Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 07:53

Khủng hoảng kinh tế lan sang Trung và Đông Âu

Cuộc khủng hoảng tại Khu vực đồng euro (Eurozone) bắt đầu có những dấu hiệu lan sang khu vực Trung và Đông Âu, nơi luôn có tỷ lệ tăng trưởng cao tại châu lục này.

 - Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế thuộc hai khu vực này bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc, nhất là Ba Lan và Estonia.

Ba Lan là nước duy nhất trong 27 thành viên EU luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu nổ ra năm 2008, nhưng nền kinh tế của nước này đang trong giai đoạn giảm nhịp độ tăng trưởng rõ rệt. Trong quý đầu năm nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ba Lan, đầu tàu kinh tế tại khu vực Trung và Đông Âu, chỉ tăng 0,1% so với quý trước đó. Trong năm ngoái, tỷ lệ tăng trưởng GDP của nước này chỉ đạt 1,9%, giảm mạnh so với 4,5% năm 2011.
 
Ông Ludwik Kotecki, chuyên gia kinh tế hàng đầu thuộc Bộ Tài chính Ba Lan, cho biết Ba Lan đang hy vọng sẽ có cải thiện trong sáu tháng cuối năm 2013, nhưng với điều kiện kinh tế các thị trường nhập khẩu chính của Ba Lan phải phục hồi. Trong khi đó, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Ba Lan có thể đạt mức tăng trưởng 1,3% trong năm nay, nhưng do phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu sang thị trường các nước thuộc Khu vực đồng euro, đặc biệt là Đức, nên nước này khó có thể đạt được mức tăng trưởng như trên.
 
Estonia, nước thứ 17 gia nhập Eurozone, có tỉ lệ tăng trưởng kỷ lục 8,1% trong năm 2011, cao nhất trong số các nước thuộc EU. Tuy nhiên, trong quý I/2013, GDP của nước này đã giảm 1%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 10,2% so với 9,3% của quý trước đó. Tăng trưởng 3 tháng đầu năm nay chỉ đạt 1%, giảm rõ rệt so với mức 3,2% cùng kỳ năm ngoái.
 
Cộng hòa Séc, gia nhập EU từ năm 2004 nhưng chưa là thành viên khu vực đồng euro, bắt đầu rơi vào suy thoái từ cuối năm 2011. Do phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất và xuất khẩu ôtô, nên khi khủng hoảng nổ ra, Cộng hòa Séc đã rơi vào tình trạng suy thoái được coi là dài nhất và tồi tệ nhất kể từ năm 1993. Trong năm ngoái, GDP nước này đã giảm 1,2% so với mức tăng trưởng 1,9% của năm 2011. Quý đầu năm nay, GDP của nước này tiếp tục giảm 0,8%. Đây là quý thứ 6 liên tiếp GDP của Séc suy giảm. Petr Dufek, chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng CSOB cảnh báo: "Suy thoái kinh tế Séc vẫn chưa chạm đáy nên nó sẽ còn trầm trọng hơn."
 
Slovakia, nước thành viên Eurozone, có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất ô tô và đồ điện tử, cũng bắt đầu chững lại trong quý I/2013 khi GDP chỉ tăng 0,3% so với quý trước đó. Cả năm 2012, GDP của Slovakia chỉ tăng 2% so với 3,2% trong năm trước.
 
Tăng trưởng kinh tế tại Cộng hòa Látvia, đang hy vọng được gia nhập Eurozone vào tháng 1/2014, cũng bắt đầu chững lại. Tăng trưởng GDP chỉ đạt 1,2% trong 3 tháng đầu năm, trong khi năm 2012 có mức tăng trưởng rất cao, đạt 5,6%, đứng đầu toàn bộ các nước EU.
 
Những thông tin xấu về kinh tế của các nước trên được đưa ra sau khi Cơ quan thống kê của EU (Eurostat) cho biết, trong quý 1/2013, GDP của khu vực đồng euro giảm 0,2%, đánh dấu đợt suy thoái dài nhất trong lịch sử khu vực này kể từ khi thành lập năm 1995. Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng trưởng 0,1%, thấp hơn so với dự báo. Trong khi đó, kinh tế Pháp tiếp tục rơi vào suy thoái lần thứ 3 với mức giảm 0,2% và kinh tế Italia giảm 0,5%, cao hơn so với dự báo.
 
Tuy nhiều, trong bối cảnh nền kinh tế khu vực Trung và Đông Âu có dấu hiệu chững lại, thì cũng xuất hiện những điểm sáng. Theo Capital Economics, tình hình kinh tế tại Hungary và Romania có những cải thiện đáng kể. Hungary đã vượt qua giai đoạn suy thoái và bắt đầu khôi phục lại, với mức tăng trưởng GDP đạt 0,7% trong quý I/2013, trong khi mức tăng của Romania là 0,5%./.

Theo TTXVN

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự 'trong vòng 24 giờ'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine 'thua đậm' tại Kursk, Nga chịu thương vong lớn

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine 24/11/2024: Xung đột ở Ukraine không còn mang tính khu vực; thông tin mới nhất về tình hình Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine