Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 21:39

Kích cầu hàng Việt- Không dừng ở tuyên truyền

Ngày 4/8/2011, Ban chỉ đạo cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Bộ Công Thương, do Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa chủ trì, đã tổ chức sơ kết tình hình thực hiện 7 tháng đầu năm và đề ra chương trình hành động cho những tháng tiếp theo.

Chương trình đưa “Hàng Việt về nông thôn” được triển khai sâu rộng

 - Vai trò chủ chốt của Bộ Công Thương

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo CVĐ Bộ Công Thương, mặc dù CVĐ do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì nhưng Bộ Công Thương là thành viên hoạt động rất tích cực và đóng vai trò chủ chốt. Trong 7 tháng đầu năm 2011, Bộ Công Thương đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị trong Ngành Công Thương triển khai CVĐ, đồng thời tham gia đoàn kiểm tra của BCĐ Trung ương. Phối hợp với các Sở Công Thương 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền, phổ biến danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước. Các cơ quan truyền thông của Bộ tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CVĐ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm, hàng hóa Việt Nam; rà soát, ban hành bổ sung luật pháp, cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước, hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất trong nước không trái với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, khuyến khích và định hướng tiêu dùng của nhân dân…

Đặc biệt, Bộ Công Thương tập trung tuyên truyền cho chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) quốc gia, trong đó có chương trình XTTMthị trường trong nước, thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; Tuyên truyền để người tiêu dùng trong nước và ngoài  nước hiểu đúng về hàng Việt Nam, ủng hộ hàng Việt Nam. Chương trình XTTM trong nước đặc biệt ưu tiên cho các hoạt động XTTM tại thị trường nông thôn, miền núi, biên giới hải đảo, các địa phương còn khó khăn với tổng kinh phí là 20,1 tỷ đồng.

Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là trong lĩnh vực gian lận thương mại, buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái… Đến hết tháng 7, lực lượng QLTT đã kiểm tra 92.465 vụ, xử lý 49.871 vụ vi phạm với tổng số thu 160,2 tỷ đồng.

Những bất cập trong triển khai

Nhiều ý kiến của các Sở Công Thương, doanh nghiệp, hiệp hội và các nhà quản lý đã nêu lên những khó khăn khi thực hiện CVĐ. Qua đó thấy rằng, tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các Sở Công Thương đã chủ động xây dựng chương trình hành động riêng cho địa phương mình nhưng vẫn còn mang tính riêng lẻ, độc lập, chưa gắn kết cho nên chưa phát huy hết sức mạnh của các địa phương lân cận. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường và hỗ trợ xây dựng sản phẩm thương mại phát triển trên thị trường trong nước.

Vừa qua hầu hết các DN lớn, có thương hiệu mới chú ý tới thị trường trong nước, còn nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự quan tâm đến thị trường nội địa, vì kinh doanh nội địa chi phí cao, nhất là chi phí thuê cửa hàng, mặt bằng; hơn nữa, việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối đòi hỏi phải có chiến lược bài bản và vốn đầu tư khá lớn, điều này gây trở ngại cho các DN vừa và nhỏ.

Do kinh phí dành cho các hoạt động thực hiện CVĐ hạn chế nên các đơn vị còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, triển khai chương trình hành động

Ông Nguyễn Sinh Khang- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và ông Ngô Văn Trụ- Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương đều có ý kiến: Nên mở rộng khái niệm hàng Việt Nam để ngoài việc tuyên truyền sử dụng sản phẩm trong nước thì người tiêu dùng hưởng ứng sử dụng các tư liệu sản xuất, dịch vụ trong nước.

Còn theo ông Dương Duy Hưng- Phó Văn phòng Bộ Công Thương: CVĐ nên đề ra chương trình hành động cho từng giai đoạn. Giai đoạn vừa qua, công tác tuyên truyền vận động là cốt lõi và đã đạt được thành công, nhưng trong giai đoạn tiếp theo không chỉ dừng ở tuyên truyền mà điều chủ yếu là hàng Việt Nam phải đến tận người tiêu dùng, chúng ta cần có những hành động cụ thể hơn.

Chương trình hành động của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đánh giá, từ chỗ chỉ có 32% người Việt quan tâm đến hàng Việt nhưng sau 1 năm triển khai thực hiện tuyên truyền, vận động con số này đã tăng lên 58%, có hơn 15.000 lượt đưa hàng về nông thôn.Rõ ràng việc triển khai CVĐ đã mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội, cho DN và người dân. Nhờ hưởng ứng CVĐ, các DN đã chú ý nâng cao sức cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, phát triển mạng lưới phân phối…

Để tiếp tục triển khai hiệu quả CVĐ, Bộ Công Thương đã đề ra 5 nội dung cho chương trình hành động trong thời gian tới: Thứ nhất,Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tham mưu cho UBND tỉnh, tiến hành phối kết hợp với các DN tại địa phương và trong ngành tổ chức đưa hàng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa. Thứ hai,chú ý tới việc đào tạo lực lượng cán bộ thương mại cho các địa phương. Hiện nay Bộ Công Thương đã có kế hoạch đào tạo 1.000 cán bộ quản lý chợ và 250 chủ nhiệm HTX thương mại. Thứ ba, Bộ Công Thương sẽ chủ trì phát động chương trình “Chuỗi ngày Vàng Ngành Công Thương hưởng ứng CVĐ” trong toàn ngành Công Thương. Thứ tư,Bộ giao cho Vụ Thị trường trong nước xây dựng chương trình tháng khuyến mại trong cả nước. Thứ năm,Bộ Công Thương sẽ tổ chức 4 đoàn nắm tình hình thực hiện CVĐ tại các địa phương và các doanh nghiệp.

Thứ trưởng Thoa cũng cho biết, trong tháng 8 này, Bộ Công Thương sẽ kết hợp với Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm phân phối hàng Việt trong hệ thống/kênh bán lẻ hiện đại”.

Thanh Hương

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD