Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 07:22

Lạng Sơn: Xây dựng cửa khẩu thông minh, thúc đẩy giao thương hàng hoá

Tỉnh Lạng Sơn đặt mục tiêu thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh, thúc đẩy kinh tế biên mậu giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn tăng trưởng mạnh

Lạng Sơn là cửa ngõ quan trọng, nối giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, hành lang kinh tế trọng điểm quốc gia Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Cùng với hệ thống đường sắt, đường bộ thuận tiện, Lạng Sơn đã và đang là cầu nối, cửa ngõ quan trọng không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, đóng góp tích cực trong quá trình tham gia hội nhập khu vực.

Lạng Sơn có 12 cặp cửa khẩu quốc tế, song phương, cửa khẩu phụ...

Lạng Sơn có lợi thế có 12 cặp cửa khẩu quốc tế, song phương, phụ trên địa bàn tỉnh, trong đó cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị là cửa khẩu đường bộ thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, với lưu lượng lớn nhất khu vực phía Bắc.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, 6 tháng đầu năm tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tăng mạnh, ước đạt 2.285 triệu USD, bằng 60,1% kế hoạch, tăng 101,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó xuất khẩu đạt 1.280 triệu USD, bằng 98,5% kế hoạch, tăng 322,4%; nhập khẩu đạt 1.005 triệu USD, bằng 40,2% kế hoạch, tăng 20,6%.

Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại, tỉnh Lạng Sơn đang tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu.

Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển kinh tế cửa khẩu, từng bước trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục triển khai lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu vực cửa khẩu chính Chi Ma; báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép dừng lập điều chỉnh cục bộ và chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Hướng tới xây dựng cửa khẩu thông minh

Mới đây, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào tháng 6, tỉnh Lạng Sơn đã ký kết một thỏa thuận khung với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc về thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh. Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy kinh tế biên mậu giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, tăng cường thông quan hàng hóa, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung.

Theo nội dung Thỏa thuận khung ký kết, cửa khẩu thông minh được xây dựng thí điểm tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc), cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc). Hai bên sẽ triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh theo hai mô hình vận chuyển đường sắt trên không thông minh và bằng xe tự hành AGV trên mặt đất.

Tại hội nghị chuyên đề do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 23/8 để xem xét, nghe ý kiến của đại diện các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp về dự thảo Đề án thí điểm xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh, ông Lê Văn Thắng - Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, mục tiêu của mô hình cửa khẩu thông minh là xây dựng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trở thành "cửa khẩu kiểu mẫu"; phấn đấu xây dựng Lạng Sơn sớm trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế cửa khẩu trọng điểm của vùng Đông Bắc.

Mô hình cửa khẩu thông minh dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình giao, nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu để nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng của thương nhân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Đặc biệt, mô hình cửa khẩu thông minh sẽ giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, giảm chi phí vận chuyển, thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu; tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân biên giới…

Với mô hình cửa khẩu thông minh, tỉnh Lạng Sơn phấn đấu đến năm 2030 nâng cao năng lực thông quan tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh lên khoảng 4 - 5 lần so với thời điểm hiện tại; cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị từ 750 xe/ngày lên 2.500 - 3.000 xe/ngày; cửa khẩu phụ Tân Thanh từ 300 xe/ngày lên 1.500 - 2.000 xe/ngày. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu Hữu Nghị phấn đấu đạt 100 tỷ USD; qua cửa khẩu Tân Thanh đạt 25 tỷ USD.

Đồng thời, vận hành chính thức tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực cặp cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc) và trở thành lối mở thông quan của cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc)...

Việc triển khai thí điểm chuyển đổi số khu vực cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn đang dần tạo nên một mô hình kiểu mẫu về cửa khẩu số trong cả nước, góp phần hình thành hệ thống cửa khẩu số quốc gia, phục vụ cho quản lý nhà nước của Chính phủ và các địa phương phòng chống tiêu cực, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Về phía địa phương, với mô hình này, Lạng Sơn kỳ vọng sẽ phát huy được tối đa tiềm năng thế mạnh của mình trong kinh tế cửa khẩu, qua đó góp phần hiện đại hóa khu vực cửa khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc cũng như nhập khẩu hàng hóa thiết yếu từ nước bạn để phục vụ sản xuất và đời sống, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Chính thức thông quan hàng hóa Việt - Lào qua cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An)

Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Vùng biên Bình Liêu: Đầu tư hạ tầng thương mại, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế

Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng và thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Nhộn nhịp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc

Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa đạt gần 46 triệu USD

Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao

Móng Cái: Hơn 1,3 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu

Ngày 27/9 sẽ diễn ra Hội thảo kết nối vùng qua cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc (Lào)

Lạng Sơn: Khoác áo mới cho chợ miền núi, biên giới

‘Xây dựng cửa khẩu thông minh thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp’

An Giang đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển thương mại biên giới

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt 2.778 triệu USD

Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan