Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 07:15

Khu thương mại tự do gắn với cảng biển: Tăng sức hấp dẫn cho logistics Đông Nam bộ

Việc hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển sẽ tạo không gian đặc thù, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam bộ và cả nước.

Đây là nội dung được đưa ra tại Diễn đàn “Liên kết phát triển logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics (VLA) và Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức chiều 8/9.

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại diễn đàn

Nhiều tiềm năng phát triển

Tại Diễn đàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công - cho biết: Đông Nam bộ được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho ngành logistics phát triển. Hiện hoạt động thương mại của vùng diễn ra sôi động, đóng góp khoảng 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam.

Ngành logistics của vùng Đông Nam bộ còn có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển hơn nữa trong những năm tới thông qua một loạt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành gần đây như Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 81/2023/QH15 về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện tại vùng Đông Nam bộ có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm gần 50% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước. Trong đó, tập trung chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh với hơn 11.000 doanh nghiệp, Bình Dương gần 1.700 doanh nghiệp và Đồng Nai hơn 1.200 doanh nghiệp. Vùng đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container của cả nước thông qua hệ thống cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh), Cái Mép-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng việc hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển sẽ giúp Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút doanh nghiệp đầu tư và tạo nguồn hàng cho cảng.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)- cho biết, bên cạnh lợi thế về sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, Đông Nam bộ còn có lợi thế về logistics khi có 2/3 cụm cảng lớn nhất nước tại TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, khu vực này cũng là nơi tập trung các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành logistics và chuỗi cung ứng của cả nước.

Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế, song ông Đặng Vũ Thành - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics cho rằng, logistics vùng Đông Nam bộ vẫn còn nhiều điểm nghẽn. Trong đó về tính liên kết, tại Bà Rịa - Vùng Tàu nói riêng, các hoạt động cảng biển, LCD, kho bãi, kho vận… đang tương đối độc lập thiếu việc liên kết với nhau. Do đó, việc liên kết vùng lại càng hạn chế hơn (cụ thể là liên kết các vùng khác như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…).

Ngoài ra, Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng chỉ ra một hạn chế của vùng Đông Nam bộ là “Mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức lan tỏa của vùng”.

Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp trong ngành logistics đã có sự đầu tư về hạ tầng và công nghệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể kết nối hạ tầng giữa các tỉnh, thành trong vùng, giữa khu sản xuất chế biến, khu công nghiệp với cảng, sân bay và giữa vùng với các thị trường. Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào chính cơ sở của mình như kho, bãi, cảng… nhưng về kết nối thì doanh nghiệp không làm được. “Tính liên kết của hạ tầng đối với khu vực này cần phải thúc đẩy mạnh hơn, đồng thời có chính sách đồng bộ để có môi trường sinh thái cho hoạt động liên kết logistics” - ông Thành nêu ý kiến.

Các diễn giả chia sẻ về giải pháp hoàn thiện hạ tầng logistics cho vùng Đông Nam bộ

Hình thành Khu thương mại tự do

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, không nằm ngoài xu hướng chung của các ngành nghề khác, hiện nay doanh nghiệp logistics cần hướng đến xanh hóa, số hóa. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng logistics cần chú ý đa tầng tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng, tự động hóa tối đa xây dựng các kho bãi thông minh mà không cần con người như xe không người lái, cảng vận hành tự động… “Đây là xu thế tất yếu. Chúng ta không áp dựng được sẽ bị tụt lại”, ông Hải nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, để thu doanh nghiệp đầu tư và tạo nguồn hàng cho cảng cần hình thành Khu thương mại tự do gắn với cảng biển. Theo ông Hải, với cách hiểu phổ biến nhất, khu thương mại tự do có đặc thù là khu vực địa lý nằm trên một quốc gia hay vùng lãnh thổ, nhưng không áp dụng thuế xuất nhập khẩu và các biện pháp quản lý thương mại. Nếu sớm triển khai hiệu quả, giải pháp này sẽ giúp Bà Rịa-Vũng Tàu tận dụng hiệu quả các tiềm năng và cơ hội trong bối cảnh mới.

“Đặt trong bối cảnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang là một trong những trung tâm hàng đầu về thu hút FDI và logistics của cả nước, việc hình thành và phát triển Khu thương mại tự do sẽ giúp tăng thêm sức hấp dẫn của tỉnh, và cả vùng Đông Nam bộ đối với nhà đầu tư nước ngoài”, ông Trần Thanh Hải nhận định.

Đồng quan điểm, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI cho rằng, Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng đưa ra chủ trương “Hình thành Khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ”, đây là một chủ trương mới, nhằm tạo không gian đặc thù, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam Bộ, đóng vai trò làm “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của cả vùng và cả nước.

“Để đạt mục tiêu có cảng trung chuyển quốc tế, cần có các Khu thương mại tự do để trợ lực, tạo sức thu hút cho hàng hóa đến cảng, trong đó, liên kết nội vùng, liên vùng có vai trò đặc biệt quan trọng”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đánh giá.

Ông Công cũng cho rằng, việc hình thành phát triển Khu thương mại tự do sẽ giúp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung tạo đột phá trong phát triển kinh tế bởi các lợi ích hình thành một hệ sinh thái thương mại và logistics hoàn chỉnh để nâng cao sức cạnh tranh của địa phương và khu vực. Từ đó thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ trực tiếp tại nội khu thương mại tự do, tạo ra cơ hội mời gọi các doanh nghiệp hàng đầu thế giới tới tham gia hoạt động và đầu tư.

Hà Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Tin cùng chuyên mục

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024