Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 08:59

“Lên sàn” Postmart, nhiều nông dân tăng gấp đôi doanh thu

Không còn tình trạng “được mùa rớt giá”; mất công chăm sóc rồi nơm nớp sợ đầu ra, từ khi được kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam), nhiều loại nông sản không chỉ yên tâm về đầu ra mà còn tăng gấp nhiều lần giá trị.

Giá trị nông sản tăng cao nhờ kinh doanh trên sàn TMĐT

Như mọi năm, sau Tết Nguyên đán, các mặt hàng như miến dong thường tiêu thụ chậm hơn so với thời điểm trước Tết. Tuy nhiên năm nay số lượng đơn hàng của Hợp tác xã Miến Việt Cường ở xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên tăng mạnh so với thời điểm này năm ngoái, thậm chí sản xuất không kịp đáp ứng nhu cầu mua hàng.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc HTX Miến Việt Cường cho biết, với sự hỗ trợ của Bưu điện tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2021, Hợp tác xã đã bắt đầu đưa 4 sản phẩm chính là miến dong, miến tỏi đen, miến sắn dây và miến khoai lang lên giới thiệu trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Thời gian đầu không ai có thể ngờ các sản phẩm miến có thể tiêu thụ nhanh và đến tay được với đông đảo người tiêu dùng xa đến vậy. Bất ngờ hơn, những sản phẩm kinh doanh trên nền tảng số đã giúp Việt Cường tăng gấp đôi doanh số bán hàng. Lần đầu tiên, HTX miến Việt Cường đạt mốc doanh thu 20 tỷ đồng so với năm 2020 là 10 tỷ đồng.

Nhân viên bưu điện hướng dẫn các hộ dân trong hợp tác xã đóng gói để đưa sản phẩm lên sàn TMĐT

“HTX miến Việt Cường trong một thời gian dài chủ yếu bán, tiêu thụ sản phẩm ở các chợ truyền thống. Hơn một năm chở lại đây, nhờ có Bưu điện tỉnh hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn TMĐT Postmart, việc kinh doanh của chúng tôi đã phát triển một cách vượt bậc. Việc đóng hàng, vận chuyển hàng được Bưu điện hỗ trợ tại cơ sở của HTX. Đội ngũ nhân viên Bưu điện đến trực tiếp HTX hỗ trợ đóng gói đúng quy cách, lấy sản phẩm của HTX để vận chuyển đi. HTX chỉ phải lo sản xuất. Trước kia, chúng tôi phải tự đóng gói, vận chuyển bằng xe máy ra bến xe gửi nên rất vất vả” - ông Nguyễn Văn Sơn chia sẻ thêm.

Cũng giống như HTX Miến Việt Cường, khi đưa các sản phẩm lên giới thiệu tại gian hàng số trên sàn TMĐT, thu nhập của các hộ gia đình trong HTX Chè Hảo Đạt tại Tân Cương, Thái Nguyên đều tăng gấp đôi so với trước.

Bà Đào Thanh Hảo, Giám đốc HTX Chè Hảo Đạt – Tân Cương, Thái Nguyên cho biết, “HTX hiện có 50 người, thu nhập mỗi người hiện đã đạt 6-8 triệu đồng/người/tháng. Trước kia, việc kết nối của chúng tôi bị hạn chế nên sản phẩm tiêu thụ không cao, thu nhập của các hội viên trung bình chỉ đạt 3- 3,5 triệu đồng/người/tháng. Sau 1 năm đưa các sản phẩm chè lên sàn TMĐT, sản lượng hàng hóa không chỉ tăng cao mà bản thân chúng tôi cũng chú ý hơn tới các vấn đề khác mà trước nay chưa từng nghĩ đến như: áp dụng tem truy xuất nguồn gốc, thanh toán không dùng tiền mặt, marketing online… Thuận lợi nhất sau 1 năm tham gia bán hàng qua sàn là bưu điện đã hỗ trợ chúng tôi giao hàng đúng tiến độ. Khách hàng không chỉ yên tâm về chất lượng sản phẩm mà còn hài lòng về các dịch vụ mà nhà cung cấp đem lại”.

Đây chỉ là 2 trong số hàng nghìn hộ sản xuất nông nghiệp tại Thái Nguyên đã thu được rất nhiều giá trị từ chương hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số, nông thôn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tính đến hết tháng 2/2022 toàn tỉnh đã có 55.000 hộ sản xuất nông nghiệp đưa hơn 1.500 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; hơn 100.000 hộ sản xuất nông nghiệp đã được doanh nghiệp bưu chính hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn cách bán hàng trên sàn TMĐT.

Tại những thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, sàn TMĐT đã trở thành kênh bán hàng hiệu quả với rất nhiều hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình không chỉ có thêm kênh bán hàng mới, khách hàng mới mà doanh số của kênh bán hàng số đã chiếm tới 1/3 tổng doanh số của tất cả các kênh bán.

Càn TMĐT có lợi thế là có thể tiếp cận người dân ở khắp 63 tỉnh thành cũng như xuất khẩu

Bà Nguyễn Thúy Ngọc, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Thái Nguyên cho biết, sàn TMĐT có lợi thế là có thể tiếp cận người dân ở khắp 63 tỉnh thành cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bên cạnh việc cung cấp nền tảng số, các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, hướng dẫn, hỗ trợ người dân biết cách đưa sản phẩm lên sàn TMĐT, bưu điện tỉnh còn tận dụng triệt để lợi thế về mạng lưới trải rộng, nguồn nhân lực đông đảo, đặc biệt là hệ thống thu gom, vận chuyển để nhanh chóng chuyển phát sản phẩm tới tay người tiêu dùng mà sản phẩm vẫn tươi, ngon trong thời gian sớm nhất.

Tiếp tục đưa nhiều nông sản thế mạnh lên sàn TMĐT

Ông Phạm Quang Hiếu, Phó Giám đốc Sở TT&TT Thái Nguyên cho biết, chuyển đổi số nông nghiệp là một trong những ưu tiên trong Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025. Vì thế thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan khác tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT. Kết quả thu được không chỉ ở những chỉ tiêu định lượng được hay việc nâng cao giá trị sản phẩm mà quan trọng hơn cả là người dân Thái Nguyên đã dần hình thành được thói quen mới và tự tin đưa các sản phẩm lên không gian số.

Việc hỗ trợ người nông dân lên sàn, tiêu thụ nông sản qua sàn TMĐT Postmart.vn, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến còn phức tạp không chỉ giúp nông dân chủ động giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp mà còn mở ra một hướng đi mới, hiệu quả và bền vững hơn trong tương lai.

Để triển khai sâu rộng và hiệu quả chương trình chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn, ngày 17 và 18/3 UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Hội nghị triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn TMĐT nhằm chia sẻ các kinh nghiệm trong xây dựng nông nghiệp số tại Việt Nam, đồng thời trao đổi về những giải pháp mới, hiệu quả trong việc kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh.

Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu trong năm 2022 sẽ nằm trong top 5 địa phương trong cả nước, top 3 địa phương khu vực phía Bắc về đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT. Để góp phần hoàn thành mục tiêu của tỉnh, ngay từ đầu năm 2022 Bưu điện tỉnh Thái Nguyên đã đồng hành cùng các hộ sản xuất nông nghiệp để đưa các sản phẩm lên sàn TMĐT.
Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Thái Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng