Chúng ta đang sống trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, cho nên truyền thông xã hội, MXH đang trở thành 1 phần tất yếu. Chúng ta nên làm như thế nào để có cách ứng xử phù hợp, thích hợp nhất.
MXH thực sự là có tiện ích, có xây đắp, nhưng cũng có hủy hoại, tàn phá. Những hủy hoại, tàn phá có thể ngay lập tức hoặc âm thầm sau đó. Do vậy, các nhà báo, cơ quan báo chí phải nhận thấy mình tham gia vào mặt trận, thế giới truyền thông này như thế nào cho đúng với trách nhiệm chúng ta - người cung cấp thông tin chính xác cho xã hội và dẫn dắt dư luận xã hội.
Thông tin trên MXH không được kiểm soát, kiểm chứng cho nên xô bồ, hỗn tạp. Vậy khi tiếp cận với các nguồn tin đó, đòi hỏi nhà báo với một trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp, một khả năng tác nghiệp chuẩn mực, sàng lọc được những thông tin tốt, gạt bỏ những thông tin xấu. Thậm chí, nhà báo còn phải đấu tranh lại những thông tin xấu, độc.
Nhiều cơ quan báo chí hiện nay đang xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, cơ quan truyền thông đa phương tiện, có báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử… Tôi nghĩ, đó là một xu hướng tốt. Không ít cơ quan báo chí đã thành công bước đầu, nhưng để đối mặt với những vấn đề mới của thời đại truyền thông kỹ thuật số, tôi nghĩ đây là cuộc vật lộn vẫn còn rất gian nan và đòi hỏi ở chúng ta phải vừa đổi mới sáng tạo, nhưng phải giữ được căn cốt của báo chí.
Như ông chia sẻ, trách nhiệm xã hội của nhà báo vô cùng quan trọng, đặc biệt đứng trước sức hấp dẫn về việc sử dụng MXH để lan truyền thông tin, câu views đối với tác phẩm của mình, nhưng bên cạnh đó, cũng rất dễ sa đà vào các mục đích khác. Vậy làm thế nào để hài hòa, thưa ông?
Báo chí và MXH - nên đối lập hay tương tác? Đương nhiên, chúng ta không thể đối lập mà phải tương tác, đấu tranh với những cái không tốt.
Có thể nói rằng, báo chí không bao giờ thắng được MXH nhưng báo chí sẽ vượt trội MXH bằng tính trách nhiệm, bằng sự chuẩn mực của các nhà báo. Điều gì làm cho báo chí tiếp tục khẳng định vai trò đối với đời sống xã hội? Đó chính là độ tin cậy và sức thuyết phục. Sức thuyết phục và độ tin cậy cũng chính là "con đường sống" của báo chí trong thời đại truyền thông kỹ thuật số.
Việc nhiều views trên MXH không chỉ đem lại danh tiếng mà còn cả lợi ích vật chất. Sức hấp dẫn lớn như vậy có phải là thách thức với nhà báo không? Xin ông cho biết, chúng ta sẽ phải quản lý vấn đề này như thế nào cho hiệu quả?
Trong 10 Điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Điều 5 rất quan trọng. Đó là, nhà báo phải chuẩn mực, trách nhiệm khi tham gia MXH. Bên cạnh đó, Quy tắc sử dụng MXH của người làm báo Việt Nam nêu rất rõ 4 Điều nên làm và 8 Điều không được làm. Và, đó chính là quy định rõ ràng, cụ thể cho mỗi nhà báo, khi tham gia MXH phải chuẩn mực và trách nhiệm.
Nhà báo có thể thiết lập tài khoản để đăng tin, đăng bài, tăng lượng người đọc. Nếu những thông tin mà nhà báo đưa lên MXH theo hướng khích lệ những cái tốt, đấu tranh cái xấu, thì tài khoản của nhà báo đó được nhiều người quan tâm, góp phần làm tăng uy tín của nhà báo khi tham gia MXH.
Một số nhà báo chạy theo câu views để có nhiều người đọc và truy cập, đó thực sự là vấn đề cần hết sức lưu ý. Tôi nghĩ, các nhà báo đều mong muốn có nhiều người đọc, nhưng phải trên tinh thần tôn trọng sự thật, nói những điều có ích cho xã hội. Tính hấp dẫn của báo chí là bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý và lẽ phải. Không thể bỏ qua những nguyên tắc nghề nghiệp, đạo đức để có nhiều người truy cập mà từ đó, có thể gây tổn hại cho xã hội.
Nghề báo là nghề đặc biệt, đòi hỏi tinh thần cống hiến, không thể dùng nghề để trục lợi.
Nghề báo là nghề cao quý, được xã hội tôn vinh. Mỗi người làm nghề phải ý thức được trách nhiệm. Chúng ta tôn trọng sự thật, bảo vệ sự thật; phấn đấu vì một nền báo chí giàu sức chiến đấu, giàu tính nhân văn.
Nhiều ý kiến cho rằng, nguồn nhân lực cho các cơ quan báo chí đang trở nên khó khăn, khi mà sức hút của nghề không còn hấp dẫn nữa. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Tôi không cảm thấy như vậy. Tôi vẫn thấy báo chí có sức mạnh đối với xã hội. Nhiều người vẫn tiếp tục thi vào các khoa báo chñ. Baáo chñ vêîn laâ một nghïì töët đối với xã hội, và vẫn được xã hội đánh giá cao.
Báo chí là một nghề có sức mạnh và có quyền lực. Làm nghề tử tế thì báo chí có sức mạnh, có uy tín. Uy tín cho cá nhân nhà báo và cơ quan báo chí, đồng thời để chúng ta xây dựng được một môi trường báo chí thông tin lành mạnh, góp phần làm cho đất nước phát triển và đời sống xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Và, không chỉ bây giờ mà còn rất nhiều năm về sau nữa, không ai, không một phương tiện thông tin nào có thể phủ nhận được vai trò thông tin của báo chí. Báo chí hơn các nguồn truyền thông xã hội, đó là tính trách nhiệm, độ tin cậy, sự kiểm soát, tính giáo dục và tính tổ chức. Báo chí được trao trách nhiệm, trao sứ mệnh cung cấp thông tin cho xã hội, định hướng dư luận xã hội theo giá trị tốt đẹp, đấu tranh chống lại những cái xấu, cái ác. Làm báo nghĩa là chúng ta đang xây dựng và vun đắp cho nền tảng tinh thần của xã hội, làm cho xã hội phát triển ngày càng lành mạnh hơn.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nghề báo là nghề cao quý, được xã hội tôn vinh. Mỗi người làm nghề phải ý thức được trách nhiệm của mình. |