà Nội là thị trường có sức tiêu thụ rất lớn, vậy mà lượng nông sản an toàn Hòa Bình tiêu thụ tại Hà Nội mới chỉ khoảng 20-30% sản lượng nông sản của tỉnh.
Nguyên nhân do chưa hình thành được nhiều mô hình sản xuất lớn gắn với tiêu thụ; người tiêu dùng Thủ đô thiếu thông tin về nguồn gốc nông sản; hệ thống bán, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp an toàn còn nhỏ, sản lượng tiêu thụ ít. Theo anh Phạm Văn Thịnh- đơn vị chuyên mặt hàng cá sông Đà, đã kết hợp tổ chức nhiều Tuần lễ cá sông Đà tại Hà Nộ ivà một số tỉnh thành phía Bắc, việc bắt tay tiêu thụ nông sản cụ thể giữa các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là hiệu quả của công tác truyền thông đến người tiêu dùng rất quan trọng- anh Thịnh nhấn mạnh.
Dự kiến thời gian tới, các mặt hàng nông sản của tỉnh Hòa Bình có bước phát triển lớn về quy mô sản xuất và sản lượng. Đến năm 2020, diện tích cây ăn quả có múi sẽ đạt trên 12 ngàn ha, sản lượng đạt trên 30 vạn tấn; mía đạt 7,5 ngàn ha, sản lượng trên 53 vạn tấn; số lồng cá trên 4,5 ngàn lồng, sản lượng 10 nghìn tấn; gà ta đạt 5,2 triệu con... đến năm 2025, quy mô sản xuất và sản lượng có thể tăng thêm 30%.
Tại hội nghị, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội và Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình cam kết, từ nay đến cuối năm 2018 sẽ tổ chức từ 1 đến 3 tuần lễ cây ăn quả có múi như: cam, bưởi, chanh.
Trong giai đoạn 2019-2020, sẽ tổ chức các tuần lễ nông sản chủ lực của Hòa Bình tại Hà Nôi, dự kiến 3 tuần lễ cá và 3 tuần lễ cây có múi, 1 tuần lễ chung cho các loại nông sản; đồng thời, tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản, kêu gọi các doanh nghiệp Hà Nội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chế biến và tiêu thụ nông sản Hòa Bình.
Ông Nguyễn Gia Phương- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội- nhấn mạnh, Hà Nội sẽ ưu tiên giới thiệu nông sản an toàn Hòa Bình trên Trang Nông sản an toàn Hà Nội tại địa chỉ , nhằm quảng bá, giới thiệu nông sản Hòa Bình tới các tổ chức, doanh nghiệp phân phối, các nhà hàng, khách sạn và người tiêu dùng Thủ đô. Chúng tôi sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nông sản an toàn Hòa Bình đến với người tiêu dùng Thủ đô và các vùng lân cận thông qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ do thành phố Hà Nội và Bộ, ngành trung ương tổ chức tại một số vùng miền- ông Nguyễn Gia Phương khẳng định.
Ký kết hợp tác Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn Hòa Binh trên địa bàn Thủ đô |