Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 1: Thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong mùa dịch

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, việc tiêu thụ sản phẩm nông-lâm- thủy sản của Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sớm nhìn nhận, đánh giá thực tế, thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng, các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản, tránh để sản phẩm bị dư thừa, dồn ứ không thể tiêu thụ.

Giải quyết lượng nông sản còn tồn đọng

Dự kiến năm 2021, tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh Quảng Ninh đạt trên 225 nghìn tấn bằng 99,2% cùng kỳ; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 102,5 nghìn tấn tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2020; tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 154,5 nghìn tấn tăng 6,94% so với năm 2020. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì ổn định, chiếm tỷ trọng 5,9% trong cơ cấu GRDP, đóng góp 0,2 điểm% tăng trưởng.

Để thúc đẩy tiêu thụ nông lâm, thủy sản, Sở Công Thương Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 3262/KH-SCT ngày 27/9/2021 về việc triển khai Kế hoạch số 173/KH-UBND ngày 15/9/2021 của UBND tỉnh về việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thủy sản Quảng Ninh đến cuối năm 2021 và hoạt động Xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh trong quý IV năm 2021 tại 6 địa phương trên địa bàn tỉnh và tổ chức Gian hàng trực tuyến kết nối tiêu thụ thủy sản Quảng Ninh trên hệ thống trang tin Sàn giao dịch thương mại của tỉnh với tên gọi “Quảng Ninh - Nông thủy sản theo mùa”.

Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh: Thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong mùa dịch
Nhiều “Tuần tiêu thụ nông sản – thủy sản” được Ngành Công Thương Quảng Ninh cùng các đơn vị liên quan tổ chức tại nhiều địa phương trong tỉnh

Đồng thời, triển khai chiêu thương gian hàng thủy sản tại các chương trình xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh. Tổ chức khu bán hàng nông sản - thủy sản Quảng Ninh tại bãi sân Cửa khẩu KaLong, thành phố Móng Cái từ ngày 01 - 03/10/2021 và tại Hải Hà từ ngày 07-10/10/2021; tổ chức Phiên chợ hàng Việt tại huyện Đầm Hà gắn với Khu giới thiệu, bán sản phẩm thủy sản Quảng Ninh từ ngày 14-17/10/2021; Phiên chợ hàng Việt tại huyện Ba Chẽ gắn với Khu giới thiệu, bán sản phẩm thủy sản Quảng Ninh từ ngày 21 - 24/10/2021 ; Tổ chức tuần bán hàng trực tuyến sản phẩm OCOP và sản phẩm thủy sản tỉnh Quảng Ninh tại thành phố Uông Bí từ ngày 28-31/10/2021 .

Bên cạnh đó, ngành sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, Cục thương mại điện tử và kinh tế số đăng tải và cung cấp thông tin về các đơn vị sản xuất sản phẩm thủy sản cần hỗ trợ tiêu thụ của tỉnh tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đơn vị phân phối trong và ngoài tỉnh để biết và hỗ trợ tiêu thụ.

Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 1: Thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong mùa dịch
Các sản phẩm nông sản – thủy sản được đưa vào bán tại các siêu thị, trung tâm thương mại

Nhờ đó, từ ngày 30/9 đến ngày 30/10/2021 toàn tỉnh đã hỗ trợ tiêu thụ 12.253 tấn sản phẩm thủy sản các loại tại thị trường trong và ngoài nước. Lũy kế từ 15/9 - 30/10/2021, toàn tỉnh đã hỗ trợ tiêu thụ trên 15.483 tấn sản phẩm thủy sản các loại Quảng Ninh tại thị trường trong và ngoài nước.

Điển hình như các sản phẩm cá Song tiêu thụ 236,5 tấn qua các kênh tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, trị giá 35,475 tỷ đồng. Trong đó, tiêu thụ tại tỉnh ngoài 165 tấn, tiêu thụ qua nhà hàng Hồng Hạnh 14,8 tấn; qua các cơ quan, đơn vị trong tỉnh 7,5 tấn như Công ty Nhiệt điện Mông Dương, Công ty cổ phần than Vàng Danh, Công ty than Khe Sim, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh...; 44 tấn qua kênh truyền thống (các chợ, các mối quen, nhà hàng, bếp ăn....); trên 5,2 tấn qua các gian hàng thủy sản tại các Tuần bán hàng, Phiên chợ tại các địa phương trong tỉnh.

Các loại cá khác tiêu thụ gần 134 tấn, trị giá khoảng 14,740 tỷ đồng, qua các gian hàng thủy sản tại các Tuần bán hàng, Phiên chợ tại các địa phương trong tỉnh, các kênh tiêu thụ truyền thống (các chợ, các mối tiêu thụ quen trong và ngoài tỉnh, nhà hàng, bếp ăn....).

Hàu (nguyên vỏ) tiêu thụ gần 11.603 tấn qua các kênh tiêu thụ trong và ngoài nước, trị giá khoảng 69,618 tỷ đồng. Trong đó thị trường ngoài nước 8.383 tấn (tương đương 838,3 tấn ruột) tại Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Lào; tỉnh ngoài 1.523 tấn tại Tây Nam bộ, miền Trung, miền Bắc; trong tỉnh tại các kênh truyền thống: chợ, các mối quen và nhà hàng, bếp ăn...1.697 tấn. Các mặt hàng thủy sản khác (thưng, sần...). tiêu thụ 280 tấn, trị giá khoảng 12,6 đồng, trong đó thị trường Trung Quốc khoảng 204 tấn, trong nước qua các đơn vị doanh nghiệp, chợ, các mối quen trong, ngoài tỉnh và nhà hàng, bếp ăn...là 76 tấn.

Tiếp cận thị trường mới thông qua các kênh bán hàng mới

Cung cấp thường xuyên về quy mô, sản lượng, địa chỉ liên hệ của từng chủng loại sản phẩm cho các đơn vị, đầu mối thu mua để có sự kết nối, kế hoạch tiêu thụ kịp thời. Chuẩn bị chu đáo địa điểm để phục vụ các hoạt động thăm quan, khảo sát, tìm hiểu vùng sản xuất để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thu mua sản phẩm nông sản. Chủ động nắm bắt thông tin dư luận, thông tin xã hội và thông tin thị trường, kịp thời xử lý có hiệu quả đối với các thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh: Thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong mùa dịch

Nhiều đơn vị, doanh nghiệp tại Quảng Ninh đã tích cực hỗ trợ tiêu thụ thủy sản cho bà con nông dân

Đồng thời, tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông sản của tỉnh tại các tỉnh, thành phố, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị,... Hỗ trợ đưa sản phẩm vào các hệ thống sàn thương mại điện tử như: Postmart.vn, Voso.vn, Sendo.vn, Lazada.vn, Shopee.vn... Chủ động kết nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thủy sản; tổ chức, tham gia các chương trình, hội nghị kết nối cung cầu tại các tỉnh, thành phố, thiết lập các kênh phân phối và mở rộng thị trường tiêu thụ..

Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được kết nối và phân phối rộng rãi trên hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại ở mọi thị trường; các sở, ngành và các địa phương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chú trọng công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Đối với các thị trường tiêu thụ nội địa, Sở Công Thương cũng đã chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố có thị trường tiêu thụ, sức mua lớn để kết nối, tiêu thụ thủy sản Quảng Ninh vào các trung tâm thương mại, chợ đầu mối thủy sản tại đây.

Đề án “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) cũng là một trong những đòn bẩy quan trọng tạo chuyển biến tích cực cho ngành Nông nghiệp. Thông qua thực hiện đề án đã đẩy mạnh nhân rộng mô hình sản xuất, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN mới; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù địa phương, phát triển vùng sản xuất nông sản tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, thời gian tới, đơn vị sẽ xây dựng thêm các chuỗi liên kết để không phải thực hiện giải cứu sản phẩm của ngành; phát triển bền vững nghề nuôi biển theo quy hoạch, xây dựng phương án sản xuất, cung ứng nông sản...Ngành cũng tiếp tục tăng cường nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, dự báo thị trường và liên kết “4 nhà” (Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp) để tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Tỉnh Quảng Ninh định hướng đến năm 2030, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Trong đó, ngoài việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm còn gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch, hình thành các điểm làm nông nghiệp trải nghiệm. Qua đó, tạo hướng phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm gần đạt con số 650 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hoá tăng 14,9%.
Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 13/11, tại TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn đại biểu của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Hội chợ và Diễn đàn kinh tế quốc tế Hồng Kiều 2024.
Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á.
Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo quy định pháp luật về thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia cam kết mạnh mẽ giúp Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Nền tảng MISA AMIS và MISA FinGov do Công ty Cổ phần MISA (MISA) phát triển đã được công nhận là sản phẩm mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Tỉnh Hải Dương có 4 doanh nghiệp với 7 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, trong tổng số 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Hà Nội nhân rộng mô hình

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động