Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, chạm mốc 36 tỷ USD, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ 4 vi phạm của các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký Cục An toàn thông tin: Người dân thận trọng xác minh website thương mại điện tử trước khi thanh toán Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Thương mại điện tử tăng 18%

Google, Temasek và Bain & Company vừa công bố báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 9 với chủ đề “Lợi nhuận trên đà tăng trưởng, khai thác lợi thế của khu vực Đông Nam Á”, cập nhật xu hướng kinh tế số của 06 quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam trên sáu lĩnh vực: thương mại điện tử, dịch vụ giao đồ ăn, vận tải, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và dịch vụ tài chính.

Theo đó, nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 16%, chạm mốc 36 tỷ USD vào năm 2024. Trong đó, hai lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến là động lực thúc đẩy chính.

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy kinh tế số Việt Nam
Tổng giá trị hàng hóa dự kiến chạm mốc 36 tỷ USD.

Năm 2024, riêng ngành thương mại điện tử đã tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2023, với mức GMV chạm mốc 22 tỷ USD, trở thành động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế số Việt Nam.

Báo cáo này cho biết, năm 2023 người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng mở rộng phạm vi khám phá, những từ khóa tìm kiếm không chứa tên thương hiệu chiếm 68% tổng lượng tìm kiếm, trong khi đó tìm kiếm về các thương hiệu cụ thể chiếm 32% còn lại. Các thương hiệu đang tiếp cận khán giả thông qua việc hợp tác với nhà sáng tạo nội dung ở đa dạng lĩnh vực hơn ngoài danh mục cốt lõi của họ và thậm chí nhiều nhãn hàng tự trở thành nhà sáng tạo nội dung.

Bên cạnh thương mại điện tử, du lịch trực tuyến của Việt Nam chứng kiến tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 5 tỷ USD năm 2024, đóng góp đáng kể vào tổng giá trị hàng hóa (GMV).

Du lịch trực tuyến tiếp tục duy trì việc tạo ra doanh thu thông qua tăng tỷ lệ hoa hồng trên từng chuyến bay, trong khi đó các kênh bán lẻ trực tiếp góp phần lớn nhất vào tổng doanh thu. Sự tăng trưởng này được đóng góp bởi quá trình phục hồi du lịch của nhóm khách trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Đông Nam Á), chiếm 52% tổng chi tiêu du lịch tại Việt Nam.

Trong khi đó, người Việt cũng chi tiêu cho du lịch nhiều nhất tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Đông Nam Á), chiếm hơn 1/3 tổng chi tiêu du lịch nước ngoài của người Việt, tương đương 36%. Đáng chú ý, chi tiêu của du khách Việt ở nước ngoài tăng trưởng 290% kể từ nửa đầu 2020, với 58% chi tiêu dành cho mua sắm.

Xã hội không dùng tiền mặt

Cũng theo báo cáo này, sự chuyển mình và phát triển của kỹ thuật số cho thấy người dùng ngày càng thích ứng và sẵn sàng với các giải pháp và dịch vụ mới. Điều này cũng thúc đẩy mức độ quan tâm và nhu cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) trong cộng đồng người tiêu dùng số tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy kinh tế số Việt Nam
Thương mại điện tử là động lức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam. (Ảnh: thanhxuan.hanoi.gov.vn))

Tại Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về mức độ quan tâm và nhu cầu về AI. Các ngành giáo dục, tiếp thị và chăm sóc sức khỏe là ba ngành tạo ra nhiều lượng tìm kiếm nhất về AI tại Việt Nam.

Ngoài ra, AI cũng đang đóng vai trò chuyển đổi trong sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo. Với sự phổ biến của các công cụ cùng nền tảng tạo nội dung dễ tiếp cận và sử dụng, điều này đã tạo đà cho kinh tế sáng tạo phát triển mạnh mẽ. Theo đó, tại Việt Nam, có hơn 22% lượt tải xuống các ứng dụng di động tích hợp những tính năng AI như hiệu ứng ảnh, tạo dựng nội dung và chỉnh sửa video.

Nhận thấy được cơ hội này, trong năm qua, Chính phủ Việt Nam đã công bố lộ trình kỹ thuật số đầy tham vọng, trong đó nhấn mạnh vào AI và công nghệ bán dẫn cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện các dịch vụ công. Cách tiếp cận chủ động này của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ số bất chấp những hạn chế trước đây trong đầu tư cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang nhanh chóng phổ biến hình thức không dùng tiền mặt, được thúc đẩy bởi các sáng kiến cộng đồng và giải pháp tài chính sáng tạo. Sự phát triển của ví điện tử cùng với việc áp dụng rộng rãi thanh toán bằng mã QR đã làm giảm đáng kể các giao dịch tiền mặt. Các sáng kiến của Chính phủ đã tiêu chuẩn hóa hệ thống thanh toán và nâng cao khả năng tương tác, khuyến khích hơn nữa việc chuyển đổi sử dụng không tiền mặt.

Ông Andrea Campagnoli, đối tác tại Bain & Company cho biết: “Nền kinh tế số của Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô, đặc biệt là với hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động và phát triển, hứa hẹn trở thành một điểm nóng cho công nghệ AI và đổi mới. Để khai thác toàn diện tiềm năng chuyển đổi của AI tạo sinh, các doanh nghiệp phải vượt qua giai đoạn thử nghiệm và đầu tư vào các yếu tố nền tảng - liên kết các sáng kiến AI với mục tiêu kinh doanh cốt lõi để giải quyết những vấn đề thực tế và tạo ra giá trị hữu hình, tăng cường nhân tài AI và xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng, thích ứng để phát triển bền vững.”

“Nền kinh tế số của Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong dài hạn nhờ các yếu tố nội tại vững chắc như dân số trẻ, am hiểu công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp năng động. Temasek cam kết triển khai vốn xúc tác cho nền kinh tế số của Việt Nam để đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm, nhằm đảm bảo sự thịnh vượng cho mọi thế hệ.”, ông Fock Wai Hoong, Trưởng ban Đông Nam Á, Temasek nhận định.

Ông Marc Woo, Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ: “Trong 5 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh và liên tục của nền kinh tế số Việt Nam, và năm 2024 tiếp tục chứng minh tiềm năng ấy. Được thúc đẩy bởi thương mại điện tử, nền kinh tế số quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số, dù trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn. Ngoài ra, lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á (14%), và ngày càng có nhiều nhà phát triển ứng dụng Việt Nam tạo nên ảnh hưởng toàn cầu với các ứng dụng phổ biến cho người dùng trên toàn thế giới. Người dùng Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâm rất lớn về AI trong năm 2024 và thật đáng khích lệ khi Chính phủ Việt Nam đang ưu tiên lĩnh vực này. Cam kết “Kiến tạo Việt Nam, với Google AI” của Google tiếp tục hỗ trợ kinh tế số Việt Nam tăng trưởng bằng cách giúp lực lượng lao động và doanh nghiệp địa phương trang bị kỹ năng và kiến thức sẵn sàng cho kỷ nguyên AI. Chúng tôi tự hào đã tạo ra tác động tích cực với các sáng kiến ​như “Google for Startups Accelerator” và mới nhất là quỹ 1 triệu USD dành cho nghiên cứu và phát triển AI tại Việt Nam thông qua Đại học Fulbright Việt Nam.”

Minh Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Vừa qua, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã khởi động dự án “Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm sơn mài truyền thống cho phụ nữ Duyên Thái".

Tin cùng chuyên mục

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường quản lý đối với hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Bộ Công Thương ra

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện của sàn thương mại điện tử Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024.
Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Từ 0 giờ ngày 29/11, Online Friday 2024 sẽ chính thức mở ra chuỗi "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc" với hàng ngàn sản phẩm được giảm giá, đảm bảo chất lượng.
Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang “gõ cửa” ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp Việt đã thúc đẩy sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ số.
Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Sàn thương mại điện tử Amazon cho biết, đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã tới vùng sâu, vùng xa.
Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.
Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Sự kiện quốc gia về Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Hà Nội.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Thấy gì đằng sau mức giá

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Đằng sau mức giá rẻ 'bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu là hàng loạt người bán hàng bị ép giá, cũng như vô số hàng hóa kém chất lượng, gây nguy hiểm...
Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Dù hàng giá rẻ có thể thu hút sự chú ý nhưng các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục khách hàng, Temu cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động