Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 18:47

Kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội: Xem xét, quyết định 4 nội dung quan trọng

Sáng 21/12,Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành rà soát công tác chuẩn bị và cho ý kiến về nội dung,chương trình kỳ họp bất thường lần thứ hai, Quốc hội khóa XV.

Xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, tại Phiên họp thứ 17 và 18, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến, xem xét một số nội dung Chính phủ đề nghị trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2.

Tiếp tục chương trình Phiên họp 18, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành rà soát công tác chuẩn bị và cho ý kiến về nội dung, chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV

Sau khi xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất báo cáo Quốc hội tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2 để xem xét, quyết định 4 nội dung sau: Thứ nhất, Xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; thứ hai, xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Thứ ba, xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.

Thứ tư, xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách (gồm: việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương).

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, đối với nội dung về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT do Bộ Giao thông Vận tải quản lý: Do Chính phủ chưa gửi hồ sơ tài liệu chính thức nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét, cho ý kiến; do đó chưa có cơ sở để trình Quốc hội xem xét nội dung này tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2.

Về dự kiến chương trình kỳ họp, tại Phiên họp thứ 17 (tháng 11/2022), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất báo cáo Quốc hội tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2 vào tuần đầu của tháng 1/2023.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định, do việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2 diễn ra vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, nên kỳ họp cần phải được tiến hành khẩn trương, tập trung cao độ để kết thúc sớm, tạo điều kiện cho các cơ quan, địa phương hoàn thành các nhiệm vụ còn lại của năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 cũng như triển khai các hoạt động phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Quý Mão.

Theo đó, dự kiến kỳ họp khai mạc vào thứ năm, ngày 5/1/2023 và bế mạc vào chiều thứ hai, ngày 9/01/2023. Quốc hội làm việc 4 ngày, dự phòng 1 ngày.

Về hình thức họp, căn cứ nội dung dự kiến và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 17, Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất phương án tổ chức kỳ họp theo hình thức tập trung cả kỳ tại Nhà Quốc hội.

Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Cũng tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo việc thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, đề xuất một số cơ chế, chính sách về y tế.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, các nội dung lớn của dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Cơ quan chủ trì thẩm tra và Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật thống nhất tiếp thu tối đa ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội.

Đặc biệt, là quy định liên quan đến Hội đồng Y khoa Quốc gia, theo đó, dự thảo Luật quy định Hội đồng Y khoa Quốc gia là tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có các nhiệm vụ: Chủ trì phối hợp với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh…

Về đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu rõ, Ủy ban đã đôn đốc Bộ Y tế, cơ quan chủ trì tham mưu xây dựng Báo cáo của Chính phủ về đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; đề xuất của Chính phủ về việc cho phép tiếp tục thực hiện một số biện pháp về y tế liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 và tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực trước ngày 01/01/2023 mà không kịp làm thủ tục gia hạn theo quy định của Luật Dược sớm hoàn thiện Báo cáo, Tờ trình gửi Quốc hội.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, tới đây, Ủy ban sẽ tổ chức Phiên họp toàn thể Ủy ban lần thứ 8 để thẩm tra chính thức Báo cáo và Tờ trình của Chính phủ vào ngày 22/12/2022 tại TP. Hồ Chí Minh; tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện Báo cáo thẩm tra trên cơ sở Báo cáo (mới) và Tờ trình của Chính phủ, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của các thành viên Ủy ban tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8.

"Chậm nhất là ngày 30/12/2022, Ủy ban sẽ hoàn thiện các Báo cáo thẩm tra Báo cáo và Tờ trình của Chính phủ để trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2" - bà Nguyễn Thúy Anh cho hay.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ, Bộ Y tế đã tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra để hoàn thiện các hồ sơ dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Nội dung tiếp thu đến thời điểm này đã cơ bản đầy đủ và toàn diện.

Về báo cáo liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, hồ sơ cũng đã chuẩn bị đầy đủ, sẽ ban hành Tờ trình chung và ban hành Nghị quyết riêng của Quốc hội về nội dung này. Thủ tục hồ sơ đã tương đối sẵn sàng. Đồng thời, Bộ trưởng mong muốn nhận được sự ủng hộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình xem xét, thông qua trong Kỳ họp bất thường sắp tới.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Nên để cơ quan báo, tạp chí quyết định diện tích quảng cáo trên báo in

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia