Mục tiêu của hội thảo nhằm tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 494/CT- TTg ngày 20/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước; tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 21/CT-BCT của Bộ Công Thương ngày 26/8/2010 về việc thực hiện các biện pháp tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được trong công tác đấu thầu và Quyết định số 2840/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 28/5/2010 ban hành Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.
Sử dụng máy móc trong nước sản xuất góp phần giảm nhập khẩu
Khai mạc hội thảo, Tổng biên tập Vuasanca Nguyễn Hữu Quý cho biết, thời gian qua, công tác tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được đã góp phần thay đổi nhận thức của các chủ đầu tư cũng như của doanh nghiệp (DN) trong hoạt động sản xuất- kinh doanh, đặc biệt là các đơn vị sử dụng vốn nhà nước. Nhiều DN đã quan tâm và chủ động thực hiện các giải pháp nhằm ưu tiên sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được để thay thế hàng nhập khẩu. Nhiều tập đoàn, tổng công ty, công ty thuộc Bộ Công Thương và các bộ, ngành đã có văn bản triển khai cụ thể, thực hiện nghiêm túc. Tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đạt kết quả cao, năm sau cao hơn năm trước.
Tổng biên tập Báo Công thương phát biểu khai mạc hội thảo |
Tại hội thảo, Vụ Kế hoạch và Vuasanca đã công bố cuốn “Danh bạ máy móc, thiết bị, vật tư Việt Nam sản xuất được” lần thứ nhất. Danh bạ nhằm góp phần cập nhật và cung cấp thông tin có hệ thống để các bộ, ngành, địa phương, các DN tham khảo, khai thác sử dụng, hỗ trợ quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm cho DN Việt; đặc biệt là đối với DN nhỏ và vừa để người tiêu dùng trong nước, trực tiếp là các DN nhỏ và vừa hiểu, biết, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, khả năng sản xuất- kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của DN Việt Nam. |
Theo ông Nguyễn Hữu Quý, mặc dù có nhiều kết quả khả quan nhưng hiện nay vẫn chưa có kênh thông tin tuyên truyền riêng, các nhà sản xuất còn ít quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến về sản phẩm DN trong nước đã sản xuất được. Ngoài ra, hiện vẫn chưa có chính sách hỗ trợ rõ ràng đối với các DN sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước, đặc biệt là chính sách về xúc tiến thương mại, hỗ trợ truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm.
Ông Huỳnh Đắc Thắng- Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- đánh giá, sau 5 năm triển khai Chỉ thị 494/CT-TTg, công tác tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được trong công tác đấu thầu đã bước đầu đạt kết quả khả quan; góp phần thúc đẩy sản xuất- kinh doanh của các DN, phát triển sản xuất trong nước, góp phần giảm nhập siêu, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Tỷ lệ nhập siêu/tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2010 là 17,47%, sang tới năm 2011 là 10,16% và từ năm 2012 đến 2014 đã xuất siêu.
Doanh nghiệp tự tin sản xuất hàng cung ứng trong nước
Ông Nguyễn Trọng Tiếu- Tổng giám đốc Công ty CP Thiết bị điện Việt Nam (Cadivi)- khẳng định, các sản phẩm của công ty và các công ty thành viên sản xuất hoàn toàn có chất lượng ngang với các sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường và bảo đảm giá thành rẻ hơn. Lấy dẫn chứng, ông Tiếu cho biết, các sản phẩm của Cadivi sản xuất có thể thay thế hàng nhập khẩu cáp ngầm hay các dòng sản xuất thiết bị đo điện, công tơ đo điện thông minh của một số DN thành viên sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu quản lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn quốc tế…
Chia sẻ bí quyết thành công, ông Tiếu cho hay, trong suốt thời gian qua, công ty đã ký kết nhiều biên bản thỏa thuận với các tổng công ty, tập đoàn của Bộ Công Thương nhằm tăng cường sử dụng hàng hóa của nhau. Đồng thời không ngừng nâng cao năng suất, hạ giá thành, đón đầu nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, các dịch vụ hậu mãi cũng được DN rất quan tâm chú trọng.
Tương tự, ông Võ Thanh Tuấn - Giám đốc Chi nhánh Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam- cho biết, các loại máy động lực, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp do công ty sản xuất không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu được 33 triệu USD trong năm 2014.
Theo ông Trần Thọ Huy- Tổng giám đốc Công ty Thang máy Thiên Nam- các DN trong nước hoàn toàn có thể tự tin khi sử dụng thang máy do Thiên Nam sản xuất, bởi liên tục trong các năm qua công ty đều tự nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành và có chế độ hậu mãi tốt cho khách hàng.
Chỉ đạo tại hội thảo, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết, việc triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã trải qua 5 năm và đã mang lại nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam quan tâm tới hàng hóa của các DN trong nước sản xuất đã tăng trên 90%, đặc biệt hàng hóa của DN trong nước đã có mẫu mã đẹp, giá cạnh tranh hơn và bằng chứng không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn XK năm 2014 tăng hơn so với 2013. Điều này cho thấy rõ ràng cạnh tranh hàng hóa đã nâng lên, nhận thức người tiêu dùng đã thay đổi. Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ ghi nhận tất cả những ý kiến đóng góp của DN, chủ thầu để kịp thời có biện pháp tháo gỡ trong thời gian tới. |
Nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ
Mặc việc tiêu thụ hàng hóa do các DN trong nước sản xuất được có sự phát triển tốt nhưng theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc sử dụng các sản phẩm máy, thiết bị, hàng hóa của các DN Việt Nam vẫn chưa được như kỳ vọng. Nguyên nhân là do sản phẩm, hàng hóa trong nước còn chưa đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng không ổn định, không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật… Thêm vào đó, năng lực của các chủ đầu tư còn hạn chế nên chưa phát huy được vai trò của chủ đầu tư trong công tác tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị trong nước…
Theo ông Trần Thọ Huy, dù là DN sản xuất thang máy hàng đầu trong nước nhưng hợp đồng của công ty lại chủ yếu là các công ty tư nhận chứ chưa được dự thầu vào các công trình đầu tư công. Ông Huy cho rằng, nếu được sự hỗ trợ thêm của nhà nước DN sẽ có uy tín hơn khi tham gia thị trường phía Bắc, cũng như đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước tốt hơn.
Trong khi đó, theo phản ánh của các DN sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư trong nước, khó khăn lớn nhất trong quá trình sản xuất- kinh doanh của DN gặp phải chính là việc nhiều chủ đầu tư vẫn còn tâm lý “sính” ngoại cao, coi thiết bị ngoại tốt hơn trong nước; sản phẩm sản xuất trong nước vẫn chưa đuợc tuyên truyền, quảng bá sâu rộng tới nhiều người, nhiều đối tượng; cơ quan quản lý chưa thực hiện việc xử lý chế tài nghiêm với những chủ đầu tư vi phạm Luật Đấu thầu…
Trước những vướng mắc của DN, ông Huỳnh Đắc Thắng thông tin, để tiến hành đánh giá thực hiện Chỉ thị 494/CT-TTg, Bộ Công Thương đã xây dựng phiếu thu thập thông tin gửi tới các DN sản xuất các sản phẩm đã được Bộ Công Thương công nhận thuộc Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được nhằm tìm ra những thuận lợi, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chỉ thị, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương trong thời gian tới.
Sau đây là một số hình ảnh tại buổi hội thảo:
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa thăm quan gian hàng tại triển lãm |
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và các đại biểu thăm gian hàng Công ty TNHH Công nghiệp nặng DooSan Việt Nam |
Ông Huỳnh Đắc Thắng - Phó Vụ trưởng - Vụ kế hoạch (Bộ Công Thương) phát biểu |
Bà Dương Thị Phương Mai - ó Tổng giám đốc Công ty CP Thiết bị điện Vi-Na-Si-No |
Ông Đỗ Phước Tống - Giám đốc Công ty Cơ khí Duy Khanh phát biểu |
Ông Trần Thành Trọng - Tổng Giám đốc Công ty CP Sáng Ban Mai chia sẻ với báo giới bên lề hội thảo |