Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Khai thác thị trường Halal: Vẫn đang ở giai đoạn “phá đá mở đường”

Thị trường Halal là thị trường rất lớn đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chỉ đang ở giai đoạn “phá đá mở đường”, chưa thực sự chiếm được thị phần đáng kể trong “miếng bánh” khổng lồ trên.

Sáng ngày 20/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị “Thị trường Halal khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương: Tiềm năng và cơ hội”.

Quy mô thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ

Khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với sản phẩm Halal, với số dân theo đạo Hồi và sử dụng thực phẩm Halal khoảng 860 triệu người (chiếm 66% tổng số người Hồi giáo trên thế giới). Các nước Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là địa bàn tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới, khoảng 470 tỷ USD năm 2018, trong đó Đông Nam Á là 230 tỷ USD, Nam Á – Nam Thái Bình Dương là 238 tỷ USD.

Toàn cảnh Hội nghị

Quy mô thị trường thực phẩm Halal thế giới dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và báo cáo kinh tế Hồi giáo toàn cầu, chi tiêu cho thực phẩm Halal sẽ tăng 3,1%, dự kiến đạt 1.400 tỷ USD năm 2020 lên mức 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Nhu cầu các sản phẩm Halal tăng mạnh không chỉ do sự gia tăng về số lượng người Hồi giáo mà còn do xu hướng tiêu dùng mới. Có nhiều người không theo đạo Hồi có xu hướng tăng chi tiêu và sử dụng thực phẩm Halal do các sản phẩm Halal đáp ứng các tiêu chí về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đồng thời, sản phẩm Halal dự kiến sẽ mở rộng không chỉ đối với thực phẩm thuần túy mà cả dược, mỹ phẩm; và có ảnh hưởng ngày càng lớn tới sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch, tài chính, tiếp thị…

Ông Nguyễn Quốc Dũng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - nhận định, tiềm năng và năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm Halal rất hứa hẹn. “Chúng ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương, nơi tập trung nhiều quốc gia có số lượng người Hồi giáo đông nhất thế giới. Cụ thể như Indonesia, quy mô thị trường thực phẩm Halal lên đến 190 tỷ USD, Bangladesh là 70 tỷ USD, hay Australia cũng lên đến 2 tỷ USD....”, ông Nguyễn Quốc Dũng nói.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam còn có lợi thế sở hữu nguồn nguyên vật liệu thô dồi dào như: cà phê, gạo, các sản phẩm chế biến, thủy hải sản, gia vị, đậu hạt, rau củ quả... Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ đạo và có nhiều tiềm năng để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng thực phẩm Halal tại khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương nói riêng và toàn cầu nói chung.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã trở thành một mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có một số FTA thế hệ mới như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn điện khu vực (RCEP). Đây là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm Halal. Ngay tại thị trường nội địa, nhu cầu về sản phẩm Halal cũng ngày càng tăng khi người nước Hồi giáo đến Việt Nam du lịch, làm việc, học tập ngày càng đông và cộng đồng người Hồi giáo tại Việt Nam cũng ngày càng đông đảo.

Doanh nghiệp Việt chưa khai phá hết tiềm năng

Khẳng định, đây là thị trường lớn đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam vẫn chỉ đang ở giai đoạn “phá đá mở đường”, chưa thực sự chiếm được thị phần đáng kể trong “miếng bánh” khổng lồ trên. Mỗi năm, mới chỉ có khoảng 50 công ty Việt Nam được cấp chứng chỉ Halal. Hiện, Việt Nam cũng chỉ mới có khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Halal, một con số rất thấp so với tiềm năng. Có tới 40% các địa phương Việt Nam chưa có sản phẩm xuất khẩu có chứng nhận Halal.

Các đại biểu đi thăm quan gian hàng bên lề Hội nghị
Các đại biểu đi thăm quan gian hàng bên lề hội nghị

Tại hội nghị, các địa phương, doanh nghiệp, Đại sứ và đại diện của Đại sứ quán các nước khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương tại Việt Nam… đã cùng nhau chia sẻ các thông tin như: Tổng quan thị trường Halal ở Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương: Cơ hội hợp tác cho Việt Nam và các đối tác khu vực; Phát triển ngành Halal Việt Nam: Hoạt động xúc tiến phát triển ngành Halal, những khó khăn, biện pháp tháo gỡ và chính sách ưu đãi tại Việt Nam; phát triển Halal trong ngành du lịch…; kết nối địa phương và doanh nghiệp.

Khẳng định, Việt Nam đang có không ít lợi thế trong phát triển ngành thực phẩm Halal. Tuy nhiên, tại hội nghị, các chuyên gia và nhà quản lý cho rằng, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác thị trường này. Nguyên nhân do khác biệt về văn hóa kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng và đặc biệt là giấy chứng nhận Halal. Tiêu chuẩn Halal có xu hướng ngày càng khắt khe hơn, sự đa dạng và phức tạp trong quy định về thẩm tra, cấp chứng nhận Halal của mỗi nước cũng khiến nhiều doanh nghiệp ngần ngại. Hơn nữa, hiện đang tồn tại rất nhiều hệ thống Halal và nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho từng sản phẩm. Chúng ta cũng chưa có sự hợp tác, liên kết quốc tế hiệu quả để chuyển giao công nghệ, huy động vốn và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành thực phẩm Halal.

Ngành thực phẩm Halal không chỉ liên quan đến quá trình sản xuất mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như nguyên liệu, phân bón, chế biến, cung cấp dịch vụ hậu cần (bảo quản, đóng gói, chuyên chở,...) do thực phẩm Halal không chỉ là sản phẩm mà là một quy trình từ nguyên liệu thô cho đến quá trình chăn nuôi, chăm sóc, giết mổ, bảo quản, đóng gói, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng…

Khó khăn không ít nhưng tiềm năng to lớn trong ngành thực phẩm Halal là không phải bàn cãi. Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - nhận định, tiếp cận thị trường Halal cần đến sự tôn trọng, thấu hiểu những giá trị văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng cần đến sự cam kết và niềm tin vững chắc. Cần hiểu rằng mỗi sản phẩm của nền nông nghiệp Việt có thể được xem là “chiếc cầu nối” của sự thông hiểu và tôn trọng, gắn kết những người sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam với những người bạn, những đối tác ở các thị trường Hồi giáo. Quan điểm tiếp cận cầu thị, tôn trọng với thị trường Halal, đồng thời mở ra giá trị mới, định hướng mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Để có thể tiếp cận và khai thác thị trường khổng lồ này, ông Phùng Đức Tiến cho rằng, bên cạnh việc tập trung vào đối thoại chính sách, hướng dẫn quá trình sản xuất, chế biến, thị trường và chứng nhận Halal cho hàng nông lâm thủy sản, cần đưa ra những ý kiến trao đổi, đóng góp về cơ chế, chính sách, thực tiễn triển khai. Bên cạnh đó, hiến kế các giải pháp đề tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ nông sản Việt Nam tiếp cận với thị trường thực phẩm Halal; phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tham gia cung ứng cho thị trường Halal ở Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương và thị trường Halal toàn cầu. Đồng thời, thúc đẩy xây dựng bộ tiêu chuẩn chứng nhận Halal chung của Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương cho hàng nông lâm thủy sản và hoạt động chứng nhận Halal cũng như hợp tác quốc tế, công nhận lẫn nhau cho thị trường Hồi giáo trên thế giới.

“Sau hội nghị này, Bộ NN&PTNT và Bộ Ngoại giao sẽ có kế hoạch hành động cụ thể để khơi thông, kết nối, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận thị trường Halal. Đồng thời khuyến nghị các ngành hữu quan chú trọng đến các lĩnh vực dịch vụ, du lịch gắn với tiêu chuẩn Halal của thị trường Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương nhiều tiềm năng”, ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Thị trường thực phẩm Halal đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh ở khắp các châu lục từ châu Á, Trung Đông, châu Phi cho tới châu Âu, châu Mỹ. Theo diễn đàn Halal thế giới, giá trị trao đổi thương mại toàn cầu tính riêng cho nhóm hàng thực phẩm Halal đạt khoảng 661 tỷ USD và nếu tính cả nhóm sản phẩm phi thực phẩm và dịch vụ Halal khác thì con số này sẽ đạt khoảng 1.200 - 2.000 tỷ USD/năm. Theo dự báo, quy mô của thị trường Halal sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong những năm tới, và có thể đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Tuy nhiên, hiện còn khoảng trống lên đến gần 80% giữa nhu cầu và nguồn cung sản phẩm Halal trên thế giới.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bàn giải pháp

Bàn giải pháp 'mở cánh cửa' thị trường Halal cho nông sản Việt

Với quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028, đây được nhận định là thị trường đầy tiềm năng cho nông sản Việt.
9 tháng, xuất khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD

Việt Nam thu về từ nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 3,8%, đạt hơn 11 tỷ USD, lọt top 10 mặt hàng có kim ngạch đạt hơn 10 tỷ USD trong 3 quý năm 2024.
Xuất khẩu rau, quả sắp chạm mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau, quả sắp chạm mốc 6 tỷ USD

Hầu hết các thị trường xuất khẩu rau, quả đều tăng trưởng từ 30% đến gần 90% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu rau, quả gần cán mốc 6 tỷ USD.
Xuất khẩu cà phê kim ngạch thu về hơn 4,4 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê kim ngạch thu về hơn 4,4 tỷ USD

Trong 15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 21.489 tấn, kim ngạch 125,8 triệu USD, tăng 98% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu hồ tiêu thu về 58,3 triệu USD, như vậy, tính từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu hồ tiêu chính thức thu về trên 1 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá

Nhập khẩu đậu tương trong 9 tháng năm 2024 đạt trên 1,59 triệu tấn, trị giá gần 825,81 triệu USD, tăng 8,3% về lượng, giảm 11,7% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 dự kiến đạt khoảng 2 tỷ USD

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 dự kiến đạt khoảng 2 tỷ USD

Do những khó khăn về thị trường, cũng như những yếu tố nội tại của ngành, dự kiến, xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD.
Xuất khẩu rau quả, đích đến 7 tỷ USD đang rất gần

Xuất khẩu rau quả, đích đến 7 tỷ USD đang rất gần

Lô chanh leo đầu tiên đã được xuất khẩu sang Australia; lô dừa tươi đầu tiên đã xuất khẩu sang Trung Quốc. Đích đến 7 tỷ USD của rau quả Việt đang đến rất gần.
Xuất khẩu dừa tươi dự báo sẽ tăng mạnh

Xuất khẩu dừa tươi dự báo sẽ tăng mạnh

Những lô dừa tươi đầu tiên của Việt Nam đã chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc. Dự báo, xuất khẩu dừa tươi sang thị trường này sẽ tăng mạnh trong thời gian tới
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

9 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266% về lượng, tăng 1.132% về kim ngạch nhưng giảm 9,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 610,56 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD. Xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng của cả nước.
Hòa Phát xuất khẩu thành công tủ lạnh thế hệ mới vào thị trường Hoa Kỳ

Hòa Phát xuất khẩu thành công tủ lạnh thế hệ mới vào thị trường Hoa Kỳ

Điện lạnh Hòa Phát vừa xuất khẩu dòng tủ lạnh Double Inverter hai cánh ngăn đá trên, có dung tích 286 lít sang Hoa Kỳ.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) lớn thứ 2 cho thị trường Trung Quốc, sau Nga, với gần 3 tỷ USD trong 20 năm qua.
Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón, tương đương gần 530,66 triệu USD, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về kim ngạch so với cùng kỳ.
2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không

2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không 'về đích' như kỳ vọng

Thị trường khó đoán định và ảnh hưởng của siêu bão Yagi có thể là nguyên nhân khiến xuất khẩu gỗ và lâm sản không về đích 17,5 tỷ USD như kỳ vọng.
Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào

Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào

Bộ Công Thương vừa xây dựng Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Căng thẳng Israel - Iran leo thang, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo lắng ngừng đơn hàng

Căng thẳng Israel - Iran leo thang, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo lắng ngừng đơn hàng

Trước tình hình căng thẳng Israel - Iran leo thang gần đây, các doanh nghiệp lo lắng sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Israel.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã vượt 100 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm. Hoa Kỳ duy trì là thị trường lớn nhất của hàng hoá Việt Nam.
Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

9 tháng 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào đạt 1,5 tỷ USD. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào.
Thị trường nào cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024?

Thị trường nào cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024?

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô từ 5 thị trường chính, trong đó nhập khẩu từ Argentina 4,61 triệu tấn, chiếm 57% tổng lượng nhập khẩu ngô của cả nước.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì vị trí Top đầu thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì vị trí Top đầu thế giới

Dù có sự điều chỉnh giảm 15-19 USD/tấn so với cuối tháng trước nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí số 1 thế giới.
Xuất khẩu rau quả ghi nhận kỷ lục mới

Xuất khẩu rau quả ghi nhận kỷ lục mới

9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 5,64 tỷ USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Nông dân phấn khởi nhờ xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh

Nông dân phấn khởi nhờ xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh

Chỉ sau gần 2 tháng được xuất khẩu chính ngạch, lượng dừa Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh với các đơn hàng lên đến hàng nghìn container.
Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu của Brazil với giá là bao nhiêu?

Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu của Brazil với giá là bao nhiêu?

Dù ghi nhận tăng 22,1% so với cùng kỳ nhưng giá tiêu xuất khẩu của Brazil sang Việt Nam là mức thấp nhất trong số 20 nước nhập khẩu hàng đầu của quốc gia này.
Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024, thấp hơn so với mức 18,06% của 8 tháng đầu năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động