Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Luật sư nói gì về vụ phó giáo sư "bán" đề tài nghiên cứu khoa học để “mưu sinh”?

Theo luật sư, hiện pháp luật chưa có chế tài xử phạt về hành vi giảng viên của đại học này ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học khác.
Danh sách 383 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2022 Ứng viên đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023 tăng cao

Gần đây, trên nhiều diễn đàn mạng xôn xao việc PGS.TS Đinh Công H - giảng viên của Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh - bị tố vi phạm liêm chính khoa học, thực hiện hành vi “bán” nhiều công trình khoa học (thời điểm này ông công tác ở Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định) đứng tên cho các trường đại học khác đang nhận được quan tâm, tranh luận của dư luận.

Nhiều bạn đọc bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ với những khó khăn của thầy H., đồng thời băn khoăn về các quy định của pháp luật liên quan đến việc xử lý đối với trường hợp này như thế nào?

Luật sư nói gì về vụ phó giáo sư
Luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mục tiêu nâng cao hiểu biết, mở rộng kiến thức, tháo gỡ bất cập, tồn tại của xã hội, và phát huy khả năng sáng tạo của con người. Hoạt động này được thực hiện bởi các nhà khoa học (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ,...) những người có trình độ chuyên môn, có khả năng nghiên cứu độc lập trong các tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu khoa học nói chung và trong môi trường giáo dục nói riêng.

Theo luật sư Tiền, trong các cơ sở giáo dục đại học hoạt động nghiên cứu khoa học được xem là nhiệm vụ đang được đầu tư quan tâm song hành cùng với hoạt động giảng dạy thuần túy. Hoạt động khoa học công nghệ nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước điều này được nêu rõ tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 109/2022/NĐ-CP.

Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật số 34/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, quy định giảng viên phải là người: “Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc”.

Theo đó, việc giảng viên của cơ sở giáo dục đại học này ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học khác dựa trên quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang công tác, miễn là giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học đó phải hoàn thành đủ số giờ nghiên cứu khoa học tại nơi mình đang làm việc.

Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học (tương đương 586 giờ hành chính) để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định tại Điều 5 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT, số giờ mà các giảng viên giành để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tối thiểu tương đương 586 giờ hành chính, con số này được quy định cụ thể tại mỗi cơ sở giáo dục đại học. Mặt khác, các nhà khoa học trong cơ sở giáo dục đại học cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về sự liêm chính học thuật trong hoạt động khoa học và công nghệ, điều này được quy định tại Điều 20 Nghị định 109/2022/NĐ-CP.

Nhiều người cho rằng, việc thầy H. phải bán "chất xám" để "mưu sinh" do mức lương của các giảng viên hiện nay quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Trao đổi về vấn đề tiền lương, luật sư Tiền chia sẻ, theo quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT thì tùy thuộc vào các chức danh nghề nghiệp phân loại giảng viên mà có cơ chế mức lương các hạng như sau: Giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00; giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78; giảng viên, trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở được áp dụng đối với giảng viên là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 và ). Khi đó mức lương giảng viên nhận được dao động tối thiểu từ: 4.212.000 đồng/tháng lên đến 14.400.000 đồng/tháng, chưa tính các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên (nếu có).

“Sự việc trên, có thể thấy rằng ông H. không chỉ đã rất nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác mà còn hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác, đây là điều đáng ghi nhận về những đóng góp của ông về hoạt động khoa học công nghệ. Chúng ta cần sẻ chia và cảm thông với ông H. trong trường hợp này.

Và đặc biệt, chính bản thân ông H. cũng đã nhận thấy được lỗi sai của mình và ông đã có hành động làm đơn xin rút khỏi Hội đồng ngành toán quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia) để tránh ảnh hưởng đến quỹ này. Tôi cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận tổng quát về vấn đề, sự việc diễn ra ở mức độ nào, đến đâu thì sẽ có các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc xác minh và xử lý nếu phát hiện sai phạm”, luật sư nêu quan điểm.

Luật sư nói gì về vụ Phó giáo sư "bán" đề tài nghiên cứu khoa học để “mưu sinh”?
Ảnh minh hoạ

Thực tế nhiều nhà khoa học Việt Nam đi làm cộng tác với nước ngoài hoặc đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, sản phẩm sau đó cũng đề tên trường nước ngoài và không đề tên đơn vị mà họ làm việc và điều này là hết sức bình thường.

Tham khảo một số quốc gia, ví dụ như ở các trường đại học Mỹ, ngày đầu tiên khi đến làm việc ở trường, các giáo sư phải ký bản thỏa thuận trong thời gian việc toàn thời gian ở đại học thì tất các kết quả nghiên cứu hay bài viết đều là tài sản trí tuệ của trường.

Tuy nhiên, các trường đại học này chỉ trả lương 9 tháng/năm cho việc giảng dạy và tạo điều kiện cho các giáo sư đi tư vấn cho các công ty, cộng tác với doanh nghiệp hay các đơn vị nghiên cứu khoa học để kiếm thêm thu nhập nhưng tổng thời gian không được quá 03 tháng tính theo giờ làm việc.

Còn tại Việt Nam, theo luật sư Tiền, hiện nay, pháp luật chưa có chế tài về xử phạt về hành vi giảng viên của trường đại học này ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học khác, hay hành vi không liêm chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Do đó, về sự việc của thầy H. với hành vi được cho là “bán” sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình cho cơ sở giáo dục đại học khác chưa có chế tài để xử lý.

Hợp đồng mà ông H. ký với trường đại học về hoạt động nghiên cứu khoa học là hợp đồng dân sự được thỏa thuận giữa các bên dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng, không ép buộc. Theo đó, các bên chỉ phải chịu nghĩa vụ về các tranh chấp, vi phạm phát sinh liên quan đến nội dung thỏa thuận của hợp đồng đã ký kết.

"Đây là vấn đề bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ, khiến cho chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học không thực chất, gây ra bất bình đẳng trong đào tạo, tuyển sinh, hợp tác quốc tế và phá vỡ những quy chuẩn về đạo đức về hoạt động nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, mức đãi ngộ cho các nhà khoa học chưa tương xứng với sự đóng góp của họ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nên khó giữ chân được những người giỏi, người tài. Qua đó, các cơ quan có thẩm quyền cần hoạch định, ban hành các chính sách phù hợp để quản lý chặt chẽ trong hoạt động khoa học và công nghệ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) nhằm thúc đẩy môi trường khoa học và công nghệ trong sạch, phát triển bền vững và hạn chế được tình trạng “chảy máu chất xám”, luật sư Tiền đánh giá.

Những ngày qua, cộng đồng khoa học xôn xao việc PGS.TS Đinh Công H. - giảng viên Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, thành viên Hội đồng ngành Toán, Quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia), nộp đơn xin rút khỏi hội đồng này - vì bị tố cáo vi phạm liêm chính học thuật.

Theo thống kê từ MathSciNet - cơ sở dữ liệu của Hiệp hội Toán học Mỹ, ông H. có 42 công trình nghiên cứu khoa học. Trong đó, 17 công trình ông ký tên 2 trường đại học khác.

Thời gian thực hiện những nghiên cứu này, PGS H. là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định). Ông H. giải thích đã ký hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học với hai trường nói trên. Lý do là Trường Đại học Quy Nhơn không cấm việc này nếu giảng viên đã hoàn thành nhiệm vụ, trong khi ông chịu áp lực về kinh tế gia đình.

Mặt khác, ông cho biết, không sử dụng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm của Trường Đại học Quy Nhơn để thực hiện đề tài nghiên cứu cho đơn vị khác.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Sau nhiều năm chờ đợi, Dự án Làng Đại học Đà Nẵng đã chính thức khởi công hạng mục đầu tiên xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Khoảng 700 sinh viên xuất sắc đã được lựa chọn tham gia chương trình tìm kiếm, nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân tài số Viettel Digital Talent.
Trao giải cuộc thi viết

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Sáng 22/11/2024, tại Hà Nội, lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” diễn ra trang trọng, đầy cảm xúc.
Việt Nam đứng đầu các quốc gia ASEAN về số sinh viên theo học tại Hoa Kỳ

Việt Nam đứng đầu các quốc gia ASEAN về số sinh viên theo học tại Hoa Kỳ

Số sinh viên Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng Hoa Kỳ tiếp tục tăng, đạt 22.066 sinh viên trong năm học 2023-2024.
Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Aspire Hub, tổ chức giáo dục hàng đầu đến từ Singapore đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Với ý tưởng sáng tạo, các em học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã tạo ra những bộ trang phục tái chế độc đáo nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.
Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Nhờ đầu tư cho cơ sở hạ tầng số hóa, ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học, HUIT đã xây dựng được môi trường học tập hiện đại, phù hợp với nhu cầu thực tế.
Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo.
Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Toàn ngành giáo dục Bắc Giang đã thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo đà cho giáo dục mũi nhọn có bước tiến mới.
Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Tại lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết phục vụ công tác đào tạo cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp đã và đang góp phần giúp Trường Đại học Điện lực (EPU) đạt mục tiêu đào tạo theo hướng ứng dụng.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Hãy can đảm và tốt bụng! Phép màu sẽ đến! là chủ đề đầy ấn tượng trong Đại nhạc hội Hoa Tháng Năm lần thứ 12 của Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm.
Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, đổi mới tư duy, hiện các cơ sở đào tạo ngành Công Thương từng bước đáp ứng yêu cầu về đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Từng đi qua 40 quốc gia nhưng Jay Gray đến với Hà Tĩnh (Việt Nam) làm nơi để dạy học miễn phí, đam mê cắt cỏ dọn dẹp môi trường.
Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Với 30,26% tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

LS Electric Việt Nam vừa tài trợ trang thiết bị hơn 604 triệu đồng phục vụ đào tạo ngành công nghệ điện cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH).
Cô giáo mang tuổi xuân

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ngày qua ngày, cô giáo 9X Dương Diệu Phương vẫn thầm lặng trong công việc "trồng người", vun đắp, ươm mầm tri thức cho những học trò nhỏ nơi đảo xa.
Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Lễ ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện “Cùng em đến trường” hỗ trợ học sinh nghèo "Viết tiếp ước mơ" giai đoạn 2025-2028 diễn ra chiều 18/11.
Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Sáng 18/11 tại Hà Nội, Trường Đại học Điện lực (EPU) đã tổ chức Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024.
Cô giáo 20 năm

Cô giáo 20 năm 'trồng người' nơi sóng nước cực Nam Tổ quốc

Cô giáo Nguyễn Thị Duyên là một trong 60 giáo viên được vinh danh trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024.
Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Ban Thường vụ Thành đoàn Đà Nẵng phối hợp cùng Ban ATGT thành phố tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả các đội hình triển khai mô hình “Cổng trường bình yên”.
Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Trường THPT Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) vinh dự đón nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân dịp kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển.
Lễ trao tặng danh hiệu

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'

Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ trao tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú" và tuyên dương các Nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động