Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kiều bào luôn là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển đất nước

Với 4,5 triệu kiều bào hiện đang sinh sống và làm việc tại 109 quốc gia trên toàn thế giới, Đảng và Nhà nước luôn coi đó là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc, có nhiều chính sách, nhằm phát huy thế mạnh, để kiều bào đóng góp vào sự phát triển của quê hương, đất nước. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam - Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài- trả lời phỏng vấn phóng viên Vuasanca về vấn đề này.
Kiều bào luôn là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển đất nước

Thứ trưởng đánh giá như thế nào về kết quả hoạt động kinh tế của kiều bào đối với đất nước trong năm 2015?

Năm 2015, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp tác động tiêu cực đến Việt Nam và các nước, đầu tư và kiều hối của kiều bào về nước vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Năm 2015, có thêm 266 doanh nghiệp kiều bào đầu tư về nước với vốn đăng ký 8.646 tỷ đồng và vốn góp đăng ký 4.530 tỷ đồng. Đầu tư của kiều bào tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, dược phẩm, hóa chất, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, xây lắp cao cấp, tài chính-ngân hàng, công nghệ cao, công nghệ phần mềm... Các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hải Phòng, Nghệ An, Long An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai… tiếp tục là những địa phương thu hút nhiều đầu tư của kiều bào. Các doanh nghiệp do người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư trong nước phần lớn từ Mỹ, Canada, Úc, Nga, Pháp, Hà Lan, Séc, Nhật Bản, Ba Lan, Thụy Sỹ…

Người Việt Nam có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, dù đi đâu về đâu, mỗi người Việt xa xứ đều có tâm nguyện được góp phần nhỏ bé cho quê hương. Vì vậy, với gần 4,5 triệu người sinh sống ở hơn 109 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung ở các nước phát triển, các trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ, người Việt Nam ở nước ngoài thực sự là nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Việc đưa hàng Việt ra nước ngoài diễn ra như thế nào trong năm 2015 thông qua kênh kiều bào, thưa Thứ trưởng?

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được Bộ Ngoại giao quán triệt tới các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, thông tin rộng rãi cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và tích cực lồng ghép vào các hoạt động ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, như: Ngày văn hóa Việt Nam/Tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài (như ở Anh, Mỹ, Nhật, Pháp…); tổ chức triển lãm trưng bày, giới thiệu những sản phẩm “made in Việt Nam”, các hoạt động tọa đàm, hội thảo, gặp gỡ, xây dựng mạng lưới và kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài… tạo sự lan tỏa đến bạn bè các nước.

Cùng với đó, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Ủy ban) thông qua tổ chức các diễn đàn của doanh nhân kiều bào tiến hành Cuộc vận động “Người Việt Nam bán hàng Việt Nam” tại Bungari (8/2015), Thái Lan (10/2015), Nga (11/2015) và mới đây là tại Lào (1/2016), đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ thành lập các hiệp hội doanh nhân và các trung tâm thương mại Việt Nam ở nước ngoài như mô hình ở Nga và một số nước Đông Âu.

Ủy ban luôn xác định kiều bào là kênh quan trọng để xuất khẩu hàng Việt ra nước ngoài. Kiều bào có lợi thế vô cùng lớn: Là người Việt nên hiểu biết về văn hóa, thị trường, nguồn cung cấp của Việt Nam, biết được Việt Nam có tiềm năng, thế mạnh gì, khả năng sản xuất và cung cấp như thế nào; Mặt khác, sống ở nước ngoài, họ hiểu được luật pháp, văn hóa, thị hiếu nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm của nước sở tại mà Việt Nam có thể đáp ứng hoặc cạnh tranh với nước khác. Với sức mua lớn, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài mua sắm một sản phẩm của Việt Nam thì đã là một lượng hàng hóa đáng kể.

Kiều bào luôn là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển đất nước
Đại biểu dự Hội nghị Doanh nhân Việt Nam toàn thế giởi tại LB Nga

Theo Thứ trưởng, để chương trình đưa hàng Việt ra nước ngoài phát huy hiệu quả hơn nữa, cần phải làm gì?

Tôi cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Người Việt Nam bán hàng Việt Nam” ở nước ngoài.

Trong năm 2016 và những năm tiếp theo, nhà nước cần tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tới cộng đồng người Việt ở các nước; có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp kiều bào đưa hàng từ trong nước ra bên ngoài tiêu thụ; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hải quan... Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần mạnh dạn đề xuất với các cơ quan liên quan trong nước những giải pháp tái cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường sở tại; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, doanh nghiệp trong nước nâng cao hiệu quả xúc tiến kinh tế đối ngoại; kiến nghị các biện pháp tăng cường sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam và phối hợp tháo gỡ các rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường nước ngoài.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần thông qua người Việt Nam ở nước ngoài để tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu, từ đó tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp tập quán tiêu dùng của người bản địa, cũng như những chính sách thuế, hải quan…, mẫu mã hàng hóa, phương thức tiếp thị và cách thức giao hàng...

Với TPP và hàng loạt FTA đã và chuẩn bị ký kết với một số nước, Thứ trưởng kỳ vọng gì về vị thế của hàng Việt trong thời gian tới?

Với việc TPP được ký kết, năm 2015 có ý nghĩa bước ngoặt đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Dự kiến đến năm 2018, khi toàn bộ 15 FTA mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán đi vào thực thi, Việt Nam sẽ thiết lập được một mạng lưới FTA rộng lớn với 58 đối tác, trải dài hai bờ Thái Bình Dương và châu Âu. Ước tính đến năm 2020, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 23,5 tỷ USD và tới năm 2025 tăng thêm 33,5 tỷ USD, xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD so với năm 2007 khi Việt Nam tham gia WTO và không có TPP. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp của các đối tác, nhất là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Canada, Úc, Nga… Đây là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng và mạng sản xuất khu vực và toàn cầu, từ đó đóng góp cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng cường phúc lợi chung cho người dân.

Tôi tin tưởng rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng tận dụng hiệu quả những lợi ích mà TPP và các FTA có thể mang lại để không những phát huy tốt mà còn phát triển hàng hóa, sản phẩm có thương hiệu mang đậm nét văn hóa Việt Nam ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Thu Hằng thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79 tại Hoa Kỳ…
Bỏ cọc đấu giá đất đang trở thành hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản

Bỏ cọc đấu giá đất đang trở thành hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản

Tình trạng đấu giá đất với số tiền cao ngất ngưởng rồi bỏ cọc đang trở thành hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản khi các lô đất chỉ có giá trị ảo.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII.
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 20/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội.
Bộ Ngoại giao tiếp nhận, điều động và bổ nhiệm nhiều nhân sự cấp Vụ

Bộ Ngoại giao tiếp nhận, điều động và bổ nhiệm nhiều nhân sự cấp Vụ

Ngày 20/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trao quyết định tiếp nhận, điều động và bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ.

Tin cùng chuyên mục

Kinh doanh bé hạt tiêu, ông Hồ An Tập vẫn xây lâu đài đẹp nhất Cà Mau

Kinh doanh bé hạt tiêu, ông Hồ An Tập vẫn xây lâu đài đẹp nhất Cà Mau

Chỉ buôn bán màng bạt HDPE bình dân hoặc mở thêm quán cafe làm nghề tay trái, nhưng đại gia Hồ An Tập vẫn xây 'biệt phủ' hàng trăm tỷ, hoành tráng nhất Cà Mau!
Học giả Nguyễn Đình Đầu qua đời, hưởng thọ 104 tuổi

Học giả Nguyễn Đình Đầu qua đời, hưởng thọ 104 tuổi

Học giả Nguyễn Đình Đầu là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ vừa qua đời tại TP. Hồ Chí Minh, hưởng thọ 104 tuổi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sẽ cố gắng thực hiện sớm nhất việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sẽ cố gắng thực hiện sớm nhất việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự kiến sẽ có dự thảo vào cuối tháng 9 về quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện sau khi tiếp thu ý kiến từ các DN sản xuất ô tô.
Bộ Công Thương làm việc với Bộ Khoa học Công nghệ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ Công Thương làm việc với Bộ Khoa học Công nghệ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn trạm sạc xe điện

Sáng 20/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ có buổi làm việc về các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến trạm sạc xe điện.
Thí điểm tháo gỡ khó khăn cho các dự án đất đai bị thanh tra, điều tra

Thí điểm tháo gỡ khó khăn cho các dự án đất đai bị thanh tra, điều tra

Chiều 19/9, hai Phó Thủ tướng cùng họp nghe báo cáo, cho ý kiến về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn cho dự án đất đai trong diện thanh tra, bản án...
Các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Cuba

Các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Cuba

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên.
Thông tin mới nhất về vụ nổ thiết bị liên lạc tại Lebanon

Thông tin mới nhất về vụ nổ thiết bị liên lạc tại Lebanon

Thông tin mới nhất của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon, Iran, Israel, tình hình công dân Việt Nam tại các khu vực này vẫn an toàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam sẽ gửi đi thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam sẽ gửi đi thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Tại Liên Hợp Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn, quan trọng, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương vì hòa bình, hợp tác.
Đề nghị các nước hỗ trợ ngư dân, tàu thuyền trú, tránh bão số 4

Đề nghị các nước hỗ trợ ngư dân, tàu thuyền trú, tránh bão số 4

Tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đã liên hệ đề nghị các nước hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam trú, tránh bão số 4
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.
Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tăng cường triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão số 4

Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tăng cường triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão số 4

Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão lũ, ứng phó bão số 4 cũng như các kế hoạch thời gian tới.
Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

Bà Vũ Thị Mai - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính - bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên Bang Quốc hội Nga Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV.
Vĩnh Phúc khắc phục khó khăn sau bão lũ để cấp nước sạch phục vụ người dân

Vĩnh Phúc khắc phục khó khăn sau bão lũ để cấp nước sạch phục vụ người dân

Ảnh hưởng bão số 3, mực nước trên sông Lô, sông Phó Đáy ( Vĩnh Phúc) vượt mức báo động gây ra ngập lụt ảnh hưởng đến việc cấp nước cho người dân.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của mưa lớn, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum có nguy cơ lũ quét và sạt lở.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Phiên họp toàn thể lần thứ 26 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Phiên họp toàn thể lần thứ 26 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Ngày 19/9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 thẩm tra nhiều nội dung quan trọng dự kiến trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 37.
Vùng biển đảo bị ảnh hưởng bão số 3 đã được Viettel khôi phục kết nối

Vùng biển đảo bị ảnh hưởng bão số 3 đã được Viettel khôi phục kết nối

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel thông báo đã khôi phục hoàn toàn mạng di động cho người dân vùng biển đảo ảnh hưởng bởi bão số 3.
Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử

Trong bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử năm 2024, Việt Nam có vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động