Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Các điểm tham quan, thưởng ngoạn du lịch tại Thừa Thiên Huế ngoài di sản, thắng cảnh nổi bật thì hệ thống lăng các vua triều Nguyễn có sức hút du khách.
Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề Thừa Thiên Huế: Công bố khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) có địa chỉ tại xã Hương Thọ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lăng nằm trên ngọn núi Cẩm Kê cách Trung tâm thành phố Huế khoảng 14km, được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được Vua Thiệu Trị tiếp tục xây dựng hoàn tất vào năm 1843.

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn
Lăng Minh Mạng nhìn từ trên cao. Ảnh: Công TT UBND TTH)

Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, bao gồm cung điện, đền miếu và đài tạ... được bố trí trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tường của la thành sau mộ vua.

Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng môn (cổng chính vào Lăng), cao 9m, rộng 12m, cổng này có ba lối đi, lối đi giữa chỉ mở một lần để đưa quan tài nhà vua vào lăng sau đó đóng chặt, ngoài ra còn có hai cổng phụ Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn. Sau Đại Hồng Môn là sân rộng 45m x 45m, hai bên có hai hàng tượng quan viên, voi ngựa. Cuối sân là Bi đình, trên bia có bài “Thánh Đức thần công” (ghi công của Vua Minh Mạng). Tiếp theo là sân triều lễ; Hiển Đức môn mở đầu cho khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng cho mặt đất.

Điện Sùng Ân nằm ở trung tâm, xung quanh có Tả, Hữu Phối điện (trước) và Tả Hữu Tùng phòng (sau) cũng được giới hạn trong lớp tường thành hình vuông. Hoàng Trạch môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện. Đi qua ba cây cầu bắc qua hồ Trừng Minh là tới Minh Lâu, Minh Lâu là lầu sáng là nơi vua suy ngẫm và là nơi đi về của linh hồn Tiên đế. Hai bên trục chính của lăng còn có nhiều công trình phụ nằm đối xứng nhau theo từng cặp… Lăng Minh Mạng với hai hồ và kiến trúc trang hoàng tuyệt đẹp, là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng tẩm của Vua nhà Nguyễn.

Lăng Khải Định (Ứng Lăng), địa chỉ tại xã Thủy Bằng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vua Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm.

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn
Cổng vào lăng Khải Định. Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế

Lăng Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) cách trung tâm thành phố Huế 10km. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành.

Vua Khải Định cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói ác đoa, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình. So với các Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, lăng Khải Định có diện tích nhỏ (117m x 48,5m) nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

Tổng thể lăng Khải Định là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc. Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh Lăng được dùng làm các yếu tố phong thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Công trình này gồm 5 phần liền nhau: Hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành - nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố.

Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sánh sứ và thủy tinh màu. Đặc biệt chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tách, tác giả của ba bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.

Lăng Khải Định là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh, đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc.

Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Trung tâm TP.Huế 8km.

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn
Lăng Tự Đức như một tuyệt tác, sơn thuỷ hữu tình. Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế

Tổng thể kiến trúc Lăng nằm trong một vòng La thành rộng khoảng 12ha, gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Các công trình trong Lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi.

Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Qua cửa Vụ Khiêm, đến khu vực hồ Lưu Khiêm, trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ, nơi nhà Vua thường đến ngắm hoa, làm thơ và đọc sách.

Đi tiếp ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm Cung môn, rồi đến điện Hòa Khiêm, đây vốn là nơi làm việc của Vua nhưng nay dùng để thờ phụng Vua và Hoàng hậu. Sau điện Hòa Khiêm đến điện Lương Khiêm, trước là chỗ nghỉ của Vua và sau này trở thành nơi thờ mẹ Vua, bà Từ Dũ. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm đường, nơi cất đồ ngự dụng. Phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để Vua xem hát, đây được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn.

Ngay sau hai hàng tượng quan văn võ uy nghi là Bi đình (nhà bia), tấm bia làm bằng đá thanh lớn có khắc bài Khiêm Cung ký của Vua Tự Đức dài 4.935 chữ để nói về cuộc đời, vương nghiệp cùng những lỗi lầm và sai phạm của mình. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi Vua yên nghỉ. Lăng Tự Đức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình.

Ngoài ra, trong hệ thống lăng tẩm các Vua triều Nguyễn có các lăng: Vua Thiệu Trị (Xương Lăng), Vua Gia Long (Thiên Thọ Lăng), Vua Dục Đức (An Lăng), Vua Đồng Khánh (Tư Lăng).

Tuấn Mỹ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Tối 25/10, chương trình quảng bá du lịch thành phố Phúc Yên “Festival Đại Lải”, Vĩnh Phúc diễn ra với quy mô và nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc...

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Ngày 25/10, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức họp báo chương trình kích cầu du lịch năm 2024 và công bố khu, điểm, tour, tuyến du lịch tỉnh.
Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo ra sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng có của Lạng Sơn
Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành quyết định cho phép UBND huyện Bát Xát được sử dụng địa danh “Y Tý” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Y Tý”.
Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Với việc có đường bay thẳng đến Ahmedabad (Ấn Độ), TP. Đà Nẵng hướng đến mục tiêu thu hút khách du lịch Ấn Độ - thị trường đông dân nhất thế giới.
Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế khai thác thế mạnh, kết hợp bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống với các loại hình du lịch.
Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Sáng 21/10, tỉnh Quảng Ninh đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu trên tàu Viking Orion theo hành trình dọc châu Á.
Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Phân khúc thị trường khách cao cấp đối với du lịch Việt Nam còn rất lớn. Vì vậy, để đón cơ hội vàng, cần nhận diện nhu cầu, sở thích của tệp khách hàng này.
Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 Việt Nam đặt mục tiêu đón 25-28 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2025.
Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách

Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách

Điện Thái Hòa - Đại nội Huế (Thừa Thiên Huế) là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang chờ ngày đón du khách.
Thừa Thiên Huế: Tạo điểm nhấn trong năm Du lịch Quốc gia 2025

Thừa Thiên Huế: Tạo điểm nhấn trong năm Du lịch Quốc gia 2025

Thừa Thiên Huế tập trung triển khai các chương trình năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025 nhằm tạo điểm nhấn trong phát triển ngành dịch vụ du lịch.
Hà Giang đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch trở lại

Hà Giang đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch trở lại

Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Giang Nguyễn Hồng Hải cho biết, tỉnh cơ bản khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, chuẩn bị các điều kiện đón du khách.
Lamori Resort, nơi nghỉ dưỡng có một không hai tại xứ Thanh

Lamori Resort, nơi nghỉ dưỡng có một không hai tại xứ Thanh

Resort Lamori tại Thanh Hóa cách khu di Lam Kinh không xa là mảnh đất đế vương chung hội, nhiều vua chúa trong lịch sử đều phát tích từ vùng đất này.
Ứng dụng AI có thể giúp tăng tỷ lệ du khách quốc tế quay lại Việt Nam

Ứng dụng AI có thể giúp tăng tỷ lệ du khách quốc tế quay lại Việt Nam

Với những ứng dụng như dịch thuật thời gian thực, trợ lý số am hiểu văn hóa…, công nghệ AI có thể giúp Việt Nam tăng tỷ lệ du khách quốc tế quay lại.
Kiên Giang: Nhiều giải pháp thu hút khách du lịch dịp cuối năm

Kiên Giang: Nhiều giải pháp thu hút khách du lịch dịp cuối năm

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thu hút lượng khách du lịch trong nước và quốc tế, nhất là thời điểm cuối năm 2024.
Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh

Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh

Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh gồm 20 gian hàng cách điệu mang nét kiến trúc và hình ảnh làng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Có gì hấp dẫn tại cuộc thi ngành bánh nghệ thuật 2024?

Có gì hấp dẫn tại cuộc thi ngành bánh nghệ thuật 2024?

Cuộc thi ngành bánh nghệ thuật năm 2024 dự kiến thu hút khoảng 400 - 500 thí sinh cả nước và quốc tế cùng tham gia tranh tài.
Lai Châu: Tháng 11 sẽ diễn ra lễ hội PuTaLeng với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên”

Lai Châu: Tháng 11 sẽ diễn ra lễ hội PuTaLeng với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên”

Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường (Lai Châu) lần thứ I, năm 2024 với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên” dự kiến sẽ được diễn ra từ ngày 22/11 đến ngày 24/11/2024.
Du lịch tăng trưởng đột phá, giá thuê căn hộ ven biển Cửa Lò tăng mạnh

Du lịch tăng trưởng đột phá, giá thuê căn hộ ven biển Cửa Lò tăng mạnh

Du lịch phục hồi, ác căn hộ cao cấp cho thuê tại Cửa Lò như tổ hợp Pearl Residence đang được quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư và du khách muốn trải nghiệm
Cửa ô: Những ký ức không thể nào quên của người Hà Nội

Cửa ô: Những ký ức không thể nào quên của người Hà Nội

Những cửa ô đã gắn liền với lịch sử mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội, trở thành những ký ức không thể nào quên của người Hà Nội.
Nhiếp ảnh gia Long Nguyễn tiết lộ bí quyết chụp ảnh đẹp mùa thu Hà Nội

Nhiếp ảnh gia Long Nguyễn tiết lộ bí quyết chụp ảnh đẹp mùa thu Hà Nội

Với nhiều năm kinh nghiệm, nhiếp ảnh gia Long Nguyễn (Nguyễn Văn Long, sinh năm 1988 tại Yên Bái) bật mí những mẹo nhỏ để check in mùa thu Hà Nội tuyệt đẹp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động