Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kinh tế Việt Nam 2024: Góc nhìn từ các tổ chức và định chế tài chính quốc tế

Với tăng trưởng ở mức cao trên thế giới và trong khu vực, định chế tài chính quốc tế đánh giá cao khả năng thực hiện mục tiêu của Việt Nam trong năm 2024.
Tăng trưởng kinh tế năm 2024: Cơ hội từ những chính sách được thực thi Chuyên giá kinh tế Đinh Trọng Thịnh: Năm 2024 và 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế

5,05% là mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2023. Con số này cao hơn gấp 1,5 lần so với mức tăng 2,9 của kinh tế toàn cầu và cũng cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng chưa tới 1% của EU. Trong khu vực Asean, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đứng sau Philippin.

Với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương, chúng ta đã đạt được mục tiêu ở hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng vĩ mô của năm 2023. Đơn cử: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%; khu vực công nghiệp năm 2023 chỉ tăng 3,02%, đóng góp 1,0 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, với giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2023 tăng 6,82%, cao hơn mức tăng 2,01% và 1,75% của các năm 2020-2021. Xuất nhập khẩu đạt kim ngạch 683 tỷ USD và là năm thứ 8 Việt Nam xuất siêu với gần 27 tỷ USD; CPI tăng 3,25%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Về kết quả của kinh tế của Việt Nam trong năm 2023, Giám đốc ADB tại Việt Nam ông Shantanu Chakraborty đánh giá cao công tác điều hành vĩ mô của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái, đồng thời cho biết ADB sẽ tiếp tục sát cánh cùng Việt Nam trong những năm tới trong việc đối thoại, tư vấn chính sách…

Theo ông Vicente Nguyen, Giám đốc đầu tư (CIO) của quỹ đầu tư AFC Vietnam Fund, những tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Tuy nhiên, tín hiệu tích cực đã nhen nhóm từ đầu quý 3 và phục hồi tốt hơn từ tháng 9. Bên cạnh đó sự hồi phục mạnh mẽ của du lịch cũng có tác động tích cực đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm qua.

Khái quát bức tranh kinh tế Việt Nam với những thành tựu đạt được, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Andrea Coppola cho rằng, bất chấp những thách thức toàn cầu, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương đối nhanh. Rõ nét là giai đoạn cuối năm 2023, chúng ta đã thấy có dấu hiệu phục hồi kinh tế với đầu tư công tăng khoảng 35% so với năm trước, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế. Phân tích cụ thể hơn, ông Andrea Coppola chỉ ra rằng sự phục hồi của kinh tế Việt Nam, nhất là những tháng cuối năm, được hỗ trợ nhiều bởi sự hồi phục của các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; sự đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ và tiêu dùng trong nước cũng phục hồi tốt với sự tăng trưởng của doanh số bán lẻ, một chỉ số nói lên tiêu dùng cá nhân, ổn định ở mức khoảng 7,5% kể từ tháng 8/2023.

Năm 2024, Việt Nam đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700-4.730 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1-24,2%; Tốc độ tăng CPI bình quân 4-4,5%.

Kinh tế Việt Nam 2024: Góc nhìn từ các tổ chức và định chế tài chính quốc tế
Xuất khẩu được kỳ vọng là động lực lớn của Việt Nam trong đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 2024

Từ những kết quả của Việt Nam đã đạt được trong năm qua, các tổ chức quốc tế và các định chế tài chính đều có đánh giá đầy tin tưởng về một năm kinh tế Việt Nam 2024 sẽ có bứt phá. Chuyên gia Kinh tế trưởng của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, ông Jonathan Pincus nhận định, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 trên 6% của Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được. Lý giải cho đánh giá này, ông Jonathan Pincus cho rằng xuất khẩu vẫn là động lực chính của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 thông qua những yếu tố về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, thiết bị máy tính. Từ đó, chúng ta có thể kỳ vọng xuất khẩu tăng cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, dự báo thương mại toàn cầu năm 2024 dự kiến đạt 2,5-3% thì sẽ có tác động tích cực đến sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Đồng quan điểm tin tưởng về sự hồi phục của xuất khẩu sẽ là động lực tác động và lan tỏa cho việc đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng của năm 2024, ông Vicente Nguyen, Giám đốc đầu tư (CIO) của quỹ đầu tư AFC Vietnam Fund, phân tích: GDP của Việt Nam có thể đạt 5,5-6% trong năm 2024. Động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2024 tiếp tục là sự cải thiện của công nghiệp khi xuất khẩu hồi phục và tăng trưởng dương trở lại. Tiếp theo đó là đầu tư công, du lịch và tiêu dùng nội địa hồi phục.

Ở một góc nhìn khác, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, ông Andrea Coppola cho rằng, nhu cầu xuất khẩu đối với hàng Việt Nam từ các thị trường nhập khẩu sẽ phục hồi vào năm 2024, nhưng nhìn chung bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất định, thách thức. Vì thế, để đạt được các mục tiêu vĩ mô, theo ông Andrea Coppola, Việt Nam cần giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài và ngày càng tận dụng sức mạnh nội tại và năng suất trong nước để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Vị chuyên gia này khuyến nghị rằng, để hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa, Việt Nam cần đẩy nhanh việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng và dự án đầu tư công. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và nâng cao năng suất.

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Shantanu Chakraborty: ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho Việt Nam vào năm 2024 ở mức 6%, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN trong bối cảnh nền kinh tế của các đối tác thương mại chính của Việt Nam tăng trưởng tốt.

Để giải quyết những thách thức trong năm 2024, Việt Nam cần đảm bảo lợi thế cạnh tranh với tư cách là "nam châm" thu hút vốn FDI; Cần nâng cấp sản phẩm và dịch vụ cũng như hướng tới nhóm sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, cần đề ra biện pháp để tiêu dùng trong nước trở thành một trong những động lực tăng trưởng chính, giúp nền kinh tế chống lại rủi ro trước những thách thức mang tính toàn cầu.

Duy Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB Đặng Khắc Vỹ kiến nghị tiếp tục thực thi chính sách không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng nhằm tránh những hệ lụy về sau.
Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp 'cứu cánh' dòng vốn trên thị trường

Để tiếp tục ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường, Chủ tịch Techcombank đã đưa ra 3 đề xuất, kiến nghị trong 4 tháng cuối năm 2024.
Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB kiến nghị cần có thêm các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn.
Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa ra quyết định về việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 đối với 23 đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục.
Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Sau khi “mạnh tay” chi gần 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty TNHH Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 tiếp tục báo lỗ trong 6 tháng đầu năm.

Tin cùng chuyên mục

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất cho vay với quy mô dư nợ dự kiến lên đến 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng sớm ổn định cuộc sống và hoạt động SX-KD.
SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

Theo báo cáo "Khai phá tiềm năng nền tài chính bền vững Đông Nam Á" của PwC, chỉ có 33% các ngân hàng tại Việt Nam đang khai thác dữ liệu một cách hiệu quả.
Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Việc cắt giảm lãi suất của Fed là con dao hai lưỡi đối với kinh tế Việt Nam, vì giá trị đồng USD giảm sẽ làm giảm áp lực mất giá lên đồng VND.
Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các ngân hàng đồng loạt cam kết sẽ tạm hoãn, giãn, giữ nguyên nhóm nợ và hạ lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng bão số 3.
Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Theo các chuyên gia, việc Fed hạ lãi suất sẽ tạo thêm dư địa cho chính sách tiền tệ của Việt Nam, song trước mắt Ngân hàng Nhà nước sẽ chưa vội hạ lãi suất.
AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI và đặc biệt là Gen AI có thể đóng góp đến 340 tỷ USD, tương đương 4,7% tổng doanh thu của ngành ngân hàng mỗi năm, thông qua việc tăng năng suất.
Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đồng Nai công khai danh sách 457 doanh nghiệp, trường học nợ tiền bảo hiểm các loại hơn 260 tỷ đồng, trong đó có 2 công ty con của Lilama.
Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian từ tháng 9-12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Cơ hội kinh doanh của khu vực ASEAN đang được đánh giá có nhiều sức hút. Trong đó, Việt Nam nổi lên là một điểm sáng.
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

Năm 2024 ghi nhận cột mốc mới khi lần đầu tiên VietinBank nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”.
Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Cùng một lúc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (Mã chứng khoán: TLG) thông báo miễn nhiệm 4 Phó Tổng giám đốc, sắp xếp lại hệ thống chức danh trong công ty.
Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang xây dựng Thông tư hướng dẫn cơ chế giãn, hoãn các khoản nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu tiên quay trở lại niêm yết trên sàn UPCoM, cổ phiếu HNG (HAGL Agrico) và HBC (Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình) lại có những diễn biến trái chiều.
Manulife quyên góp hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Manulife quyên góp hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn quỹ ủng hộ đến từ hình thức đóng góp đối ứng. Với mỗi khoản ủng hộ đến từ tập cán bộ nhân viên và đại lý, Manulife cam kết đối ứng một khoản tương đương
VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống .
Chi cục Hải quan Thái Nguyên nỗ lực chuyển đổi số và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Chi cục Hải quan Thái Nguyên nỗ lực chuyển đổi số và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Chi cục Hải quan Thái Nguyên triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số trong quản lý nội bộ và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đảm bảo đồng bộ quá trình CĐS của ngành Hải quan.
MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

Ngoài số tiền đóng góp trực tiếp đến các địa phương vùng bão, MB tiêp tục kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ đồng bào qua tài khoản thiện nguyện của Công đoàn MB.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động