Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 11:03

Lào Cai: Chuyển đổi giúp từ 'sản xuất nông nghiệp' sang 'kinh tế nông nghiệp'

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Lào Cai giúp thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”.

Theo UBND tỉnh Lào Cai, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Lào Cai được xác định nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”…

Chuyển đổi số đang trở thành công cụ chính trong sản xuất của khá nhiều nông trại, hợp tác xã (Ảnh: LCTV)

Nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số nông nghiệp được coi là cơ hội để Việt Nam thay đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị chuyển sang nền nông nghiệp thông minh, kinh tế nông nghiệp số. Đồng thời là giải pháp then chốt thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam vươn lên tầm cao, phát triển một cách bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thể hiện trách nhiệm hơn với môi trường.

Nhận định rõ tầm quan trọng của chuyển đối số trong phát triển nông nghiệp, nông nghiệp là một trong 11 lĩnh vực được tỉnh Lào Cai ưu tiên chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Lào Cai được xác định nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”; góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, giúp nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, hướng tới nông thôn mới thông minh.

Theo đó trong thời gian vừa qua, tỉnh Lào Cai tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, gồm: Khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Đào tạo nông dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ, ...) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp. Duy trì, phát triển các hệ thống, thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, phòng chống cháy rừng (trang bị các cảm biến, trạm quan trắc… ở cơ sở, khu vực nguy cơ cao để thu thập thông tin) để đưa ra cảnh báo, giúp cơ quan chức năng, người dân có biện pháp ứng phó kịp thời. Bước đầu xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành, như: Theo dõi diễn biến rừng, đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, môi trường, thời tiế,… để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số…

Chuyển đổi số giúp chuyển đổi từ "sản xuất công nghiệp" sang "kinh tế công nghiệp"

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, hiện trên địa bàn tỉnh 100% các sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai được đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử; 220 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân với trên 400 sản phẩm tham hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại; 105 doanh nghiệp/ hợp tác xã của tỉnh với 329 dòng sản phẩm được minh bạch thông tin, rõ nguồn gốc xuất xứ...

Ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai cho biết: Để nhanh chóng hoàn thành chuyển đổi số nông nghiệp, tỉnh Lào Cai ưu tiên triển khai Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh.

Theo đó, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Lào Cai năm 2024, trong đó đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc thực hiện xây dựng Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số với 05 giải pháp nhằm phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp; đặc biệt là hình thành vai trò trung tâm của người dân tham gia thực hiện Chương trình; đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư, ứng dụng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện hiệu quả Chương trình; khuyến khích người dân nông thôn chủ động thực hiện chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng tiếp cận dịch vụ và đời sống của người dân.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chuyển đổi số nông nghiệp vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế, làm ảnh hưởng đến tiến trình chung. Trong đó phải kể đến tình trạng cơ sở hạ tầng số ở khu vực nông thôn của tỉnh mặc dù đã được đầu tư xong vẫn cần được cải thiện, quy mô ứng dụng chuyển đổi số vẫn cần được mở rộng. Nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của nông dân còn hạn chế, diện tích canh tác nhỏ; doanh nghiệp nông nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho chuyển đổi số. Vì vậy, để thực hiện thành công bài toán chuyển đổi số ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung triển khai một số giải pháp đó là: Nâng cao nhận thức của các địa phương, doanh nghiệp và nhất là người nông dân về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp; Xây dựng hạ tầng công nghệ số hiện đại và đồng bộ với chi phí cạnh tranh; Sớm phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng hệ thống dữ liệu ngành nông nghiệp; Nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân; Xây dựng và hoàn thiện chính sách phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp phù hợp và kịp thời, tạo động lực thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số ngành nông nghiệp đúng trọng tâm và hiệu quả.

Linh Nhi
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập