Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 17:25

Làm rõ nguyên nhân các kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện

Việc tồn tại số lượng lớn các kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện đang đặt ra những thách thức cho các các cơ quan có thẩm quyền.

Kết luận, kiến nghị kiểm toán bị “ngó lơ” nhiều năm

Tại Phiên giải trình việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đến hết niên bộ ngân sách nhà nước năm 2021, diễn ra sáng 8/9, lần đầu tiên những vấn đề về việc tồn tại số lượng lớn các kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện đã được trao đổi, đánh giá dưới góc nhìn nhiều chiều của các đại biểu Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán.

Phiên giải trình việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đến hết niên bộ ngân sách nhà nước năm 2021

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, thời gian vừa qua, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã rất tích cực trong triển khai thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

Đặc biệt, trong 4 tháng gần đây, sau khi Ủy ban Tài chính - Ngân sách ban hành Kế hoạch tổ chức Phiên giải trình, sự chuyển biến tích cực, số lượng kết luận, kiến nghị kiểm toán thực hiện tăng lên đáng kể. Trong đó, nhiều kết luận, kiến nghị tồn đọng nhiều năm cũng được quan tâm thực hiện.

Tuy nhiên, số kết luận, kiến nghị kiểm toán tồn đọng, tích lũy nhiều năm chưa thực hiện đến 31/3/2023 còn rất lớn và tồn tại ở hầu hết các Bộ, ngành, địa phương.

“Nguyên nhân, lý do chưa thực hiện kết luận, kiến nghị khá đa dạng; nhiều kết luận, kiến nghị cần nhiều cơ quan vào cuộc mới có thể xem xét, xử lý” - ông Mạnh cho hay.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh phát biểu tại phiên giải trình

Chỉ ra nguyên nhân khiến kiến nghị kiểm toán còn tồn đọng, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ nêu rõ, qua rà soát, phân tích đối với các kiến nghị xử lý tài chính, xử lý khác chưa thực hiện tính đến 31/3/2023 là 108.180,2 tỷ đồng (trong đó kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước là 45.552 tỷ đồng; còn lại chủ yếu là các khoản kiến nghị hoàn thiện thủ tục để thanh quyết toán theo quy định). Kiểm toán nhà nước đã phân loại 4 nhóm nguyên nhân và trách nhiệm chưa thực hiện kiến nghị, với 15 nguyên nhân cụ thể.

Trong đó, nhóm nguyên nhân thuộc trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán là 63.291,2 tỷ đồng, chiếm 58,5%; nhóm nguyên nhân thuộc trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước chiếm 2,28%; nhóm nguyên nhân chưa thực hiện do trách nhiệm của bên thứ 3 chiếm 14,3 %; nhóm nguyên nhân khác chiếm 24,9%.

Đối với nhóm kiến nghị về cơ chế, chính sách, đến 31/3/2023, tổng số các kiến nghị về cơ chế, chính sách chưa được thực hiện là 433 kiến nghị. Nguyên nhân chưa thực hiện đối với nhóm kiến nghị này chủ yếu là do quá trình sửa đổi, thay thế hoặc bổ sung liên quan đến cơ chế, chính sách thường mất nhiều thời gian hoặc phải đợi cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phải chờ để sửa đổi đồng bộ cùng các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Bên cạnh đó, một số kiến nghị do đơn vị chưa báo cáo tình hình thực hiện nên Kiểm toán nhà nước chưa nắm bắt được kết quả thực hiện; trong khi đó, trước năm 2023, Chính phủ chưa có một đầu mối đôn đốc, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán về cơ chế chính sách.

Về kiến nghị về kiểm điểm trách nhiệm, đến 31/3/2023, tổng số các kiến nghị chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm chưa được thực hiện là 746 kiến nghị.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại phiên giải trình

Việc thực hiện kiến nghị kiểm toán chưa được quan tâm đúng mức

Làm rõ hơn vấn đề này từ thực tiễn địa phương, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, qua tổng hợp, rà soát, thành phố nhận diện 14 nguyên nhân dẫn đến nhiều kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện. Trong đó có một số nguyên nhân lớn như: nhà thầu chưa thống nhất được với chủ đầu tư về thực hiện kiến nghị kiểm toán; dự án đang trong giai đoạn triển khai chưa quyết toán hoàn thành nên chưa thực hiện; doanh nghiệp hoặc các đơn vị liên quan gặp khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, “nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là sự thiếu quyết tâm, quyết liệt của đơn vị được kiểm toán, việc thực hiện kiến nghị kiểm toán chưa được quan tâm đúng mức” - ông Hà Minh Hải nhấn mạnh.

Để có cơ sở tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, sử dụng ngân sách cũng như thực hiện kiến nghị kiểm toán, TP. Hà Nội kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng cần hoàn thiện về cơ chế chính sách.

Trong đó, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng, khai thác đối với quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước không phải là nhà đang ở giao cho các công ty quản lý, kinh doanh nhà quản lý cho thuê; ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2017/NĐ-CP trong đó có quy định về sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; ban hành quy định tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong việc sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm, mặc dù Bộ Giao thông vận tải đã rất tích cực đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn một số kiến nghị chưa được giải quyết dứt điểm do nhiều nguyên nhân.

“Để giải quyết các tồn tại này, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Kiểm toán nhà nước xem xét ý kiến giải trình của các đơn vị đối với các nội dung chưa thống nhất đối với kết luận và kiến nghị Kiểm toán nhà nước để Bộ có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo. Đồng thời, xem xét, có cơ chế xử lý cụ thể đối với các nội dung kiến nghị, không có tính khả thi hoặc không thể thực hiện” - ông Lâm đề xuất.

Tại Phiên giải trình, nhiều ý kiến cũng kiến nghị Kiểm toán nhà nước và cơ quan có thẩm quyền có giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các kiến nghị kiểm toán do nguyên nhân khách quan như doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động, các kiến nghị từ nhiều năm trước chưa thể thực hiện do thay đổi cơ chế, chính sách…

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, trên cơ sở các ý kiến phản ánh, kiến nghị của các đơn vị, địa phương, Ủy ban Tài chính - Ngân sách sẽ kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương cần kịp thời hướng dẫn, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để xử lý các đề xuất, kiến nghị thuộc chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ kịp thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật liên quan như Luật Ngân sách nhà nước hay các nghị định, thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành... nhằm tạo hành lang pháp lý để thực hiện tốt hơn các kết luận, kiến nghị kiểm toán và ngăn ngừa các hành vi vi phạm trong quy định về quản lý tài chính công và tài sản công.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria

Bộ Công Thương tiên phong cắt giảm, đơn giản thủ tục kinh doanh

Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế