Lính đánh thuê Đức và New Zealand bỏ chạy khỏi tiền tuyến; Mỹ không còn gì ngoài đe dọa
Sputnik cho biết, vị trí của Artem là ở mặt trận Ugledar nằm giữa Vladimirovka và Nikolsky thuộc Donetsk mới đây được tiếp viện 2 chiến binh nước ngoài.
“Một người là dân Đức tên là Pablo, mình đầy hình xăm, người thứ hai đến từ New Zealand tôi không biết tên, anh ta không nói được tiếng Nga hay tiếng Ukraine. Họ được cử đi làm lính bắn tỉa và ở lại trong vài ngày”, tù binh Ukraine kể với phóng viên Sputnik.
Lực lượng vũ trang Nga. Ảnh: RIA |
Theo tù binh này, trong thời gian 2 lính đánh thuê nước ngoài ở đó đã có pháo kích dữ dội, họ ẩn náu trong một cái hố - đây là chỗ trú ẩn dành cho một người dưới dạng một cái hố.
“Lúc đó tôi trực ở trạm quan sát, khi có người ra trực thay cho tôi, tôi đi vào vị trí của họ và hỏi: ‘Các anh ổn chứ?’, anh ta (người Đức) trả lời: Không. Họ có bộ đàm riêng, nói điều gì đó theo cách riêng của họ và rời đi vào buổi tối, họ nói sẽ không quay lại nữa”, tù binh Artem nói.
Vào tháng 3, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố danh sách các quốc gia có lính đánh thuê chiến đấu cho Ukraine. Các số liệu thống kê cho thấy, tổng số lính đánh thuê là hơn 13.300 người, chủ yếu từ Ba Lan, Georgia và Mỹ. Trong số đó, khoảng 6.000 người đã thiệt mạng.
“Mỹ không còn gì ngoài đe dọa”
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, kế hoạch của Mỹ thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với nguồn cung dầu của Nga - đây là một trong những yếu tố gây áp lực chính trị và tâm lý đối với cộng đồng doanh nghiệp Nga.
This browser does not support the video element.
“Đây là một trong những yếu tố gây áp lực chính trị và tâm lý đang diễn ra đối với cộng đồng doanh nghiệp của Nga, đối với cộng đồng quốc tế. Tôi muốn cảnh báo mọi người không nên đánh giá quá cao tầm quan trọng của các bước đi của Mỹ. Các bộ phận quan trọng trong lĩnh vực năng lượng của chúng ta đã bị trừng phạt trong một thời gian rất dài. Những biện pháp trừng phạt này hoàn toàn bất hợp pháp, chúng xuất phát từ sự bất lực của Mỹ, khi họ tự coi mình là người thống trị thế giới”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói.
“Không còn gì trong kho chính sách đối ngoại của Mỹ ngoại trừ các lệnh trừng phạt, đe dọa và áp lực”, ông Ryabkov nhấn mạnh.