Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Liên kết vùng phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ: Điểm sáng Thái Bình

Thái Bình được xem là "nhân tố mới nổi" trong hành lang kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.
Đưa vùng Đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển khoa học và công nghệ Vùng Đồng bằng sông Hồng: Liên kết tạo sức bật cho du lịch phát triển Khai thác và phát huy thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng

Thái Bình được xem là "nhân tố mới nổi" trong hành lang kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng, là cầu nối giữa các tỉnh, thành phố để hình thành trục phát triển xuyên suốt nối Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Hải Phòng. Nhằm làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Vuasanca đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Hưng- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình.

Liên kết vùng phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ: Điểm sáng Thái Bình
Ông Nguyễn Quang Hưng- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình.

Đầu tiên, xin ông cho biết một số đánh giá về vai trò cũng như lợi thế của Thái Bình trong tạo lập liên kết vùng, thúc đẩy đầu tư, thương mại, dịch vụ?

Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển (diện tích tự nhiên 1.545 km2, dân số khoảng 2 triệu người), nằm ở phía Đông Nam Đồng bằng sông Hồng; có 7 huyện, 1 thành phố. Thái Bình nằm trong tuyến hành lang kinh tế ven biển kết nối các khu kinh tế của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, trong tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hạ tầng kỹ thuật giao thông có nhiều thuận lợi: Tuyến đường bộ ven biển rút ngắn khoảng cách từ Thái Bình đến sân bay Cát Bi - Hải Phòng còn khoảng 35 km, đến cảng Lạch Huyện chỉ còn 50 km; tuyến đường quốc lộ 10 nối Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng; tuyến đường Thái Bình - Hà Nam; tuyến đường liên tỉnh nối đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đặc biệt tuyến đường cao tốc đi qua các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ được khởi công và hoàn thành trong thời gian tới tạo nên mạng lưới giao thông liên kết vùng hoàn chỉnh. Thái Bình có 8 khu công nghiệp (trong đó có 2 khu công nghiệp trong khu kinh tế) và 49 cụm công nghiệp đã hình thành trên địa bàn 8 huyện, thành phố với tổng diện tích khoảng gần 3.000ha đã giải phóng mặt bằng và đã có cơ sở hạ tầng.

Đặc biệt là Khu kinh tế ven biển Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, diện tích là 30.583ha với 22 khu công nghiệp, diện tích là 8.020 ha đất công nghiệp, có hệ thống cảng biển quốc gia đang được kêu gọi thu hút đầu tư, cải tạo nâng cấp và vùng ven biển bãi bồi với diện tích trên 40.000 ha có lợi thế phát triển đô thị, dịch vụ du lịch hướng biển và phát triển năng lượng sạch, tái tạo.

Thái Bình còn có lợi thế về lực lượng lao động đông, trẻ được đào tạo; con người Thái Bình năng động, thân thiện, dễ hòa đồng; được xác định là những tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Để phát huy những tiềm năng, lợi thế, tỉnh Thái Bình đã có những quyết sách nào để tạo ra không gian phát triển mới không chỉ cho Thái Bình mà cho cả các địa phương khác, thưa ông?

Liên kết vùng là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên sinh thái xã hội và không gian chính sách, thể chế tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc trưng của vùng, là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Một số giải pháp quan trọng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế mà Thái Bình đã triển khai thực hiện như:

Liên kết vùng phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ: Điểm sáng Thái Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Chính phủ khảo sát, kiểm tra tình hình đầu tư, xây dựng và hoạt động của Khu kinh tế ven biển Thái Bình (tháng 5/2022). Ảnh: Quang Hưng

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp và hạ tầng giao thông kết nối trọng điểm liên vùng. Hiện nay, Thái Bình đang tích cực và tập trung triển khai đầu tư tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, đây là tuyến đường rất quan trọng trong việc kết nối giữa Thái Bình với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng.

Chủ động nhận diện và tập trung tháo gỡ các "điểm nghẽn", "nút thắt" trong thu hút đầu tư. Đồng thời, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là vướng mắc về thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng...

Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, chỉnh trang phát triển đô thị, đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển Khu kinh tế ven biển và vùng biển thành trọng điểm kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao tỷ lệ đô thị hóa; chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, kết hợp phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững gắn với các tour, tuyến du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp và tiềm năng du lịch của tỉnh.

Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong Khu kinh tế Thái Bình giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư trong vào ngoài nước vào Khu kinh tế. Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước (Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc...). Tổ chức các hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại của tỉnh (các hội nghị xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm...), đặc biệt đã tổ chức thành công một số hội nghị quan trọng như: Hội nghị Kết nối Thái Bình - Hàn Quốc; Hội nghị gặp gỡ Thái Bình - Nhật Bản; Hội nghị Kết nối cung - cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Bình.

Thực hiện quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính; duy trì hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính theo phương án "5 tại chỗ" tại Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong giải quyết các thủ tục; cải tiến, đổi mới phương pháp, cách thức giải quyết thủ tục về đầu tư đối với các dự án lớn..., tạo điều kiện thuận lợi và sự yên tâm, tin tưởng cho các nhà đầu tư vào tỉnh.

Chỉ đạo xây dựng các chương trình, đề án, phát triển các hình thức liên kết hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh Thái Bình cũng đang tập trung cao độ để hoàn thành nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường kết nối, liên kết vùng giữa tỉnh Thái Bình với các địa phương trong vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nói riêng và vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung.

Vậy, với việc hình thành liên kết trong toàn vùng thì các nhà đầu tư về với Thái Bình sẽ có được những lợi thế cụ thể nào, thưa ông?

Với việc hình thành liên kết vùng, tỉnh Thái Bình sẽ khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương, tập trung thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và bứt phá đi lên trong thời gian tới. Nhà đầu tư đến với Thái Bình bên cạnh việc được hưởng những thuận lợi từ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối tỉnh Thái Bình với các trung tâm kinh tế của vùng và các tỉnh, thành phố lân cận; nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng tốt; thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện; sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền các cấp trong công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp; và đặc biệt là chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình theo quy định của Chính phủ và của tỉnh (ưu đãi về đơn giá thuê đất; hỗ trợ đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật; hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng; hỗ trợ chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải; hỗ trợ đào tạo lao động; hỗ trợ các thủ tục hành chính về đầu tư... ở mức cao nhất trong khung khổ pháp luật)...

Tỉnh Thái Bình tin tưởng rằng, với xu thế phát triển tất yếu của liên kết vùng, sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền, Thái Bình sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, hiệu quả cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Xin cảm ơn ông!

Thùy Linh - Nguyễn Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Xử lý các điểm vi phạm hành lang, lối đi tự mở trên đường sắt

Thanh Hóa: Xử lý các điểm vi phạm hành lang, lối đi tự mở trên đường sắt

Công an TP. Thanh Hóa đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm hành lang, lối đi tự mở trên tuyến đường sắt và đề xuất kiến nghị giải tỏa, xóa bỏ 5 lối đi tự phát.
Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Mưa to, gió giật mạnh từ cơn bão số 3 đổ bộ đã gây hại về cây xanh, hoa màu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn cho biết, về cơ bản, thông tin liên lạc vẫn đảm bảo trước ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Tối ngày 7/9/2024, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã ghi nhận những thiệt hại ban đầu do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Thông tin mới nhất về thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thông tin mới nhất về thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tính đến 15 giờ chiều nay 7/9, bão số 3 đã gây thiệt hại cho tỉnh Thanh Hóa làm 01 người bị thương, 74 ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn và tốc mái một phần.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc họp khẩn nhằm ứng phó cơn bão Yagi

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc họp khẩn nhằm ứng phó cơn bão Yagi

Chiều tối ngày 7/9, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã có cuộc họp trực tuyến với các sở, ngành, địa phương nhằm ứng phó với cơn bão Yagi.
Khơi thông sông Cổ Cò, đoạn qua tỉnh Quảng Nam: Khơi vẫn

Khơi thông sông Cổ Cò, đoạn qua tỉnh Quảng Nam: Khơi vẫn 'tắc'

Tỉnh Quảng Nam quyết tâm hoàn thành Dự án Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò nhưng vẫn còn 'tắc' tại khâu giải phóng mặt bằng.
Hoà Bình: Di rời 400 hộ dân khỏi khu vực nguy cơ cao do cơn bão số 3

Hoà Bình: Di rời 400 hộ dân khỏi khu vực nguy cơ cao do cơn bão số 3

Hơn 400 hộ dân tại tỉnh Hoà Bình đã được di rời khỏi các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Trước diễn biến của bão số 3, Ban Chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc ngành TT&TT Hải Dương yêu cầu DN bưu chính, viễn thông thực hiện tập trung một số nhiệm vụ.
Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông yêu cầu các sở, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình, tuyệt đối không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi.
Vụ cháy lớn tại công ty giày thể thao xuất khẩu: Khoảng 500 xe máy bị hư hỏng

Vụ cháy lớn tại công ty giày thể thao xuất khẩu: Khoảng 500 xe máy bị hư hỏng

Qua thống kê, vụ cháy lớn tại khu vực nhà để xe của Công ty TNHH Công nghệ thể thao Victory (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã có khoảng 500 xe máy bị hư hỏng.
Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Công điện mới nhất của UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ nhân dân trên địa bàn thành phố không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9/2024.
Thanh Hóa: Ảnh hưởng siêu bão Yagi, hơn 60 căn nhà tại huyện Mường Lát bị tốc mái

Thanh Hóa: Ảnh hưởng siêu bão Yagi, hơn 60 căn nhà tại huyện Mường Lát bị tốc mái

Tính đến trưa ngày 7/9, do ảnh hưởng bão Yagi, trên địa bàn huyện Mường Lát, giông, lốc đã làm 60 căn nhà bị tốc mái, 4 nhà bị cây đổ vào nhà và sạt lở móng.
Thái Bình: Sẵn sàng ứng phó với bão số 3 theo phương châm ‘4 tại chỗ’

Thái Bình: Sẵn sàng ứng phó với bão số 3 theo phương châm ‘4 tại chỗ’

Tỉnh Thái Bình sẵn sàng các điều kiện theo phương châm "4 tại chỗ" để xử lý các tình huống có thể xảy ra trước, trong và sau khi bão số 3 đổ bộ.
Lai Châu chỉ đạo ứng phó với dông lốc, mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3

Lai Châu chỉ đạo ứng phó với dông lốc, mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3

UBND tỉnh Lai Châu ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với dông, lốc sét, mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn...
Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Sau khi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ghi nhận sự chủ động, tích cực của các địa phương trong công tác phòng chống bão.
Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ cơn bão số 3 đổ bộ, chính quyền và nhân dân Nam Định ráo riết thực hiện các biện pháp phòng chống, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố danh sách 19 trường mầm non, 2 khách sạn, 1 công ty không bảo đảm PCCC đã đưa vào hoạt động.
Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Tại Hải Dương do ảnh hưởng của rìa xa cơn bão số 3, đêm qua và sáng sớm nay toàn tỉnh đã có mưa với lượng phổ biến dưới 10mm, gió Tây Bắc cấp 5, giật cấp 6-7.
Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Để tập trung ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi), UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 3310/UBND-KTTH hoãn hàng loạt sự kiện quan trọng.
Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3

Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3 'siêu bão Yagi'

UBND thành phố Hà Nội vừa ra công điện khẩn số 11 về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, UBND tỉnh Sơn La đã có Công văn số 3895-UBND/KT yêu cầu các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ứng phó với bão số 3.
Thanh Hóa: Cháy lớn tại công ty giày thể thao xuất khẩu, nhiều công nhân hoảng loạn

Thanh Hóa: Cháy lớn tại công ty giày thể thao xuất khẩu, nhiều công nhân hoảng loạn

Khu vực nhà để xe của Công ty TNHH Công nghệ Thể thao Victory có địa chỉ tại huyện Thọ Xuân bỗng nhiên bốc cháy, khói đen bao trùm cả một góc trời.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Thái Bình

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Thái Bình

Chiều 6/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã về kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại tỉnh Thái Bình.
Chùm ảnh: Các đại biểu đến thăm cụm công nghiệp và nhà máy tại Long An

Chùm ảnh: Các đại biểu đến thăm cụm công nghiệp và nhà máy tại Long An

Cục trưởng Cục Công Thương địa phương - Ngô Quang Trung đánh giá cao công tác phát triển cụm công nghiệp và các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Hoà Thành Long An.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động