Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
06/11/2022 09:58
Longform | Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh - Bài 3

06/11/2022 09:58

Kinh tế ban đêm sẽ tạo ra guồng quay không ngừng nghỉ cũng như tạo đà cho tăng trưởng bền vững của du lịch tỉnh Quảng Ninh.
Bài 3: Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh

Kinh tế ban đêm sẽ tạo ra guồng quay không ngừng nghỉ cũng như tạo đà cho tăng trưởng bền vững của du lịch và để kinh tế tỉnh Quảng Ninh được vận hành ở tốc độ tối đa.

Phát triển kinh tế ban đêm đang nhận được sự quan tâm lớn của các ban ngành quản lý, các nhà đầu tư và và các địa phương do lợi thế của kinh tế ban đêm là thu hút khách du lịch và tạo điểm nhấn, màu sắc cho từng địa phương, vùng miền.

Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” với mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Là một trong các trung tâm du lịch trọng điểm của đất nước, khai thác phát triển kinh tế ban đêm đối với tỉnh Quảng Ninh được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định là xu thế tất yếu. Bởi hiện Quảng Ninh có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế ban đêm nhờ hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại với tuyến cao tốc trải dài, có sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, có hạ tầng du lịch tốt, có đội ngũ các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ đủ khả năng cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp.

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam có cuộc trao đổi với Vuasanca về tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế ban đêm cũng như cơ hội phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn tới.

Longform | Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của tỉnh Quảng Ninh - Bài 3

Bài 3: Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh

- Kinh tế ban đêm được nhận định sẽ góp phần phát triển nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động và tận dụng tối đa các tài nguyên, nguồn lực tại chỗ để thu hút khách du lịch, tạo động lực mới cho sự phát triển xã hội. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Đến nay, kinh tế ban đêm ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nhiều nền kinh tế trên thế giới, đã phát triển ở những quốc gia quan tâm đến phát triển du lịch, và chủ yếu phát triển ở trọng điểm, trung tâm du lịch, tạo nên điều kiện hạ tầng dịch vụ một cách tốt nhất, không có rào cản về thủ tục hành chính; tạo thuận lợi cho du khách trải nghiệm nhất dịch vụ du lịch giải trí về đêm.

Trong khu vực ASEAN, Thái Lan, Malaysia, Singapore… là các quốc gia phát triển kinh tế ban đêm rất mạnh. Đây là các nước có các dịch vụ, cơ sở giải trí, trung tâm mua sắm rất sôi động, đồng thời có nhiều chiến lược khai thác du lịch về đêm rất tốt như chiến lược bán hàng giảm giá của Malaysia, Singapore.

Ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng, cuộc sống về đêm mới là điểm nhấn thú vị cho du khách và cũng là “mỏ vàng” cho địa phương. Vì thế, những trung tâm du lịch đều dành nguồn lực đầu tư hạ tầng, dịch vụ; tạo điều kiện cơ chế cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh cũng như khách du lịch được khám phá, sử dụng dịch vụ.

Khi kinh tế ban đêm càng được đầu tư đa dạng và phong phú thì càng có khả năng giữ chân được du khách. Từ đó, tạo môi trường thuận lợi cho việc vận hành cách hoạt động, dịch vụ kèm theo, thu hút đầu tư vào các loại hình du lịch “thành phố 24h” - điều không còn quá xa lạ với các quốc gia trên thế giới.

Nhìn tổng thể, kinh tế ban đêm tạo ra guồng quay không ngừng nghỉ để nền kinh tế được vận hành ở tốc độ tối đa. Sự sôi động của kinh tế ban đêm dần trở thành hình ảnh đặc trưng, là biểu tượng về một xã hội năng động, giàu có và phồn thịnh mà các quốc gia phát triển trên thế giới đều hướng tới.

Bài 3: Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh

- Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” theo ông có ý nghĩa như thế nào đối với các địa phương sau ảnh hưởng của dịch Covid-19?

Rõ ràng Chính phủ đã nhận thức được lợi ích của kinh tế ban đêm khi ban hành đề án. Và, trong bối cảnh hiện nay, việc ban hành đề án là rất cần thiết, nhằm góp phần tận dụng tối đa thời gian, tạo thêm những cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế, cũng như đa dạng hóa các hoạt động kinh tế; mang lại cơ hội và động lực mới cho nền kinh tế của đất nước. Đồng thời sẽ rất hữu ích cho các địa phương nếu triển khai hiệu quả đề án.

Hiện tại, một số địa phương, trọng điểm du lịch đã phát triển kinh tế ban đêm rất tốt như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc, Khánh Hoà, Quảng Ninh thể hiện ở mô hình các khu chợ đêm, phố ăn đêm, các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24, các tuyến phố đi bộ hoặc tuyến phố đặc trưng giải trí như Tạ Hiện (Hà Nội) hoặc Bùi Viện (TP.Hồ Chí Minh) và Bà Nà Hills (Đà Nẵng); phố đêm du thuyền tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh)…

Bài 3: Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh

Tuy nhiên, việc ban hành đề án phát triển kinh tế ban đêm của Chính phủ không có nghĩa là địa phương nào cũng có thể thực hiện được và đều được áp dụng thành công tại nhiều địa phương. Do đó, nếu không có đánh giá đúng, thiếu cân nhắc chúng ta sẽ lãng phí nguồn lực về phát triển kinh tế ban đêm khi thị trường tại một số địa phương không có nhu cầu và nhguồn khách du lịch hạn chế.

Ngược lại, nếu là thành phố lớn, những trọng điểm, đông khách du lịch thì càng cần đầu tư để phát triển kinh tế ban đêm. Đặc biệt, chính quyền cần có chính sách hỗ trợ, chứ không tạo ra các rào cản đối với kinh tế ban đêm, ảnh hưởng đến kinh doanh cũng như tự do thụ hưởng, trải nghiệm dịch vụ của khách du lịch.

Mặt khác, để đáp ứng đúng yêu cầu, thị hiếu của du khách Việt Nam rất cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước để vận hành kinh tế ban đêm cho phù hợp, giúp gia tăng được nguồn thu.

- So với nhiều địa phương, theo ông lợi thế của Quảng Ninh trong phát triển kinh tế ban đêm ra sao?

Riêng với Quảng Ninh, chúng tôi thấy địa phương này đã có chủ trương phát triển kinh tế ban đêm rất phù hợp, đúng hướng với một vị trí, vai trò của một trung tâm du lịch của cả nước tại Đề án thí điểm mô hình phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh, trong đó lựa chọn 4 lĩnh vực để phát triển kinh tế ban đêm là văn hóa, vui chơi, giải trí; dịch vụ ăn uống; dịch vụ mua sắm và dịch vụ du lịch.

Sở dĩ Đề án kinh tế ban đêm của Quảng Ninh có triển vọng là vì đây là địa phương có lợi thế về hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại với tuyến cao tốc chạy dọc tỉnh trải dài kết nối trực tiếp với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, có sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, có hạ tầng du lịch tốt, có đội ngũ các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ đủ khả năng cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp…

Longform | Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của tỉnh Quảng Ninh - Bài 3

Tuy nhiên, kinh tế ban đêm là hoạt động 24/24, chứ không thể giới hạn về thời gian, do đó, các trung tâm du lịch như Quảng Ninh cần tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng một cách đồng bộ; xây dựng quy hoạch, xác định các khu vực dịch vụ phục vụ khác nhau một cách hài hoà, hiện đại… mang lại được sức sống về đêm. Như, phải đầu tư, xây dựng hạ tầng mua sắm, giải trí, dịch vụ về ăn uống, chăm sóc sức khoẻ chứ không chỉ để du khách chỉ đi ăn, rồi cà phê.

Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ hiện nay, địa phương cần ứng dụng một cách linh hoạt vào các dịch vụ du lịch, làm sao có thể gia tăng tiện ích phục vụ du khách nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ về đêm; hay cần cung cấp nhiều sản phẩm mới hấp dẫn thông qua việc phát triển ngành công nghiệp sáng tạo để tổ chức, thực hiện các chương biểu diễn thực cảnh, nghệ thuật truyền thống, hiện đại phụ vụ du khách…

Bài 3: Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh

Bài 3: Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh

- Đến nay, dù sở hữu nguồn tài nguyên lịch đồ sộ nhưng Quảng Ninh chưa thu hút được dòng khách chi tiêu cao, điều này có phải do địa phương chưa thu hút được các dự án cao cấp vào lĩnh vực du lịch?

Từ trước đến nay, Quảng Ninh là một trong các địa phương thu hút lượng khách du lịch rất lớn. Sau đại dịch Covid-19, chúng tôi thấy, nếu đầu tư phát triển đúng hướng thì Quảng Ninh sẽ trở thành một trong ít các trọng điểm du lịch hàng đầu của cả nước, kể cả khu vực, thậm chí chúng ta có đủ tự tin tham vọng Quảng Ninh sẽ trở thành trọng điểm du lịch của thế giới bởi lợi thế di sản thế giới Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.

Tiềm năng là như vậy, song phải thừa nhận rằng, so với nhiều địa phương, Quảng Ninh vẫn chưa thu hút được dòng khách xứng tấm với lợi thế tài nguyên. Nguyên nhân trước hết là Quảng Ninh còn thiếu các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Hiện hệ thống khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng gần như thiếu vắng, do vẫn hiếm các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ, xây dựng khu nghỉ dưỡng giải trí để thu hút, phục vụ khách du lịch có mức chi tiêu cao.

Từ thực tế đó, để hiện thực hoá các tham vọng trở thành điểm đến hàng đầu khu vực và thế giới, Quảng Ninh cần có cơ chế, chính sách cởi mở hơn để thu hút các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là chú trọng đầu tư nước ngoài nhằm tranh thủ kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để vận hành phát triển các hệ thống dịch vụ đẳng cấp.

Nếu như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long có khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, chất lượng cao, thương hiệu mạnh, tôi tin rằng Quảng Ninh hoàn toàn có thể cạnh tranh với các điểm đến quốc tế. Tuy nhiên, Quảng Ninh phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn để trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp thế giới, là điểm đến dành cho giới thượng lưu, làm sao để giới siêu giàu của thế giới luôn coi đây là nơi bắt buộc họ phải đến.

Bài 3: Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh

- Thực tế, sau cú sốc Covid-19, để cạnh tranh, thu hút dòng khách chất lượng, ngành công nghiệp xanh Quảng Ninh đang gặp không ít khó khăn, theo ông thì cần thay đổi gì để vượt qua?

Không riêng gì Quảng Ninh, mà nhiều địa phương sau Covid-19 bắt buộc phải thay đổi chiến lược về phát triển du lịch; xây dựng thương hiệu điểm đến, cung cấp được các sản phẩm, dịch vụ đáng đồng tiền du khách bỏ ra, như vậy mới xứng tầm điểm đến di sản.

Vốn sỡ hữu di sản thế giới Vịnh Hạ Long lại vừa có hệ thống tài nguyên núi hấp dẫn như khu vực từ Bình Liêu, Uông Bí, Đông Triều, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà. Vì thế, Quảng Ninh đã đến lúc phải coi trọng chất lượng hơn số lượng, làm sao tăng chi tiêu, kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Ngoài đầu tư cơ sở nghỉ dưỡng đẳng cấp, chất lượng cao; hệ thống dịch vụ cần quy hoạch hiện đại, đồng bộ như giải trí về đêm, đồng thời phải kiểm soát chất lượng, sức chứa của điểm đến để cho thấy không gây quá tải và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, phát triển ở mức có kiểm soát được và kiểm soát được nguồn khách, định hướng được thị trường.

Các doanh nghiệp cũng phải thay đổi cách kinh doanh, không thể hoạt động theo kiểu chụp giật, thiếu minh bạch… làm xấu đi hình ảnh điểm đến. Đây là điều Quảng Ninh phải quán triệt, vừa tăng cường công tác quản lý, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng song song xử lý nghiêm các doanh nghiệp có sai phạm. Và toàn ngành du lịch phải coi trọng chữ tín là yếu tố hàng đầu để tạo nên thương hiệu du lịch Quảng Ninh.

Bài 3: Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh

Bên cạnh đó, quy hoạch hạ tầng, dịch vụ du lịch ở Bái Tử Long, Vân Đồn cần được Quảng Ninh coi trọng; đảm bảo hài hoà môi trường cảnh quan, tránh tình trạng thu hút đầu tư mượn danh du lịch chỉ để kinh doanh bất động sản đơn thuần. Đầu tư khu nghỉ dưỡng xứng tầm để đón đầu dòng khách thượng lưu, gia tăng nguồn thu, nâng chất lượng, giá trị của điểm đến.

Năm 2006, chúng tôi đã từng dẫn đoàn khảo sát Thuỵ Sĩ đến Quảng Ninh và họ đã thốt lên rằng: Đối với Việt Nam, có lẽ chỉ cần Vịnh Hạ Long cũng có thể trở thành cường quốc du lịch nếu biết đầu tư đúng hướng. Vì nhiều quốc gia khác không thể có được di sản giá trị như thế, một tài nguyên đặc biệt hấp dẫn. Theo đó, nếu phát huy được tiềm năng, lợi thế của di sản Quảng Ninh chắc chắn là một trong các điểm đến có thương hiệu mạnh trên bản đồ thế giới.

Muốn vậy, phải đầu tư nguồn lực, thực hiện hoạt động marketing. Nhưng để đạt hiệu quả quảng bá phải có sản phẩm hấp dẫn. Do đó, Quảng Ninh nên vừa đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, định hướng thu hút nguồn khách vừa phải đầu tư, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ đặc sắc. Đồng thời, có thể tổ chức giới thiệu thu hút các sản phẩm hiện có, đơn cử như sản phẩm Osen Quang Hanh đang rất thu hút khách du lịch nội địa sẽ là một trong các sản phẩm có thể quảng bá, thu hút du khách, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương…

Bài 3: Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh

- Sau khi du lịch mở cửa hoàn toàn, ông nhìn nhận ra sao về gam màu trong “bức tranh” du lịch Việt Nam cũng như Quảng Ninh?

Đến nay, chúng ta có thể tự tin nói rằng, bức tranh du lịch đang có gam màu tươi sáng. Qua đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đang phục hồi nhanh, nhất là thị trường nội địa đã rất sôi động, tốc độ tăng trưởng khách du lịch rất ấn tượng, giúp phục hồi mạnh mẽ cho nhiều điểm đến, địa phương, trong đó có Quảng Ninh.

Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ, du lịch Việt Nam phải đi bằng hai chân, đó là vừa phát triển du lịch nội địa vừa phát triển du lịch quốc tế. Hiện, khách du lịch quốc tế còn hạn chế do vướng các cơ chế, thủ tục và mức độ mở cửa của các nước. Đặc biệt, hiện thông tin về thị trường của chúng ta còn yếu, do hoạt động quảng bá ít, bản thân doanh nghiệp cũng e ngại xúc tiến, quảng bá nên lượng khách du lịch quốc tế chưa như kỳ vọng,

Lượng khách du lịch đến ít, vì thế các cơ sở hạ tầng đón khách quốc tế bị ảnh hưởng đến công suất, kinh doanh trong khi khách nội địa thì tính chất du lịch theo mùa rõ rệt. Trước đây khách quốc tế, nội địa có tính bổ sung rất lớn cho nhau, mùa cao điểm nội địa là mùa thấp điểm của khách quốc tế và ngược lại nên chúng ta có khách quanh năm.

Trong hơn hai năm khủng hoảng bởi dịch Covid-19, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành du lịch, nhưng điều quan trọng là đưa chính sách đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, thiết thực. Vì vậy, để tiếp tục vực dậy hoạt động du lịch của cả nước nói chung cũng như Quảng Ninh nói riêng, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ thực sự, tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển một cách bền vững.

Xin trân trọng cảm ơn ông về những chia sẻ này!

Longform | Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của tỉnh Quảng Ninh - Bài 3

Thực hiện: Hoa Quỳnh - Thanh Vân - Tiến Dũng

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và ENEOS tổ chức hội nghị cấp cao lần thứ 6

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và ENEOS tổ chức hội nghị cấp cao lần thứ 6

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex và Tập đoàn năng lượng Nhật Bản ENEOS Corporation (ENEOS) đã tổ chức hội nghị cấp cao lần 6 tại tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh: Trung úy công an trả lại tiền, vàng nhặt được khi tuần tra cho một phụ nữ đánh rơi

Quảng Ninh: Trung úy công an trả lại tiền, vàng nhặt được khi tuần tra cho một phụ nữ đánh rơi

Trên đường tuần tra, Trung úy công an ở tỉnh Quảng Ninh nhặt được túi xách có tiền, 3 nhẫn và vòng vàng, đã liên hệ với người đánh rơi để trao trả.
Quảng Ninh: Lan toả hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa

Quảng Ninh: Lan toả hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa

Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa là một trong những hoạt động được tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai thời gian qua.