Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 22:46

Khu du lịch Hòn Phụ Tử: Không thể chọn nhà đầu tư “ ăn xổi ở thì”

Hòn Phụ Tử và Chùa Hang thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang từ lâu là thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước, nằm trong quần thể di tích thắng cảnh Hòn Chông (gồm Hòn Phụ Tử, Chùa Hang, Bãi Dương) được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia vào tháng 1/1989.

Mất vệ sinh phía sau các quán ăn uống tại khu du lịch Hòn Phụ Tử

 - Cảnh quan nơi đây thật hữu tình. Đặt chân vào Chùa Hang (có từ đầu thế kỷ 18 ) ánh sáng mờ ảo, bởi chùa được đặt trong lòng núi, đi sâu vào hơn 40m bất ngờ bước ra cửa động với ánh sáng chói lòa của không gian rộng mở bãi biển, phóng tầm mắt ra xa là Hòn Phụ Tử với truyền thuyết dân gian tình cha con, du khách sẽ không tiếc công sức khi đến đây tham quan.

Ấy vậy mà vài năm gần đây, lượng khách đến khu du lịch Hòn Phụ Tử ngày một ít đi. Có thể là một phần do sự cố ngày 9/8/2006, sóng biển nhiều năm đục sâu vào chân Hòn Phụ Tử đã làm Hòn Phụ cao trên 30m đổ sụp ngoài khơi khiến hình “ hai cha con quấn quýt bên nhau” không còn nữa. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính làm mất đi tính hấp dẫn của khu du lịch, mà do thực trạng quản lí đầu tư khai thác du lịch yếu kém của con người gây ra.

Đến khu du lịch Hòn Phụ Tử những ngày giữa tháng 10/2011, chúng tôi chỉ thấy cổng chào cùng cây chắn ngang được sơn trắng đỏ và phòng bán vé thu tiền là tươm tất. Còn vào sâu bên trong mới thấy hết cảnh lộn xộn của các hàng quán che chắn tạm bợ, nhếch nhác. Rác rưởi bừa bãi, mất vệ sinh quanh lối đi xuống mé biển và nhất là phía sau các quán ăn uống. Một nhóm người mua bán ế khách ngồi tụ lại đánh bài trước cổng Chùa Hang trông thật khó coi. Ban đêm, đèn đường trong khu du lịch không được chiếu sáng càng làm tăng thêm vẻ đìu hiu của khu vực này… Anh Dương Chất, 46 tuổi, người địa phương đang thuê một khoảnh đất của đơn vị quản lý kinh doanh du lịch tại đây bộc bạch: “ Tôi thuê chỗ mỗi tháng 1 triệu đồng để bán cà phê. Khách vắng vẻ mà đâm lo. Tôi cũng là hộ có đất bị thu hồi đã nhận tiền bồi hoàn gần chục năm rồi mà chẳng thấy cảnh quan khu vực này tiến triển tốt, thậm chí môi trường thiên nhiên còn tệ hơn. Ngày trước đàn khỉ núi nhiều lắm, giờ thì lác đác chỉ vài con xuống kiếm ăn ở sân chùa”.

Buổi trưa, trong sân chùa, may mắn chúng tôi bắt gặp có 2 chú khỉ đang ngồi trên vai tượng Phật Di Lặc cặp vách núi đang vô tư nhai gì đó. Hình ảnh đẹp này có lẽ không còn thường xuyên xuất hiện nữa khi mà nhiều người vô tâm chẳng thiết bảo vệ nó. Tiếp xúc với Sư Thích Minh Nhẫn, trụ trì Chùa Hang, chúng tôi được ông cho biết thêm: “Chùa Hang là danh thắng quốc gia, khách thập phương du lịch tâm linh đến đây thăm viếng. Nơi tôn nghiêm mà họ (đơn vị đang được giao quản lí kinh doanh) để các hộ kinh doanh vào bán rượu bia, nhậu nhẹt xô bồ chẳng ra sao cả trước khuôn viên nhà chùa. Tôi có gặp lãnh đạo đơn vị  quản lý kinh doanh để phản ánh nhưng họ không thật sự cầu thị”.

Khi được hỏi về tình hình khu du lịch Hòn Phụ Tử tại địa phương, ông Trịnh Văn Mịnh, Phó chủ tịch UBND xã Bình An, bức xúc: “ Hơn ba năm qua, khu du lịch này được giao cho Công ty cổ phần Du lịch Kiên Giang quản lý, nhưng họ không đầu tư xây dựng gì, chỉ trồng trên chục cây cau ven đường rồi phân lô cho các hộ thuê kinh doanh, gác cổng thu tiền người và xe đến tham quan. Bên trong mua bán, dịch vụ phức tạp. Quản lí lỏng lẻo, dự án không triển khai để cho một số hộ dân vào tái lấn cất nhà sạp… Tình hình này kéo dài gây khó khăn cho địa phương !”.

Được biết, tháng 7/2008, Công ty cổ phần Du lịch Kiên Giang được UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận cho đầu tư dự án Khu du lịch Hòn Phụ Tử và được giao quản lý trên 14,4 ha đất. Sau 3 năm, nhà đầu tư chưa lập xong qui hoạch chi tiết, chẳng triển khai đầu tư, do đó cuối tháng 7/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang quyết định thu hồi chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch Hòn Phụ Tử của Công ty cổ phần Du lịch Kiên Giang. Người dân rất tán đồng quyết định nói trên và họ đang trông chờ hàng ngày vào sự vực dậy của Khu du lịch Hòn Phụ Tử trong tương lai.

Dư luận cho rằng, di tích danh thắng quốc gia cần phải được gìn giữ và tôn tạo phù hợp với qui định của pháp luật, môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên cần phải được bảo vệ thật tốt, lợi ích người dân địa phương sống trong khu vực có dự án du lịch phải được tôn trọng… Không thể chọn nhà đầu tư có kiểu đầu tư “ ăn xổi ở thì” như thời gian qua.

Mai Nhã Tú

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Đánh thức tiềm năng du lịch từ ‘Tinh hoa miền sông nước’

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ