Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt 1,2 tỷ USD trong 6 tháng

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn 6 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 1.200 triệu USD.
Xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn: Giải quyết ách tắc Lạng Sơn: Phấn đấu xuất nhập khẩu đạt 5,5 tỷ USD Tiếp tục gỡ khó, thúc đẩy xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn

Công nghiệp ổn định, thương mại sôi động

Một trong những điểm nổi bật của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Lạng Sơn đó là sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định và có bước tăng trưởng.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 1,2 tỷ USD trong 6 tháng
Hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,86% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 4,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,75%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 4,64%; cung cấp nước, xử lý rác thải tăng 3,53%.

Tỉnh cũng hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục báo cáo Bộ kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hữu Lũng. Đã ban hành quyết định thành lập Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang thực hiện quy trình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thành lập các cụm công nghiệp Đình Lập, Na Dương 2, Văn Lãng, Quảng Lạc. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, tỉnh Lạng Sơn trình Bộ Công Thương xem xét, bổ sung 11 dự án điện gió vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động so với cùng kỳ, công tác bình ổn giá được thực hiện tốt, giá cả thị trường được kiểm soát, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của tỉnh đạt 11.998 tỷ đồng, đạt 53,97% kế hoạch, tăng 11,56% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn huy động tại các ngân hàng thương mại đến 30/6/2022 ước đạt 34.945 tỷ đồng, tăng 4,5% so với 31/12/2021; tổng dư nợ tín dụng đạt 38.850 tỷ đồng, tăng 3,5%; tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu chức năng (Khu trung chuyển hàng hóa, Khu chế xuất 1, Khu phi thuế quan và một số dự án khác).

Tổ chức triển khai lập các quy hoạch điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỷ lệ 1/500; Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, tỷ lệ 1/500.

Hoạt động xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm của tỉnh gặp nhiều khó khăn, giảm mạnh so với cùng kỳ, do phía Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách "Zero Covid", liên tục thắt chặt các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là khu vực biên giới và các cửa khẩu. Các hoạt động chủ yếu tập trung tại cửa khẩu Hữu Nghị, Ga đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu Tân Thanh (cửa khẩu Chi Ma hoạt động trở lại từ ngày 20/4/2022).

Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức hội đàm, trao đổi với phía Trung Quốc để phối hợp giải quyết, vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; đã ban hành Phương án về thiết lập “vùng xanh” đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực các cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma; ban hành nội quy cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, nội quy cửa khẩu chính Chi Ma.

Từ tháng 5/2022, năng lực thông quan tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao so với thời gian trước. Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn 6 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 1.200 triệu USD, đạt 21,8% kế hoạch, giảm 38,8% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu 425 triệu USD, đạt 19,9% kế hoạch, giảm 38,4%; nhập khẩu 775 triệu USD, đạt 23,1% kế hoạch, giảm 39%. Hàng địa phương xuất khẩu ước 58 triệu USD, đạt 40,8% kế hoạch, giảm 4,9% so với cùng kỳ.

Đề xuất sớm mở cửa trở lại các cửa khẩu phụ

Trong 6 tháng cuối năm 2022, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của tỉnh Lạng Sơn đó là nâng cao khả năng dự báo tình hình, nắm bắt các chính sách, biện pháp áp dụng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh, hạn chế ùn tắc hàng hóa và bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 1,2 tỷ USD trong 6 tháng
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Đồng thời, tỉnh Lạng Sơn báo cáo, đề xuất với các cơ quan Trung ương thúc đẩy các hoạt động trao đổi với phía Trung Quốc sớm mở cửa trở lại các cửa khẩu phụ để nâng cao năng lực thông quan hàng hóa. Tập trung triển khai, hoàn thành thực hiện các quy hoạch: Điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỷ lệ 1/500; đồ án Quy hoạch chung xây dựng và điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Cửa khẩu Chi Ma, tỷ lệ 1/500; điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đến năm 2030.

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu chức năng (khu trung chuyển hàng hóa, khu chế xuất 1, khu phi thuế quan và một số dự án khác).

Bên cạnh đó, duy trì ổn định sản xuất của các cơ sở công nghiệp. Thành lập, khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hữu Lũng, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Tiếp tục tập trung chỉ đạo, hỗ trợ, đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Hợp Thành 1, 2, Khu tái định cư Hợp Thành và các cụm công nghiệp mới được thành lập; đẩy nhanh tiến độ thành lập các cụm công nghiệp Na Dương 2, Đình lập, Văn Lãng và Quảng Lạc. Đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy điện; thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư điện gió trên địa bàn.

Đẩy mạnh khai thác và phát triển thị trường nội địa, thực hiện có hiệu quả các phương án cung ứng hàng hóa. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung chỉ đạo việc cải tạo chợ Giếng Vuông để bố trí, sắp xếp di dời các hộ kinh doanh tại khu đất chợ Bờ Sông; triển khai xây dựng chợ Chi Lăng; đẩy mạnh chuyển giao chợ cho doanh nghiệp và hợp tác xã quản lý, đầu tư có hiệu quả.

Tập trung phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa. Tăng cường công tác quản lý giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tiếp tục thực hiện tốt hoạt động tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp, nhân dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống.

Ngoài ra, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, các huyện, thành phố (DDCI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022; Kế hoạch phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2022.

Thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã; thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo các nghị quyết của Chính phủ, của tỉnh. Tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 6,51% so với cùng kỳ, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3%; công nghiệp và xây dựng tăng 11,31%; dịch vụ tăng 6,06%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,18%.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; kế hoạch năm 2025.
Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Thái Bình đang phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh công tác chuẩn bị, sẵn sàng khởi công dự án Nhiệt điện khí LNG vào quý III/2025, nộp thuế trên 4 nghìn tỷ/năm.
Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 15/11/2024, tại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

4 ngành công nghiệp trọng điểm và ngành công nghiệp hỗ trợ, logistics sẽ được TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 100% lãi suất vay, thời hạn hỗ trợ không quá 7 năm.
Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động