Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 01:38

Kiên trì từng bước xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh

Sáng nay (9/12/2011), Chính phủ đã tổ chức Hội nghị sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng: Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh chủ trì Hội nghị

 - Việc thí điểm thành lập mô hình tập đoàn nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), bảo đảm cân đối và ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng vẫn còn khoảng cách không nhỏ giữa thực trạng và mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho các tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN).

Khẳng định vai trò kinh tế đầu tàu

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, sau 5 năm thí điểm đã có 12 TĐKTNN, trong đó có 11 tập đoàn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và 1 tập đoàn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cổ phần hóa. Hiện 11 TĐKTNN đang nắm giữ tới 30% tổng giá trị tài sản, 51% tổng vốn chủ sở hữu và gần 40% lao động của khu vực DNNN. Nếu tính trong tổng số DN của toàn bộ nền kinh tế thì 11 TĐKTNN này cũng chiếm tới 10% tổng giá trị tài sản, trên 14% tổng số vốn chủ sở hữu và 7,6% lao động hợp đồng dài hạn.

Hầu hết các TĐKTNN đều kinh doanh có lãi và có quy mô lớn xét về vốn điều lệ và tài sản. Đồng thời, quy mô của các TĐKTNN tăng khá nhanh. Tổng tài sản của các TĐKTNN tăng bình quân 119,6%, tổng vốn chủ sở hữu tăng bình quân 75,1%, nguồn nhân lực tăng 16,36%. Nhìn chung, các TĐKT đều là doanh nghiệp mạnh thuộc những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế; cùng với các tổng công ty nhà nước khác là chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn, sản xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế như: dầu thô, khí, điện, than, xi măng, hóa chất, thép, phân bón, bưu chính, viễn thông.

Như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện giữ vai trò đầu tàu kinh tế nhà nước, mỗi năm đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước (khoảng 25-30% tổng ngân sách), là doanh nghiệp chủ lực đáp ứng nhu cầu về xăng dầu, khí, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển. Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất và cung ứng điện cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân thông qua việc giữ tỷ lệ công suất chi phối toàn hệ thống (chiếm 64,52%); bảo đảm toàn bộ truyền tải, phân phối điện, cung cấp điện theo chính sách xã hội. Qua 5 năm hoạt động theo mô hình tập đoàn, sản lượng điện của EVN tăng trung bình14%/năm, gấp 2 lần GDP cả nước, nâng công suất nguồn điện lên 21.500 MW, tăng 98 lần. Đến nay đã có 97,26% số xã toàn quốc có lưới điện quốc gia. Tập đoàn Dệt- May Việt Nam, luôn khẳng định được vai trò nòng cốt trong ngành dệt may, thương hiệu Vinatex đã được các khách hàng trên thế giới tin tưởng. Với gần 120.000 lao động, chiếm 7% lao động dệt may cả nước nhưng giữ 18% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đang giữ tỷ lệ chi phối trong những lĩnh vực then chốt của ngành (90% sản lượng bông, gần 40% lượng vải, 30% tổng sản lượng sợi)…

Các TĐKT cùng với các tổng công ty nhà nước đóng vai trò quan trọng giúp Nhà nước trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định xã hội, ngăn ngừa suy giảm kinh tế, giữ vững tăng trưởng kinh tế. Các TĐKT đi đầu trong thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về giải quyết công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động trong bối cảnh từ cuối năm 2007 đến nay lạm phát tăng cao, có nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong thực hiện các chủ trương đền ơn, đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo và hỗ trợ về nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả thiên tai.

Quá thiên về mở rộng quy mô

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và đầu tư, mặc dù hầu hết các TĐKTNN đều kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, chưa tương xứng với những ưu đãi về nguồn lực và những lợi thế khác. Thực trạng tài chính của một số TĐKTNN, công ty thuộc TĐKTNN còn yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, mất cân đối tài chính. Hơn nữa, ngoài hoạt động kinh doanh, các TĐKTNN còn thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công ích nhưng cho đến nay vẫn chưa có phương thức tính toán lượng hóa chi phí để bù đắp hoặc đánh giá kết quả, tác động của các TĐKTNN khi thực hiện các nhiệm vụ này. Chính những lý do đó đã dẫn đến cách đánh giá khác nhau về hiệu quả thực cảu TĐKTNN hoặc tạo cớ để biện minh cho sự kém hiệu quả của mô hình này.

Việc hình thành các TĐKT thời gian qua đã có tác động nhất định trong việc thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng. Tuy nhiên, do hầu hết các TĐKT đều thực hiện tất cả các khâu của quá trình sản xuất- kinh doanh (tạo thành chuỗi sản xuất khép kín trong tập đoàn) nên thực tế vai trò thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, vai trò tạo động lực phát triển các thành phần kinh tế khác, các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế quốc dân của các TĐKT còn mờ nhạt.

Thực tế cho thấy, hầu hết các TĐKT quá thiên về mở rộng quy mô đầu tư, đầu tư còn dàn trải, chưa chú trọng đầu tư theo chiều sâu nên hiệu quả còn thấp. Điểm đáng lưu ý là một số TĐKT mặc dù năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư vào lĩnh vực chính nhưng vẫn thực hiện đầu tư ngoài ngành, bảo gồm cả những lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm. Hơn nữa, việc đầu tư ra ngoài ngành của các TĐKTNN không mang lại hiệu quả, thậm chí thua lỗ, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất kinh doanh chính và hệ lụy cho sự phát triển chung của tập đoàn.

Kiên trì xây dựng những tập đoàn mạnh

Tại hội nghị, đại diện các tập đoàn đã tập trung đóng góp ý kiến về việc hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô và cả những chính sách cụ thể để tiếp tục hoàn thiện mô hình tập đoàn kinh tế, trong đó nhấn mạnh tới việc tái cấu trúc tập đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình này. Có ý kiến cho rằng, nên tạm ngừng việc thí điểm thành lập mới TĐKTNN để tập trung hoàn thiện khung pháp luật và tái cấu trúc các TĐKTNN. Việc tái cấu trúc theo hướng không duy trì mô hình TĐKTNN kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực; đồng thời điểu chỉnh, sắp xếp lại các lĩnh vực đầu tư, giảm bớt số lượng ngành nghề liên quan của TĐKTNN để tập trung hơn nữa vào một số công đoạn, khâu then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Mục tiêu thành lập TĐKT là đảm bảo 2 nhiệm vụ: bảo đảm cân đối và ổn định kinh tế vĩ mô. Từ mục tiêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ những nhiệm vụ, các giải pháp cụ thể trong đổi mới sắp xếp, cơ cấu lại TĐKT. Theo đó, trước hết là tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước đối với mô hình này; phân định rõ quản lý của chủ sở hữu; xây dựng thể chế quản trị nội bộ; thể chế về tổ chức công tác cán bộ trong tập đoàn, chú trọng đến vai trò của Đảng nhưng cần làm rõ Đảng tham gia tới đâu. “Đưa ra mô hình thế nào để tránh việc nhiều người có quyền nhưng trách nhiệm không rõ”- Thủ tướng nói.

 Thủ tướng khẳng định: Chúng ta kiên trì xây dựng từng bước để có những tập đoàn mạnh nhằm thực hiện 2 nhiệm vụ nhà nước giao. Ngay trong cuối năm nay hoặc đầu quý 1/2012 các tập đoàn phải trình phương án sắp xếp, cơ cấu lại. Mạnh dạn cổ phần hóa cái mà chúng ta không cần nắm giữ 100% vốn, có thể chỉ giữ 65%, cái không quan trọng thì bán tất. Nếu DNNN thua lỗ thì phải giải thể hoặc chuyển giao vào vào DN cùng ngành nghề chính để có hiệu quả hơn.

Thanh Hương

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới