Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lễ hội Đền Bà Triệu và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023, kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thanh Hoá có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ "mở cổng trời" ở Khu Di tích Am Tiên có gì đặc biệt?

Sáng nay 11/3, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023, kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại đền Bà Triệu tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc.

Lễ hội Đền Bà Triệu và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Toàn cảnh nghi lễ tấu trình chúc văn, dâng hương tại Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023.

Dự lễ hội có bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; ông Nông Quốc Thành, Phó cục trưởng Cục Di sản thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Thanh Hóa có ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành, huyện, thị xã, TP và đông đảo nhân dân, du khách thập phương.

Theo sử sách ghi lại, Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (còn gọi là Triệu Trinh Nương, Triệu Ẩn, Bà Triệu), sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ, tại vùng núi Quan Yên, nay thuộc xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Lễ hội Đền Bà Triệu và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Toàn cảnh nghi lễ tấu trình chúc văn, dâng hương tại Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023.

Căm thù lũ giặc tàn bạo, Bà Triệu đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt dựng cờ khởi nghĩa, được Nhân dân khắp nơi nhiệt tình hưởng ứng. Từ Quan Yên quê nhà, bà đã cùng nghĩa quân vượt sông Chu sang núi Nưa, huyện Nông Cống, huyện Triệu Sơn để xây dựng căn cứ, tích luỹ lương binh lập căn cứ lâu dài cho cuộc khởi nghĩa. Từ núi Nưa, nghĩa quân của bà đã tấn công thành Tư Phố và giành thắng lợi trọn vẹn. Trên đà thắng lợi, nghĩa quân tiến xuống Bồ Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc cùng với Nhân dân địa phương xây dựng căn cứ lâu dài cho cuộc kháng chiến.

Trước tinh thần và khí phách của người con gái mới ngoài 20 tuổi, Nhân dân Cửu Chân (Thanh Hoá) đã nô nức gia nhập nghĩa quân của bà. Từ căn cứ Bồ Điền, nghĩa quân đã tiến đánh các thành ấp của giặc Ngô khiến cho quan quân địch từ Thái thú đến Huyện lệnh, kẻ bị giết, kẻ phải tháo chạy trong cơn hoảng loạn.

Hoảng sợ trước thanh thế và sức mạnh của khởi nghĩa Bà Triệu, nhà Ngô đã phái Lục Dận, một tên tướng khét tiếng tàn ác cùng 8.000 quân với nhiều lâu thuyền hùng hổ kéo sang hòng đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, trong một trận giao tranh ác liệt, Bà Triệu đã anh dũng quyên sinh trong sự tiếc thương, kính phục của Nhân dân, vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn 248.

Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã tạo nên mốc son sáng chói trong lịch sử, thể hiện tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, ý chí hiên ngang, khí phách quật cường với câu nói bất hủ: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta" nhiều đời sau vẫn còn lưu truyền mãi.

Ghi nhớ công lao của to lớn của Bà Triệu, người dân xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc đã lập đền thờ, xây lăng mộ bà trên đỉnh núi Tùng, xây dựng đền thờ Bà Triệu trên núi Gai, dựng ngôi đình lớn ở giữa làng Phú Điền. Qua các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều cho tu sửa đền miếu, ban sắc phong và quy định tế lễ với nghi thức quốc lễ.

Lễ hội Đền Bà Triệu và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng đọc diễn văn khẳng định vai trò, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết đây là một sự kiện quan trọng thể hiện sự tri ân sâu sắc và lòng tự hào của các thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân, những người đã đóng góp to lớn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước; đồng thời tăng cường giới thiệu và tôn vinh giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng khẳng định vai trò, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu và công đức của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh; tôn vinh những giá trị độc đáo, quý báu của Lễ hội Đền Bà Triệu và Khu di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu; trách nhiệm và sự đóng góp của các cấp, các ngành, địa phương và Nhân dân trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Lễ hội Đền Bà Triệu.

Để tưởng nhớ công lao trời biển của bà, từ ngày 19 đến 22/2 âm lịch hằng năm, đông đảo du khách thập phương lại hội tụ về làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc để được hòa vào Lễ hội Đền Bà Triệu. Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, trong không gian rộng theo một quy trình khép kín rất chặt chẽ Đền - Lăng - Đình, với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc và trang trọng, như: lễ Mộc dục, tế lễ (rước kiệu, tế nữ quan), tế Phụng Nghinh, rước bóng, hội trận tại đình làng Phú Điền… Với những giá trị to lớn và nét độc đáo, năm 2022 Lễ hội Đền Bà Triệu đã được ghi danh vào Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Đền Bà Triệu và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Bà Triệu cho tỉnh Thanh Hóa.

Tại buổi lễ, thay mặt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Bà Triệu cho tỉnh Thanh Hóa.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

“Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc)” đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam như một diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông.
Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Thực hiện nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, các tỉnh thành, trong đó có vùng Đông Nam Bộ đã triển khai và đạt được nhiều kết quả.
Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh sẽ diễn ra đầu tháng 11 năm 2024, thu hút khoảng 40 đội tham gia (mỗi đội 2 vận động viên).
Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Nhật Bản tiếp tục giới thiệu rộng rãi truyện tranh Ehon tại Việt Nam thông qua sự kiện “Tuần sách kết nối - Ehon week” 2024 diễn ra từ nay đến 27/10.
Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình về việc đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, những ký ức hào hùng về một thời kháng chiến của Hà Nội được tái hiện sinh động, chân thực qua hội họa.
Nhạc phẩm

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến

Ca khúc do ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đồng sáng tác cùng nhạc sĩ Vũ Quốc Việt-là lời tri ân đến những con người ngày đêm cống hiến cho Tổ quốc.
Kể chuyện

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”.
Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa báo cáo đến Chính phủ về tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.
Người Hà Nội tháng năm ấy

Người Hà Nội tháng năm ấy

Nước mắt ông Trúc Dương long lanh nhìn từng đoàn xe, từng đoàn bộ đội nối tiếp nhau, ông lẩm nhẩm: “Xin chào những chiến sĩ của Hà Nội".
Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, nhiều hoạt động với quy mô lớn được tổ chức tại khu vực phố đi bộ thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ

Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng mai (7/10) sẽ diễn ra lễ khai mạc Trưng bày tài liệu lưu trữ “Hà Nội và những Cửa ô".
Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hàng nghìn đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở tỉnh Ninh Thuận đã vui đón Lễ hội Katê được tổ chức từ ngày 1 đến 3/10 vừa qua.
Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Tác giả Nguyễn Quang Chánh vừa tái bản lần thứ 2 cuốn sách “Kể chuyện cụm tình báo H.63 anh hùng” và hé lộ thêm nhiều bí mật về cụm tình báo này.
Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Hội đồng thẩm định tỉnh Thừa Thiên Huế họp, đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia năm 2024 đối với các hiện vật triều Nguyễn.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường – tác giả tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” nổi tiếng đã qua đời ngày 2/10/2024.
Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Những năm qua, hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình trở thành "món ăn" tinh thần bổ ích, lành mạnh.
Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Thượng úy Phạm Thanh Tú - Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai xuất sắc giành giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc.
Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc vốn có của nó.
Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành phim trường của thế giới, tuy nhiên, cần có chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án điện ảnh.
Phim

Phim 'Đào, Phở và Piano' tham dự vòng sơ tuyển giải Oscar

Phim 'Đào, Phở và Piano' được lựa chọn làm đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025).
Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Ngày 27 - 28/9 tại thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) sẽ diễn ra Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu năm 2024.
Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

HĐND tỉnh Đồng Nai cho biết, các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu lịch sử và người dân kiến nghị chính quyền cần bảo tồn ngôi biệt thự 100 tuổi.
Giới thiệu tài liệu, hình ảnh lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô

Giới thiệu tài liệu, hình ảnh lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô

Lần đầu tiên nhiều tài liệu lưu trữ liên quan đến tiếp quản Thủ đô được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III giới thiệu cho đông đảo công chúng tại Hà Nội ngày 24/9.
Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?

Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?

Cư dân mạng đang xôn xao, tranh cãi về hình ảnh cặp đôi tổ chức đám cưới nhưng có trang phục, hoạt động và đạo cụ bắt nguồn từ nước ngoài.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động