Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lao động nông nghiệp nông thôn: "Lượng" nhiều, "chất" ít

Lực lượng lao động lớn nhưng trình độ, kỹ năng còn nhiều hạn chế. Tình trạng thiếu hụt lao động về chất lượng và số lượng. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề vẫn còn nhiều hạn chế…. Đây là những rào cản trong chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nông nghiệp trong bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).    

Sáng nay (1/8), Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL”.

Phần lớn lao động trong ngành nông lâm thủy sản chưa qua đào tạo

Chia sẻ kết quả khảo sát của Ipsard trên địa bàn 7 tỉnh ĐBSCL gồm: An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Long An và Bình Dương về chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL, bà Trần Thị Thanh Nhàn – Phó trưởng Bộ môn nghiên cứu Thị trường và ngành hàng (Ipsard) – cho hay, lao động khu vực này đang có xu hướng già hóa, tỷ lệ lao động trong độ tuổi dưới 35 giảm từ 45,5% năm 2012 xuống còn 38,9% năm 2017, lao động từ 50 tuổi trở lên tăng từ 20,7% lên 26,8%. Trong ngành nông lâm thủy sản, lao động dưới 35 tuổi giảm 37,4% xuống 26,2% và lao động từ 50 tuổi trở lên tăng 24,1% lên 34,1%.

lao dong nong nghiep nong thon luo ng nhie u cha t i t
Lao động nông nghiệp nông thôn: Lực lượng lớn nhưng trình độ, kỹ năng còn nhiều hạn chế

Phần lớn lao động trong ngành nông lâm thủy sản là chưa qua đào tạo, nhưng trình độ lao động nông nghiệp ngày càng được cải thiện khi tỷ lệ chưa qua đào tạo giảm từ 97,1% năm 2011 xuống còn 90,8% năm 2017. Năng suất lao động ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng cao hơn hẳn so với ngành nông lâm thủy sản. Lao động có xu hướng dịch chuyển từ nông lâm thủy sản sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.

Trong nội ngành nông lâm thủy sản, lao động dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang ngành thủy sản. Lao động phi chính thức vùng ĐBSCL chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước, tuy nhiên có xu hướng giảm dần. Thu nhập bình quân lao động vùng ĐBSCL tăng dần, tuy nhiên, thu nhập lao động ngành nông lâm thủy sản thấp nhất, thấp hơn 1,6 lần so với công nghiệp - xây dựng và 1,1 lần so với dịch vụ. Tuy nhiên, khoảng cách này đang được thu hẹp dần.

Lao động nông lâm thủy sản chủ yếu là người già, kỹ năng kém, tình trạng thiếu lao động khi vào vụ. Lao động phi nông nghiệp tại tỉnh không có nhiều cơ hội việc làm trong tỉnh, tuy vậy, tình trạng tuyển lao động khó khăn, lương thấp, công việc đối với các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản không ổn định…

Về rào cản trong chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn vùng ĐBSCL, bà Trần Thị Thanh Nhàn cho rằng đầu tiên xuất phát từ chính bản thân người lao động. Cụ thể, trình độ lao động thấp, thiếu kỹ năng, tính chuyên nghiệp, ý thức người lao động thấp… Cạnh đó, rào cản đến từ chính thị trường lao động tại địa phương. Theo đó, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giảm, cơ cấu chuyển dịch chậm dẫn tới thu nhập người làm nông lâm thủy sản thấp. Việc phát triển của các doanh nghiệp khu vực này còn hạn chế. Điều tra của Ispard cũng chỉ ra, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp khu vực này thấp nhất cả nước - chỉ ở con số 8% so với con số 21% ở đồng bằng sông Hồng và 120% ở Đông Nam bộ. Phát triển hợp tác xã (HTX), liên kết còn khó khăn, chưa phát triển được các HTX chế biến, HTX nông lâm thủy sản giảm 8,8%/năm giai đoạn 2012-2017.

Thiếu sự kết nối giữa cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp

Tại hội thảo, kinh nghiệm, yếu tố thành công hay khó khăn thách thức đối với các địa phương trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu của tái cơ cấu nông nghiệp, trong vấn đề triển khai các chương trình, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn hay phát triển các làng nghề để giải quyết việc làm, giữ lao động ở lại nông thôn cũng được các chuyên gia chia sẻ và thảo luận.

Ông Trương Tiến Thọ - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang – cho rằng, trong lĩnh vực đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thì sự phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ. Điều này đã ảnh hưởng đến công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động. Cạnh đó, hầu hết các cơ sở dạy nghề chưa tiếp cận với doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng, ngược lại, các doanh nghiệp cũng chưa đạt ra tiêu chí người lao động phải có tay nghề trước khi tuyển dụng.

Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Thị Thanh Nhàn cho hay, ĐBSCL là vùng được hỗ trợ đào tạo lớn nhất cả nước nhưng hiệu quả đào tạo lại thấp nhất, có 78,3% lao động được đào tạo có việc làm (trung bình cả nước là 81,3%). Thực tế, có 93,7% lao động được đào tạo nghề phải tự tạo việc làm; có 4,15% lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm và chỉ có 0,98% lao động được doanh nghiệp tuyển dụng. Nguyên nhân do việc triển khai các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn thiếu thực tế, tập trung vào lý thuyết quá nhiều. “Phần lớn các doanh nghiệp không tuyển được lao động đã được đào tạo ở khu vực phi nông nghiệp. Nguyên nhân do, nếu họ tuyển lao động có đào tạo thì phải trả mức lương cao hơn 7% so với lao động chưa qua đào tạo, trong khi họ vẫn phải đào tạo lại khi sử dụng lao động này”, bà Trần Thị Thanh Nhàn nhấn mạnh.

Câu hỏi đặt ra là giải pháp nào trong việc chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn khu vực này? Ông Trần Công Thắng – Phó Viện trưởng Phụ trách Ipsard – nhận định, trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, đất nông nghiệp đang thu hẹp dần đòi hỏi đặt ra các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn để có năng lực cũng như kỹ năng mới để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Ông Trần Công Thắng cho rằng, việc ưu tiên đào tạo các ngành nghề phù hợp với ngành lĩnh vực sản xuất chuyển đổi là vấn đề được đặt ra. Cạnh đó, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư doanh nghiệp tại các địa phương. Tích cực triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hỗ trợ đầu tư khởi nghiệp đặc biệt cho lao động trẻ. Đồng thời, hướng đến xuất khẩu lao động nông nghiệp cũng là giải pháp được tính đến. Ông Trần Công Thắng kiến nghị, cần nghiên cứu thị trường lao động trọng điểm về phân khúc thị trường, chính sách nhập khẩu lao động, yêu cầu của từng thị trường. Tăng cường liên kết, hợp tác với các quốc gia sản xuất nông nghiệp tiên tiến trên thế giới; Khuyến khích và ưu tiên lao động trẻ có trình độ tham gia xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Tiếp tục đẩy mạnh chính sách tín dụng ưu đãi, linh hoạt đối với xuất khẩu lao động.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Liên quan đến thông tin Quỹ phòng chống thiên tai đang tồn hơn 2.000 tỉ đồng nhưng chi rất ít, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lên tiếng về việc này.
Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Áp thấp nhiệt đới có khả năng hình thành bão số 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan ngại nhất là mưa lớn có thể gây ngập lụt đô thị.
Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Sau nhiều ngày bị nước lũ nhấn chìm, vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng (Hà Nội) chết khô và bị bao phủ một màu vàng của lớp bùn đất trôi dạt.
Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Hơn 200 nghìn ha lúa bị ngập úng do bão số 3, gây thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng; còn rau màu và cây ăn quả bị hư hại, gây thiệt hại khoảng 1.250 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Vừa được công nhận là cây công nghiệp chủ lực quốc gia, ngành dừa Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ sự trở lại của sâu đầu đen.
Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường đóng vai trò quan trọng trong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh trong nông nghiệp.
4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

Các hồ chứa thủy điện đang thực hiện xả điều tiết tính đến 8 giờ ngày 16/9: Tuyên Quang (1 cửa), Thác Bà (2 cửa), Trung Sơn (3 cửa), Bản Vẽ (3 cửa).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra là trên 31.596 tỷ đồng.
Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Bão Yagi và mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tác động đến tăng trưởng. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau bão là hoạt động cấp thiết.
Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Do ảnh hưởng của bão Yagi kèm mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, các ruộng trồng hoa của người dân làng Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã bị tàn phá nặng nề.
Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 7h00 ngày 13/9, đã có 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi.
Chợ làng biển

Chợ làng biển 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi

Bình minh, hàng chục tàu thuyền khai một đêm đánh bắt hải sản bắt đầu đổ về chợ Châu Thuận Biển bán cá, tạo nên một khu chợ 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi.
VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

Góp ý Nghị định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai, VCCI lo tiền hỗ trợ chậm đến tay người dân.
Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 từ đêm ngày 7/9/2024 các khu vực trên địa bàn Hàm Yên (Tuyên Quang )đã có mưa to gây nhiều thiệt hại về người cũng như nhà ở.
Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14 giờ ngày 12/9/2024.
Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đã phấn đấu và đạt 19/19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Vỡ đê tại Tuyên Quang đã gây ngập úng 40ha, hiện còn 11 hộ bị cô lập, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Tổng hợp báo cáo cập mới nhất từ các địa phương, tính đến 19h00 ngày 10/9, tại 9 tỉnh/thành đã xảy ra 25 sự cố đê điều do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ.
Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Trong 12 giờ qua, trên sông Gâm, lũ tiếp tục lên đạt đỉnh rồi duy trì ở mức cao, trên sông Lô tại Hàm Yên và TP. Tuyên Quang lũ tiếp tục lên.
Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Sơn La đã làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị tắc...; ước tổng thiệt hại 70 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa

Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước

Lần đầu tiên thủy điện Tuyên Quang mở hết 8 cửa xả đáy, người dân vùng hạ du trong đó có Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước lũ.
Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Chiều ngày 9/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định thông tin đê Yên Lập vỡ sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) là sai sự thật.
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Đài Khí tượng thủy văn Tuyên Quang cảnh báo từ hôm nay 9/9, trên sông Gâm tại Chiêm Hóa, lũ tiếp tục lên với biên độ 1-2m, đỉnh lũ trên mức báo động 3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động