Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
11/10/2023 14:00
Longform | Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

11/10/2023 14:00

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng đã được đưa lên môi trường kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm này.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng đã được đưa lên môi trường kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm này.

Đưa sản phẩm OCOP lên

môi trường số

Thành phố Đà Nẵng hiện có 64 sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 4 sao với 53 chủ thể, tập trung ở các nhóm sản phẩm thực phẩm tươi sống, thực phẩm sơ chế, chế biến, đồ uống, chè/cà phê, vải may mặc, thảo dược.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng, so với các địa phương khác, sản phẩm OCOP của Đà Nẵng ít hơn nhưng được đánh giá, chọn lọc rất kỹ càng, thể hiện được thế mạnh, đặc trưng của địa phương, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng. Mỗi sản phẩm khi được công nhận là sản phẩm OCOP sẽ được hỗ trợ để hoàn thiện chỉnh chu từ chất lượng đến kiểu dáng, mẫu mã, các điều kiện cần thiết để thương mại hóa thành công như đăng kí nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc.

Đến nay, hơn 90% sản phẩm OCOP Đà Nẵng đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, có tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch; hơn 60% sản phẩm có ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như VietGap, ISO, HACCP; gần 70% sản phẩm (44/64 sản phẩm) đã được đưa vào các kênh phân phối tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị mini, siêu thị đặc sản, chợ… Đáng chú ý, tất cả các sản phẩm OCOP Đà Nẵng đều đã được kinh doanh trên nền tảng số, trong đó, hơn 90% sản phẩm đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử.

Ông Nguyễn Phú Ban – Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng: "TP. Đà Nẵng xác định sản phẩm OCOP bỏ qua giai đoạn là “sản phẩm giảm nghèo” mà định hướng tiến tới giúp các chủ thể làm ăn khá giả. Do vậy, việc bình chọn cũng như hỗ trợ sản phẩm OCOP chú trọng đi vào chiều sâu, định vị được thương hiệu địa phương để hướng tới xuất khẩu".

Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Bên cạnh đó, UBND TP. Đà Nẵng vừa có quyết định hỗ trợ 4 chủ thể OCOP mỗi đơn vị 30 triệu đồng để xây dựng chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP…) gồm Hộ sản xuất chả ché ông Chánh, Công ty TNHH SX&TM Toàn Gia Phú, Cơ sở sản xuất chả cá Cây Sang và Hợp tác xã Nông sản sạch Đô 37.

Hỗ trợ 5 đơn vị chủ thể sản phẩm OCOP tại huyện Hòa Vang mỗi đơn vị 30 triệu đồng để xây dựng bao bì, nhãn mác sản phẩm, nhãn hiệu OCOP. Ngoài ra, còn hỗ trợ 5 đơn vị có sản phẩm OCOP khác (ngoài huyện Hòa Vang) mỗi đơn vị 20 triệu đồng để xây dựng bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu cho sản phẩm. Hỗ trợ 6 chủ thể sản phẩm OCOP mỗi đơn vị 20 triệu đồng để xây dựng “câu chuyện” về sản phẩm OCOP.

Môi trường kinh doanh trực tuyến – thương mại điện tử được nhận định là xu hướng kinh doanh tất yếu trong bối cảnh hội nhập khi có lợi thế là kết nối nhanh, phạm vi rộng toàn cầu, đối tượng bán hàng rộng hơn, chi phí thấp hơn so với thương mại truyền thống.

Không nằm ngoài xu hướng đó, 100% sản phẩm OCOP Đà Nẵng đã được đưa lên nền tảng số. Trong đó, phần lớn các sản phẩm OCOP đã được hỗ trợ đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử của thành phố danangtrade.gov.vn do Sở Công Thương quản lý.

Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Nhiều sản phẩm OCOP như chè dây Hòa Bắc, bánh tráng mè truyền thống, gà thả vườn, kiệu hương Hòa Nhơn… của của các hộ kinh doanh nhỏ có nhiều hơn cơ hội đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm OCOP còn được hỗ trợ đưa lên các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada… Mỗi sản phẩm OCOP khi được đưa lên sàn thương mại điện tử đều được số hóa thông tin như có mã vạch, mã QR Code để truy xuất nguồn gốc, thông tin về sản phẩm; có video và hình ảnh để giới thiệu trực quan về sản phẩm…

Ngoài sự hỗ trợ của Sở Công Thương, một số doanh nghiệp cũng chủ động tìm hiểu để tăng hiệu quản bán hàng qua các nền tảng trực tuyến.

Ngay từ khi chuẩn bị đưa sản phẩm ra thị trường, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed (chủ thể sản phẩm OCOP 4 sao Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa Dr.Trung) đã tính đến xây dựng quầy hàng trên các sàn thương mại điện tử. “Hiện doanh số bán hàng qua các nền tảng trực tuyến chiếm khoảng 50% doanh thu của công ty. Trong đó, các sản phẩm bán trên các sàn thương mại điện tử đặc biệt hiệu quả”, ông Nguyễn Thiện Khiêm, Phó Giám đốc Công ty chia sẻ.

Quầy hàng trực tuyến của Công ty Vinseed gồm đầy đủ các thông tin về sản phẩm ở ngay “mặt tiền” gồm tên sản phẩm, công dụng, giá thành, chứng nhận tiêu chuẩn, chứng nhận OCOP… “Chúng tôi cũng thường xuyên lắng nghe, tương tác với phản hồi của khách hàng về sản phẩm để hoàn thiện sản phẩm hơn”, ông Khiêm cho biết thêm.

“Trên các nền tảng số, chúng tôi tiếp cận được với đa dạng tệp khách hàng hơn. Hiện khoảng 40% doanh số của công ty chúng tôi đến từ thương mại điện tử”, bà Nguyễn Thị Oanh – Giám đốc HTX Nông sản sạch Đô 37 (chủ thể sản phẩm OCOP 3 sao Ngũ cốc mầm cao cấp) cho hay.

Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Ông Võ Văn Khanh – Đại diện Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam tại miền Trung - Tây Nguyên nhấn mạnh: "Thương mại điện tử đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam và đã trở thành xu hướng tất yếu. Các giải pháp thương mại điện tử đã giải quyết được cả 4 khâu “tìm kiếm – quảng bá – bán hàng – test thị trường”.

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thành Thực – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Công nghệ phần mềm AutoAgri chia sẻ, các chủ thể OCOP phải luôn luôn học hỏi và ứng dụng công nghệ số. Ứng dụng công nghệ số là xu hướng tất yếu, là môi trường để học hỏi và tiết giảm chi phí, tiếp thị, bán hàng tốt nhất.

Hiệu quả chưa như kỳ vọng

Mặc dù đã bán sản phẩm trên nền tảng số và phần lớn các đơn vị đều đã đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, tuy nhiên, có một thực tế là các sản phẩm OCOP Đà Nẵng hiện nay mới chủ yếu khai thác thị trường trực tuyến qua các mạng xã hội như Facebook, zalo, TikTok… mà còn “bỏ ngỏ” các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử xuyên quốc gia như Amazon.

Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất theo nhiều doanh nghiệp đó là đơn vị vận chuyển không đảm bảo khâu bảo quản, dễ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

“Sở Công Thương TP. Đà Nẵng đã hỗ trợ chúng tôi xây dựng gian hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, tuy nhiên, đến nay hầu như chúng tôi vẫn chưa khai thác được. Sản phẩm lạp xưởng là thực phẩm chế biến, khi vận chuyển cần yêu cầu nghiêm ngặt về bảo quản để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều này các đơn vị vận chuyển cho các sàn thương mại điện tử chưa làm được”, bà Hồ Thị Thùy Trâm – Chủ cơ sở sản xuất lạp xưởng tươi Minkai (chủ thể sản phẩm OCOP 4 sao lạp xưởng Mikai) nói.

Bà Trâm cũng cho biết thêm, đơn vị cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng trên shopee nhưng không thể nhận đơn vì gặp khó trong khâu bảo quản. “Đối với những đơn đặt hàng tại Đà Nẵng hoặc ở các địa phương chúng tôi có đại lý (tại Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh) thì chúng tôi nhận đơn và để đại lý giao dịch bán hàng cho khách. Còn đối với những địa phương khác chúng tôi phải từ chối”, bà Trâm chia sẻ.

Cùng gặp khó khăn vấn đề này, ông Nguyễn Khoa Chương – Đại diện Công ty TNHH Peco Food (chủ thể sản phẩm chả lụa Peco Food 4 sao) cho biết, đơn vị ý thức được tầm quan trọng và lợi ích từ các sàn thương mại điện tử nhưng cũng không bán hàng qua các sàn được vì đặc thù sản phẩm thực phẩm (chả lụa). “Bán hàng qua sàn thương mại điện tử thời gian giao hàng dù có nhanh cũng phải 2 ngày. Trong điều kiện bảo quản của đơn vị vận chuyển không đảm bảo thì chúng tôi không thể gửi hàng, sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm”, ông Chương nói.

Một lý do nữa khiến nhiều chủ thể sản phẩm OCOP Đà Nẵng chưa “mặn mà” với các sàn thương mại điện tử đó là tính cạnh tranh. “Yến sào là thực phẩm chế biến thuộc phân khúc giá cao. Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử giá cả rất được quan tâm, sản phẩm của chúng tôi không thể cạnh tranh được với nhiều sản phẩm cùng loại khi giá của họ quá rẻ”, bà Phạm Thị Hồng – Đại diện Công ty Yến sào Tiên Sa (sản phẩm OCOP 4 sao Yến sào Tiên Sa) nói. Bà Hồng cũng giải bày thêm, giá cả của đơn vị ở phân khúc sản phẩm yến sào đã là loại rẻ so với thị trường do công ty lấy nguyên liệu tận gốc, chế biến và đưa trực tiếp ra thị trường, không qua trung gian, nhưng vẫn không cạnh tranh nổi với giá trên các sàn thương mại điện tử quá rẻ.

Còn một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng mà nhiều chủ thể sản phẩm OCOP thừa nhận đó là họ chưa biết cách tiếp thị, thu hút bán hàng trên các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là sàn thương mại điện tử.

Phần nhiều các chủ thể OCOP đều là các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, khả năng ứng dụng công nghệ số, trình độ marketing online hầu như bằng không; đơn vị cũng không có người chuyên trách trong lĩnh vực này nên khi đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử không gây được chú ý, không kéo được khách hàng.

Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

“Dù Sở Công Thương và nhiều sàn thương mại điện tử cũng tổ chức các chương trình tập huấn nhưng chúng tôi vẫn rất yếu ở khâu làm SEO, marketing trên các sàn thương mại điện tử”, Đại diện HTX Nông sản sạch Đô 37 bộc bạch.

Làm tốt khâu bán hàng ở thị trường nội địa, nhưng công ty Vinseed vẫn chưa thể lên sàn thương mại điện tử đa quốc gia (Amazon). Ông Nguyễn Thiện Khiêm cho biết chi phí để gia nhập, lên sàn Amazon tối thiểu là 50 triệu đồng, đây là số tiền khá lớn đối với các chủ thể OCOP, chưa tính tới hiệu quả bán hàng, chi phí quản lý gian hàng hàng tháng. “Chúng tôi mong muốn sẽ có sự hỗ trợ một phần chi phí lên sàn từ ngành Công Thương, để đơn vị có động lực và niềm tin vươn ra thị trường có sức cạnh tranh lớn”, ông Khiêm bày tỏ.

Làm gì để KINH DOANH hiệu quả trên môi trường số?

Theo ông Võ Văn Khanh – Đại diện Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam tại miền Trung - Tây Nguyên, cần thiết phải đẩy mạnh đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Với đặc thù chủ thể các sản phẩm OCOP là các hộ kinh doanh, hợp tác xã, khả năng ứng dụng công nghệ số còn hạn chế thì cần sự hỗ trợ rất lớn của các Sở ngành, đặc biệt là ngành Công Thương có chính sách tập trung hỗ trợ chủ thể sản phẩm OCOP số hóa cửa hàng và sản phẩm. Bên cạnh đó, cần tăng cường tổ chức ngày hội trực tuyến cho sản phẩm OCOP để người tiêu dùng dần làm quen với mua sắm sản phẩm OCOP trực tuyến.

“Đơn vị mong muốn trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ có nhiều hơn các chương trình tập huấn, nhất là các chương trình có mời các chuyên gia về SEO, marketing, xây dựng thương hiệu… trên các sàn thương mại điện tử lớn về hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP tiếp cận và tiếp thị hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử, để chúng tôi có cơ hội đưa sản phẩm OCOP Đà Nẵng đi xa hơn”, Đại diện Công ty Yến sào Tiên Sa nói.

Còn ông Nguyễn Tân Khang – Đại diện Hộ kinh doanh Hạng Huệ (đơn vị có 2 sản phẩm OCOP 3 sao) thì mong muốn khâu bảo quản, vận chuyển của các sàn thương mại điện tử sẽ tốt hơn, để các thực phẩm tươi, thực phẩm chế biến có thể thuận lợi lên sàn.

Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, trong thời gian qua, Sở đã triển khai nhiều chương trình để hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử hiệu quả.

Sở đã tổ chức hàng loạt các chương trình Hội thảo, tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, xây dựng gian hàng, xây dựng thương hiệu trên môi trường số, nhất là trên các sàn thương mại diện tử.

Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Từ năm 2020 đến hết năm 2022, Sở Công Thương đã triển khai xây dựng nhãn hiệu cho 9 đơn vị; thiết kế bao bì nhãn sản phẩm cho 12 đơn vị; xây dựng trang thông tin (website) và in tem truy xuất nguồn gốc cho 11 đơn vị… Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm OCOP Đà Nẵng đều được Sở Công Thương thành phố hỗ trợ đưa thông tin miễn phí lên sàn thương mại điện tử danangtrade.gov.vn do Sở Công Thương quản lý để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

“Trong thời gian tới, Sở Công Thương thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm qua nhiều kênh quảng bá khác nhau như tham gia hội chợ, kết nối cung cầu… Trong đó, chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử”, bà Lê Thị Kim Phương – Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho hay.

PGS.TS Bùi Quang Bình - Nguyên chủ nhiệm khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Trong bối cảnh CMCN 4.0, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử xuyên quốc gia. Để làm tốt điều này, ngành Công Thương cần chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp kỹ năng xây dựng gian hàng, thương hiệu, chiến lược bán hàng, cũng như một phần chi phí “mồi” ban đầu để doanh nghiệp có động lực và niềm tin khi bước chân vào sân mua bán toàn cầu này.

Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 135 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao trở lên. Thành phố sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là quảng bá sản phẩm trên môi trường trực tuyến.

Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong Chương trình OCOP, xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị OCOP, hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về chương trình OCOP.

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm chủ lực, đặc trưng.

Nghiên cứu, hình thành và nhân rộng các mô hình xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số (Làng thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, hội chợ và triển lãm thực tế ảo OCOP).

Vũ Lê - Linh Chi

Huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang): Sản phẩm OCOP góp phần phát triển du lịch Quảng Ngãi: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP

Vũ Lê - Linh Chi

Có thể bạn quan tâm

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa.
Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Sáng 1/11, Bộ Công Thương đã tổ chức Tọa đàm “Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài”.