Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Khi đích đến chính là người dân

Đồng Tâm là xã thứ 2 của huyện miền núi Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) về đích nông thôn mới (NTM). Có được kết quả này, theo lãnh đạo xã Đồng Tâm: Quan trọng nhất vẫn là người dân phải được biết, được bàn…

Dẫn chúng tôi đi trên con đường chạy qua thôn Đề Thám rộng 6 mét, trải nhựa thẳng tắp – ông Nguyễn Văn Hiếu hỷ hả: Năm 2014, xã Đồng Tâm đang trong không khí quyết liệt xây dựng NTM. Khi đó, ông Hiếu là Bí thư thôn Đề Thám. “1.200 mét đường chạy qua thôn Đề Thám lúc đó rất chật hẹp, quanh co. Đoạn rộng nhất chỉ khoảng 3 mét. Bà con di chuyển, chở nông sản khá khó khăn. Tôi đem ý tưởng mở rộng đường nói với ông Dương Văn Thể (Chủ tịch UBND xã lúc bấy giờ), ông Thể ủng hộ ngay: “Thôn cứ vận động người dân hiến đất, xã sẽ hỗ trợ phần máy ủi, máy múc”.

khi dich den chinh la nguoi dan
Cơ sở hạ tầng có nhiều chuyển biến tích cực nhờ phong trào xây dựng NTM

Được lời của lãnh đạo xã, ông Hiếu về bàn với trưởng thôn, rồi qua từng nhà nói về ý nghĩa của con đường, về sự thuận tiện nếu con đường được mở rộng, rồi khéo léo vận động các hộ dân hiến đất làm đường. Sau hai ngày vận động, từ vài hộ xung phong hiến đất đầu tiên, các hộ còn lại sở hữu đất có con đường chạy qua cũng tình nguyện hiến. Đường làm xong, thôn đẹp hơn, đường xá thông thoáng hơn, các hộ dân ai cũng nhận ra, hiến đất là việc ý nghĩa, nên làm…

Từ thôn Đề Thám, câu chuyện hiến đất làm nghĩa trang, nhà văn hóa, đường liên thôn cứ dần dần lan tỏa sang các thôn khác. Năm 2016, khi Đồng Tâm về đích NTM, tổng số đã có hơn 200 hộ tham gia hiến đất, với diện tích hiến gần 40.000 m2. Riêng nhà ông Lương Văn Ngọc là hơn 2.000 m2. “Đồng Tâm không có đất bỏ hoang, bà con tận dụng mọi diện tích để trồng cây ăn trái, chăn nuôi gà thả đồi. Đất Đồng Tâm quý lắm, nhưng do được tuyên truyền, giải thích, nên đại đa số người dân đều nhận thức được rằng xây dựng NTM người dân sẽ được hưởng những gì. Từ chỗ hiểu, người dân sẵn sàng tham gia hiến đất” – ông Dương Văn Thể - Bí thư xã Đồng Tâm chia sẻ.

khi dich den chinh la nguoi dan
Mô hình chăn nuôi gà góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo ở Đồng Tâm giảm nhanh

Tuy nhiên, để người dân hiểu đúng về NTM, không phải câu chuyện một sớm một chiều. Trước đó, ngay từ khi mới triển khai xây dựng NTM (năm 2011), lãnh đạo xã Đồng Tâm đã chủ động xuống tận các thôn, các cụm dân cư để giải thích, vận động. “Có những cuộc họp kéo dài tới 11 - 12 giờ đêm. Người dân có ý kiến, lãnh đạo xã trả lời? Người dân chưa hiểu - chúng tôi giải thích. Người dân đề xuất phương án hay, chúng tôi tiếp thu…” – ông Thể nhớ lại.

Từ những buổi họp như thế, Đồng Tâm đã cho ra Nghị quyết của HĐND xã về xây dựng NTM, Quỹ xây dựng NTM… Tất cả đều dựa trên mục tiêu xây dựng nông thôn phù hợp, thiết thực và giàu giá trị đối với người dân. Như ông Thể nói, đó là “Nguồn vốn xây dựng NTM được Nhà nước cấp còn hạn chế; trong khi người dân đại đa số vẫn nghèo. Chính vì vậy, thay vì bổ đầu hộ, chúng tôi đề cao tinh thần tương trợ: Hộ khá giả, cụm dân cư đông hỗ trợ các hộ nghèo, hoặc cụm dân cư thưa dân. Quỹ NTM dùng để tương trợ cho những cụm dân cư không đủ lực để hoàn thiện các công trình chung của ngõ, xóm…”.

Đặc biệt, để thực hiện tiêu chí môi trường, Đồng Tâm tập trung vào tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc thu gom, tập kết, xử lý rác thải. Nhờ đó, việc thu gom rác thải đã nhanh chóng đi vào nền nếp; những cơ sở gây ô nhiễm phải đóng cửa hoặc thay đổi cách thức sản xuất. Đáng ghi nhận là với việc vào cuộc tích cực của các hộ chăn nuôi gia cầm, vệ sinh môi trường chăn nuôi của Đồng Tâm đã có những chuyển biến rõ rệt nhờ áp dụng chăn nuôi gà theo phương pháp sinh học.

Đến với Đồng Tâm hôm nay, chứng kiến đời sống kinh tế - xã hội đang đổi mới từng ngày, càng hiểu hơn rằng: Khi chính quyền quyết tâm, người dân đồng lòng, khi ấy nông thôn sẽ thực sự có được “diện mạo mới, sức sống mới”.

Nguyễn Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đại hội đại biểu các dân tộc tỉnh Nghệ An năm 2024 được tổ chức với chủ đề đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển.
Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ năm 2019 đến năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư gần 12.780 tỷ đồng để phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động