Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 09:58

Khai mạc Hội nghị triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023

Sáng 27/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Đây là lần thứ 2 Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị này, sau hội nghị đầu tiên về triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 được tổ chức vào đầu tháng 11/2021. Hội nghị nhằm triển khai Nghị quyết số 47/2022/QH15 ngày 6/6/2022 về Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hộivà Nghị quyết số 23/2022/UBTVQH15 ngày 4/8/2022 về Chương trình giám sát năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Khai mạc Hội nghị triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023

Tham dự Hội nghị có đại diện Thường trực Chính phủ, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, các đại biểu Quốc hội chuyên trách Trung ương, đại diện Thường trực tỉnh ủy, Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận cấp tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thành ủy, Thanh tra cấp tỉnh…

Phát biểu khai mạc Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động giám sát để triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giám sát năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình giám sát tại Hội trường Diên Hồng, kết nối trực tuyến với 49 điểm cầu tại địa phương.

"Tinh thần xuyên suốt từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay đó là tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt" - Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cùng với công tác lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chú trọng chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đổi mới, tăng cường thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội với chủ trương chuẩn bị kỹ lưỡng từ sớm, từ xa, huy động tối đa sự tham gia của đại biểu Quốc hội, các cơ quan là chủ thể giám sát và đối tượng chịu sự giám sát, cũng như các cơ quan phối hợp, các chuyên gia trong hoạt động giám sát.

Để chuẩn bị cho hội nghị này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội đã thống nhất chủ trương chỉ đạo, làm tốt công tác chuẩn bị và trực tiếp làm việc với Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trao đổi kỹ lưỡng, thống nhất trước một bước về công tác chuẩn bị nội dung, cũng như công tác bảo đảm phục vụ hội nghị.

"Vì vậy, có thể nói rằng, Hội nghị đã được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và sẽ là tiền đề quan trọng cho việc triển khai các nội dung giám sát năm 2023" - Thượng tướng Trần Quang Phương nói.

Thượng tướng Trần Quang Phương khẳng định, yêu cầu đặt ra đối với công tác giám sát của Quốc hội là phải bảo đảm đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; đồng thời phải đáp ứng và gắn với yêu cầu đổi mới hoạt động giám sát theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị.

Đồng thời, chủ động huy động tối đa sự vào cuộc một cách chủ động và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong triển khai để bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Chú trọng công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông và hoạt động phục vụ giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xã hội về hoạt động và kết quả giám sát.

Chính vì vậy, ngay từ đầu kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu, lựa chọn các nội dung giám sát chuyên đề, giám sát bảo đảm sát đúng, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.

Đặc biệt trong năm 2022, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành kết luận có ý nghĩa nền tảng cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành ba Nghị quyết quan trọng góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đại dịch Covid-19 và xung đột chính trị giữa các nước đã tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong bối cảnh đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiên trì thực hiện mục tiêu “đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, trong đó đã chú trọng công tác hoàn thiện thể chế; đổi mới, cải tiến cách thức tổ chức thực hiện trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Cụ thể, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu rõ, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về giám sát được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục có nhiều đổi mới, để lại dấu ấn trong hoạt động giám sát; hoạt động giám sát chuyên đề tiếp tục được chú trọng với nhiều đổi mới trong công tác tổ chức thực hiện.

Việc xem xét báo cáo của các cơ quan được thực hiện có hiệu quả, có ý nghĩa quan trọng đối với việc kiểm soát quyền lực trong hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo; Giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm và đạt được nhiều kết quả; Công tác chỉ đạo, điều hòa phối hợp hoạt động giám sát được quan tâm.

Theo chương trình hội nghị, các nội dung nghị sự chính bao gồm: Đánh giá khái quát tình hình triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 và triển khai các nội dung thuộc Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.

Trong đó, các đại biểu tham gia ý kiến về: Các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022; các giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, tập trung đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện 4 chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cụ thể gồm: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”; “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”.

Bên cạnh đó, hội nghị tập trung đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều hòa, phối hợp hoạt động tiến hành giám sát, nhất là đối với hoạt động giám sát chuyên đề, việc khảo sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban tại địa phương; giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động xem xét các báo cáo; công tác triển khai hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn năm 2023; việc tăng cường giám sát để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải pháp tăng cường sự chỉ đạo và trách nhiệm giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Hội nghị cũng đề xuất các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giải trình của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban; tăng cường hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 ngày 22/7/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia