Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phòng vệ thương mại: “Cú hích” hồi sinh ngành mía đường

Kỳ II: Cách nào "hồi sinh" ngành mía đường?

Trước áp lực cạnh tranh không lành mạnh từ đường nhập khẩu, đường lậu, gian lận thương mại… đe dọa "hủy diệt" sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã quyết định điều tra phòng vệ thương mại (PVTM), áp thuế tạm thời chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan. Đây là một quyết định đúng đắn, phù hợp pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế, đã và đang tác động tích cực, góp phần giúp cho ngành mía đường Việt Nam hồi phục và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Kỳ I: Ngành mía đường Việt Nam trước nguy cơ "mất trắng"

Quyết định đúng đắn

Mở cửa thị trường theo cam kết ATIGA, cơ hội để phát triển cho ngành mía đường Việt Nam là có điều kiện tiếp cận được thị trường khu vực ASEAN với hơn 600 triệu dân. Tuy nhiên, thách thức ngành mía đường Việt Nam gặp phải cũng rất lớn ngay sau khi Việt Nam thực thi ATIGA, do quá trình hội nhập giá đường trong nước phụ thuộc vào biến động giá đường của thế giới. Trong khi đó, có những dấu hiệu cho thấy, giá đường thế giới đã bị thao túng, có những thời điểm, giá đường thế giới nhập khẩu vào thị trường Việt Nam chỉ tương đương với giá thành sản xuất mía, tạo ra áp lực sống còn với các nhà máy đường Việt Nam.

Thực tế, trong quá trình hội nhập quốc tế, các quốc gia đều có những ngành sản xuất khó có thể cạnh tranh được với bên ngoài. Chính vì vậy, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã cho phép các nước thành viên sử dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) chống trợ cấp và tự vệ để bảo vệ sản xuất trong nước trong những hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt.

Bà Phạm Châu Giang - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết: Ngay sau khi ngành mía đường Việt Nam hội nhập ATIGA, Bộ Công Thương đã theo dõi sát sao, lắng nghe và nắm bắt được tình trạng mặt hàng đường của Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam được trợ cấp, bán phá giá thấp hơn nhiều so với giá bán ở thị trường nội địa Thái Lan. Bộ Công Thương đã hướng dẫn các doanh nghiệp về các điều kiện, quy định của pháp luật để tiến hành đề nghị điều tra áp dụng PVTM. Sau khi xem xét hồ sơ của ngành đường thỏa mãn các quy định, tháng 9/2020, Bộ Công Thương đã quyết định khởi xướng tiến hành điều tra áp dụng PVTM đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan.

Kỳ II: Cách nào
Tọa đàm "Phòng vệ thương mại: Cú hích phát triển ngành mía đường trong tình hình mới". Ảnh Cấn Dũng

Kết quả cho thấy, đường Thái Lan ép giá đường Việt Nam, dẫn đến thiệt hại lớn cho ngành sản xuất trong nước. Số doanh nghiệp đường Việt Nam đã ngày càng bị thu hẹp, nhiều nhà máy đã phải dừng hoạt động hoặc cắt giảm 30% sản lượng niên vụ 2019-2020. Đường nhập khẩu từ Thái Lan bán phá giá, đã khiến giá đường trong nước bị sụt giảm mạnh, các nhà máy đường hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, kéo theo giá mua mía nguyên liệu cho nông dân giảm xuống thấp, người nông dân thua thiệt, một số nơi đã bỏ trồng mía. Số liệu điều tra của Bộ Công Thương cho thấy, diện tích trồng mía của Việt Nam đã bị suy giảm khoảng từ 30-40%.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, mức trợ cấp của Chính phủ Thái Lan về giá đối với sản xuất mía vào khoảng 5%; đường Thái Lan bán phá giá vào Việt Nam lên đến gần 45% đối với đường tinh luyện, phá giá khoảng 30% đối với đường thô. Bộ Công Thương cho biết, có đủ bằng chứng thực tiễn và cơ sở pháp lý khẳng định, Thái Lan bán phá giá đường vào Việt Nam. Ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 477/2021/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan (mức thuế chống bán phá giá đường tinh luyện là 48,88%; đường thô là 33,88%), trên cơ sở tuân thủ đúng các qui định pháp luật trong nước và quốc tế.

Ngày 12/5 vừa qua, Bộ Công Thương đã tổ chức phiên tham vấn công khai với tất cả các bên có liên quan để lắng nghe quan điểm, ý kiến, phản biện… Các bước cuối cùng của quá trình điều tra, xử lý vụ việc này hiện đang tiếp tục triển khai, dự kiến Bộ Công Thương sẽ sớm đưa ra kết luận và quyết định về mức thuế chính thức sau khi tham vấn đầy đủ ý kiến của tất cả các bên có liên quan.

Tác động lan tỏa

Ông Nguyễn Văn Lộc - quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) - cho biết, ngay khi Bộ Công Thương quyết định điều tra (tháng 9/2020), giá đường sản xuất trong nước đã được cải thiện, mở ra cho doanh nghiệp và người nông dân một tương lai mới. Giá đường trong nước cải thiện có lợi cho sản xuất, các nhà máy đường đã nâng giá mua mía cho nông dân kể từ đầu niên vụ 2020-2021, người nông dân rất phấn khởi. Đây là một quyết định mang lại sự hồi sinh cho ngành mía đường Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Lộc nhận định: Nếu trong năm 2020 và đầu năm 2021, Bộ Công Thương không đưa ra được quyết định điều tra, quyết định áp thuế tạm thời chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan, thì niên vụ 2020-2021 có lẽ sẽ là vụ sản xuất cuối cùng của ngành mía đường Việt Nam.

Ở góc độ doanh nghiệp sản xuất, ông Võ Thành Đàng - Chủ tịch HĐQT/Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS), chia sẻ: Dù Bộ Công Thương mới có quyết định tạm thời áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan, song hoạt động của các nhà máy đường đã có những cải thiện, có điều kiện để duy trì vùng nguyên liệu. Nông dân trồng mía và doanh nghiệp tin tưởng vào Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ sản xuất trong nước đúng pháp luật khi hội nhập quốc tế. Ông Đàng kiến nghị, Bộ Công Thương cần sớm kết luận và chính thức áp thuế CBPG, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan.

Kỳ II: Cách nào
Đóng bao đường. Ảnh Cấn Dũng
Bà Phạm Châu Giang - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại:

Phòng vệ thương mại như con dao 2 lưỡi, có thể hỗ trợ nông dân, các nhà máy đường, nhưng nó cũng tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp sử dụng đường làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa, ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Trên cơ sở đánh giá tác động kinh tế, xã hội việc áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ đưa ra quyết định phù hợp nhất, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. Nhưng dù chọn phương án nào, thì cũng sẽ rất khó có thể làm hài lòng được tất cả các bên.

Liên quan đến mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan, có sự chênh lệch 15% giữa đường tinh luyện và đường thô (thuế đường thô thấp hơn đường tinh luyện), ông Đàng cho rằng, phương án này sẽ góp phần hỗ trợ sản xuất đường trong nước (nhập khẩu đường thô về tinh luyện), phù hợp tinh thần WTO, giảm bớt được nhập lậu đường, hài hòa được lợi ích giữa các bên liên quan.

Tuy nhiên, đại diện VSSA và một số doanh nghiệp đường, người nông dân trồng mía, lại không ủng hộ phương án nêu trên. Ông Nguyễn Văn Lộc cho biết, sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định 477/2021/QĐ-BCT áp thuế tạm thời chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan, có sự chênh lệch mức thuế 15% giữa đường thô và tinh luyện, VSSA đã rà soát lại thì thấy, căn cứ giá đường thô thế giới, khi nhập khẩu đóng thuế chống bán phá giá 33,8% và cộng thêm 5% thuế nhập khẩu theo ATIGA, thì đường thô từ Thái Lan nhập khẩu về Việt Nam, mức giá cũng mới chỉ tương đương với giá mía sản xuất ở trong nước thời điểm hiện nay. Với mức giá này, các nhà máy đường chẳng dại gì mua mía của nông dân, họ sẽ nhập khẩu đường thô về để luyện. Ông Lộc cho rằng, khi chính thức áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan, Bộ Công Thương nên cân nhắc về mức thuế đối với đường thô làm sao hỗ trợ người nông dân được mua mía với giá bằng giá mía trong khu vực, như vậy họ mới tiếp tục trồng mía, các nhà máy đường mới có nguyên liệu.

Ngoài ra, theo ông Lộc, ngay sau khi áp thuế sơ bộ, đã xuất hiện đường từ Thái Lan nhập khẩu “biến tướng” (gian lận xuất xứ) đi qua các nước ASEAN khác rồi về Việt Nam nhằm “né” thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp. Các cơ quan chức năng cần có các giải pháp đồng bộ bên cạnh biện pháp PVTM, để chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống các hành vi gian lận thương mại, nhập lậu bằng nhiều hình thức khác nhau. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, thị trường Việt Nam đã bị đường nhập khẩu theo hình thức nhập về để sản xuất xuất khẩu, nhưng không sản xuất và xuất khẩu, mà gian lận tiêu thụ ở thị trường nội địa để trục lợi hưởng chênh lệch giá.

Phản hồi ý kiến của doanh nghiệp và đại diện VSSA, bà Phạm Châu Giang cho biết, qua theo dõi của Bộ Công Thương, nhập khẩu đường từ các nước ngoài Thái Lan tăng là có. Số liệu tháng 3/2021 cho thấy, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan giảm nhiều, nhưng nhập khẩu từ Malaisia, Indonesia, Camphuchia, Myanmar… đã tăng và tổng khối lượng nhập khẩu từ các nước này đã tương đương với lượng nhập khẩu từ Thái Lan trước đây. Tuy nhiên, theo bà Giang, để xử lý việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đường nhập khẩu từ Thái Lan qua các nước khác về Việt Nam theo đúng pháp luật, thông lệ quốc tế, cần phải có quá trình điều tra, dựa trên dữ liệu chính xác. Bà Giang khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình để đưa ra các phương án xử lý phù hợp, đúng đắn.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ số.
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim lớn nhất của Việt Nam, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 98,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 346.283 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Hàng trăm sản phẩm thuộc 42 bộ sản phẩm của 32 doanh nghiệp, cơ sở trong tỉnh Khánh Hòa được trưng bày, giới thiệu tại hội nghị kết nối cung - cầu.
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Chiều 7/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 10 tháng năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt 881,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 162,6 triệu USD.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, 10 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 168,5 tỷ USD.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Sáng 7/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Với việc nâng cao chất lượng, gạo Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu, đang khẳng định và giữ thị phần tại thị trường thế giới.
Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã tới vùng sâu, vùng xa.
Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc năm 2024 quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp về dược liệu...
Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Tháng 10/2024, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục qua Cục Hải quan Hải Phòng đạt 12,15 tỷ USD, tăng 15,73% so với tháng 9/2024.
Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Tại triển lãm quốc tế Vietfood & Beverage - Propack Vietnam 2024, khách tham quan được nếm nhiều hương vị quốc tế từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á.
Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Tính đến ngày 15/10/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Sự kiện quốc gia về Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Hà Nội.
Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Sáng 6/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm gần đạt con số 650 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hoá tăng 14,9%.
Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 13/11, tại TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn đại biểu của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Hội chợ và Diễn đàn kinh tế quốc tế Hồng Kiều 2024.
Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á.
Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo quy định pháp luật về thương mại điện tử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động