Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến 2030.
Phát triển mô hình kinh tế mới, tạo động lực cho tăng trưởng 3 trụ cột của kinh tế tuần hoàn

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm cho phát triển bền vững

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 được xây dựng bám sát các quan điểm sau: Thực hiện kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các cam kết về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, trung hòa các bon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ liên ngành và là trách nhiệm của toàn xã hội với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, cơ chế, định hướng, cung cấp thông tin, dữ liệu, tạo không gian, động lực và điều kiện cho quá trình chuyển đổi, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; quyền và lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng dân cư, các tổ chức và cá nhân là động lực dẫn dắt thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là tiến trình dài và liên tục, cần được đánh giá và điều chỉnh trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa trong suốt quá trình thực hiện. Tận dụng tối đa lợi thế, tiềm năng, đặc điểm của các ngành, lĩnh vực, từng vùng, miền và địa phương để lựa chọn, nghiên cứu, thí điểm, nhân rộng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp, hiệu quả, giàu tính cạnh tranh.

Khuyến khích áp dụng, thử nghiệm cơ chế, chính sách mới, phát triển hạ tầng liên kết, đồng bộ giữa các vùng, miền, tổ chức, cá nhân trong thực hiện kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng thành quả khoa học và công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, gắn với áp dụng kinh tế tuần hoàn ngay từ giai đoạn thiết kế, sản xuất, phân phối, thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải.

Phát huy nội lực, tính độc lập, tự chủ trong thực hiện kinh tế tuần hoàn, đồng thời tích cực tận dụng và thu hút các cơ hội, nguồn lực đầu tư từ bên ngoài. Thực hiện kinh tế tuần hoàn là tiến trình dài và liên tục, cần được đánh giá và điều chỉnh trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa trong suốt quá trình thực hiện; phát triển các thói quen tốt, bảo tồn và phát triển các nét văn hóa tốt trong sản xuất và tiêu dùng bền vững là điều kiện để duy trì tính bền vững trong thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên

Mục tiêu chung của Kế hoạch là: Hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên, nguồn nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng, hạn chế tối đa chất thải ra môi trường, thúc đẩy sự tái sinh của thiên nhiên trên cơ sở lựa chọn, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phổ biến và phù hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng về đổi mới, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn, gắn với thực hành tốt, tạo dựng văn hóa trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tiến tới hình thành xã hội tuần hoàn vật chất.

Mục tiêu đến năm 2025: Hoàn thành việc xây dựng, ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn của các ngành, lĩnh vực, địa phương; Thiết lập hệ thống tổ chức, quản lý, theo dõi, đánh giá, hỗ trợ và xây dựng khung giám sát chung về thực hiện kinh tế tuần hoàn; Kinh tế tuần hoàn được lồng ghép vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải ở các cấp, các ngành; Thiết lập cơ chế chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn và phát triển mạng lưới kinh tế tuần hoàn.

Đến năm 2030: Hoàn thành việc xây dựng, ban hành hướng dẫn áp dụng thực hiện kinh tế tuần hoàn cho các ngành, lĩnh vực trọng tâm; Hình thành môi trường thể chế, hệ thống chính sách, pháp luật, khoa học công nghệ và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong áp dụng kinh tế tuần hoàn theo hướng hiện đại trên nền tảng công nghệ số; Phát triển các thói quen, thực hành tốt về áp dụng kinh tế tuần hoàn vào sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; phổ biến, nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với lợi thế và đặc trưng của các ngành, lĩnh vực và từng địa phương; Hình thành các chuỗi cung ứng và thu hồi nguyên liệu, nhiên liệu theo các sản phẩm, dòng chất thải trọng tâm theo các chiến lược, biện pháp và tiêu chí của kinh tế tuần hoàn đối với một số sản phẩm có tiềm năng hoặc tiêu hao nhiều nguyên liệu, vật liệu và năng lượng; Đạt được các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, tái sử dụng, tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu trong khối ASEAN; đóng góp đáng kể vào mục tiêu phục hồi xanh ở các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; Đóng góp vào thực hiện thành công các chủ trương, chính sách, mục tiêu quan trọng đã được đề ra trong các Văn kiện của Đảng; chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Các chỉ tiêu cụ thế đến năm 2030

Tại Dự thảo Kế hoạch cũng đặt ra các chỉ tiêu cụ thế đến năm 2030 như sau:

Về sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật liệu; tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo: Tổng giá trị sản xuất tạo ra trên 1 đơn vị tài nguyên khoáng sản sử dụng GDP phân theo loại khoáng sản chính (Tỷ VNĐ/1000 tấn hoặc tốc độ tăng của Mr/GDP giảm) đạt nhóm đầu ASEAN; Tổng giá trị sản xuất (GDP) tạo ra trên 1 đơn vị tài nguyên nước sử dụng phân theo các lưu vực sông chính (triệu m3/GDP) đạt nhóm đầu ASEAN; Công suất các nhà máy điện sinh khối, điện sản xuất từ rác đạt 2.270 MW (chiếm 1,5% tổng công suất các nhà máy điện); Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tính trên đơn vị GDP (KgOE/GDP) giảm dần theo các năm; Tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt 15-20%.

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030
Tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt 15-20% ( Ảnh minh họa: Thu Hường)

Về kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân người dân (kg/người/ngày) giảm dần theo các năm; Tỷ lệ rác thải hữu cơ ở được tái chế, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn đến năm 2030 đạt 100% ở đô thị, 70% ở nông thôn; Tỷ lệ rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 đạt trên 70%; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp giảm 10% - 15% so với năm 2020; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng tăng dần theo các năm; Tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng theo quy định tăng dần theo các năm; Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đến năm 2030 đạt trên 70%.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội, đổi mới sáng tạo và bền vững: Số lượng việc làm mới được tạo ra từ thực hiện kinh tế tuần hoàn tăng dần theo các năm; Số lượng các mô hình sản xuất, kinh doanh áp dụng các giải pháp của kinh tế tuần hoàn tăng dần theo các năm; Số lượng các công nghệ, thiết bị, sản phẩm được chuyển giao ứng dụng, cấp bằng sáng chế về tái chế, tái sử dụng tăng dần theo các năm; Số lượng tổ chức tham gia vào tư vấn, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn tăng dần theo các năm.

Nhiệm vụ và ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn

Theo dự thảo Quyết định, nhiệm vụ và ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn gồm 03 phần chính sau:

Phần I. Nội dung chủ yếu của các hoạt động về nhiệm vụ và ngành lĩnh vực ưu tiên làm cơ sở triển khai đồng bộ các hoạt động, nhiệm vụ tại Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn và định hướng, giải pháp ngành ưu tiên.

Nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn gồm 5 chủ đề, 17 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 56 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể như sau:

05 chủ đề bao gồm: Hỗ trợ thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm 5 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 21 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể;

Quản lý chất thải để thực hiện kinh tế tuần hoàn, bao gồm 3 nhóm nhiệm vụ, hoạt động động và 10 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể;

Tăng cường liên kết, hợp tác, giám sát, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn, bao gồm 3 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 8 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.

17 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 56 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể theo 5 chủ đề được chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Vật liệu, sản phẩm, ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 được chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các ngành, lĩnh vực ưu tiên được chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn lựa chọn các biện pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định tại các Điều 56, 57, Điều 138, 139 và 140 của Nghị định 08/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và hướng dẫn cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn tổ chức phối hợp với các cơ quan, hiệp hội ngành nghề, các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện kinh tế tuần hoàn cho chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Phần II. Định hướng triển khai thực hiện: bao gồm các nội dung về trách nhiệm xây dựng hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành và địa phương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện theo Kế hoạch thực hiện kinh tế tuần hoàn và bố trí nguồn vốn thực hiện hoạt động.

Phần III. Tổ chức thực hiện: bao gồm các nội dung về điều phối, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện kinh tế tuần hoàn; trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tại dự thảo Quyết định có 02 Phụ lục kèm theo bao gồm: Phụ lục I. Danh mục các chương trình, nhiệm vụ, hoạt động thực hiện kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030; Phụ lục II. Danh mục các vật liệu, sản phẩm, ngành, lĩnh vực ưu tiên kèm theo lộ trình hướng dẫn thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Hiện nay Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đang được đăng tải lấy ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường mong nhận được ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân để hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Chi tiết nội dung dự thảo Kế hoạch tại đây.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Từ 28/10 - 3/11, Hà Nội và Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Phát triển hạ tầng biên giới là điều quan trọng không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển kinh tế mà còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng.
Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng

Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững'

Phong trào thi đua xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững' đã được các đô thị thành viên trong cụm các đô thị vùng Tây Bắc quan tâm thực hiện...
Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Tỉnh Lâm Đồng hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, giảm thiểu tác động môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc thu gom và tái chế bao bì nhựa đang được Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam thực hiện, bước đầu gặt hái kết quả khả quan.
Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Để có một Côn Đảo xanh và phát triển bền vững, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã áp dụng nhiều mô hình, cách làm hay và bước đầu đã cho những kết quả tích cực.
Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ GTVT đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn xe cơ giới.
Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Từ 1/1/2025, chất thải rắn sinh hoạt bắt buộc phải được phân loại, để làm được điều này, cần sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị và từng người dân.
Bộ Công Thương triển khai các hành động thực hiện COP26

Bộ Công Thương triển khai các hành động thực hiện COP26

Việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm giảm phát thải khí nhà kính, Bộ Công Thương đang nỗ lực thực thi các giải pháp góp phần thực hiện COP26.
Cải thiện ý thức, nâng cao trách nhiệm về chất lượng trong doanh nghiệp

Cải thiện ý thức, nâng cao trách nhiệm về chất lượng trong doanh nghiệp

Muốn cải thiện năng suất chất lượng thì việc các doanh nghiệp cần phải thực hiện là nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công nhân viên, người lao động.
Vinh danh 3 doanh nghiệp chiến thắng chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam

Vinh danh 3 doanh nghiệp chiến thắng chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư vinh danh các doanh nghiệp chiến thắng chương trình “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024”.
Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng

Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng

Chiều 1/10, Viện Nghiên cứu Đổi mới và Phát triển (IID) phối hợp với các đơn vị tổ chức sự kiện Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng.
Người dân Hà Nội đồng loạt treo cờ đỏ sao vàng, chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Người dân Hà Nội đồng loạt treo cờ đỏ sao vàng, chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Những ngày đầu tháng 10, người dân và du khách chứng kiến Thủ đô khoác tấm áo sắc đỏ, vàng của lá cờ Tổ quốc, chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Hà Nội xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản

Hà Nội xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản

Tối 27/9, Sở Công Thương Hà Nội và UBND quận Hà Đông khai mạc Kết nối Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chế biến nông sản.
Thực hành và theo đuổi ESG sẽ mang lại giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Thực hành và theo đuổi ESG sẽ mang lại giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Không chỉ là xu hướng tất yếu, thực hành và theo đuổi ESG còn được khẳng định sẽ mang lại giá thị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ban Tổ chức Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ban Tổ chức Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 26/9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Bộ Công Thương và IDH hợp tác hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may và da giày

Bộ Công Thương và IDH hợp tác hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may và da giày

Sáng 26/9 tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra lễ ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam”.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao 5 tấn Chloramine B cho Bộ Y tế khắc phục hậu quả mưa lũ

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao 5 tấn Chloramine B cho Bộ Y tế khắc phục hậu quả mưa lũ

Chiều 25/9, tại Bộ Y tế, Vinachem đã trao 5 tấn Chloramine B cho Bộ Y tế để phục vụ công tác vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Sắp diễn ra Triển lãm Phát triển bền vững 2024 tại Thái Lan

Sắp diễn ra Triển lãm Phát triển bền vững 2024 tại Thái Lan

Theo đó, Triển lãm Phát triển bền vững Sustainability Expo 2024 (SX2024) có qui mô lớn nhất khu vực ASEAN, sẽ diễn ra từ ngày 27/9 - 6/10 tại Thái Lan.
Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và EuroCham phối hợp tổ chức họp báo công bố sự kiện Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024 (GEFE 2023).
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

Thông qua Đối thoại hữu nghị, TP. Hồ Chí Minh có cơ hội hợp tác, thúc đẩy đầu tư, liên kết, liên doanh các ngành công nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững.
Quảng Bình: Chi trả 2,5 tỷ đồng cho bà con tham gia bảo vệ rừng

Quảng Bình: Chi trả 2,5 tỷ đồng cho bà con tham gia bảo vệ rừng

Bà con hai xã miền núi thuộc huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình đã được chi kinh phí hỗ trợ cho cộng đồng tham gia hoạt động quản lý, bảo vệ rừng 2,5 tỷ đồng.
Cần thêm lực đẩy cho sản xuất và tiêu dùng bền vững

Cần thêm lực đẩy cho sản xuất và tiêu dùng bền vững

Theo TS. Lê Xuân Thịnh, hiện doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang thiếu ‘lực đẩy và lực kéo’ để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững một cách hiệu quả.
Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Hình ảnh một lớp học được nhận định là trên địa bàn TP. Hà Nội trình chiếu hình ảnh bản đồ có "đường lưỡi bò" đang gây xôn xao dư luận, cần được chấn chỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động