Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 19:19

Luật sư nói gì về vụ phó giáo sư "bán" đề tài nghiên cứu khoa học để “mưu sinh”?

Theo luật sư, hiện pháp luật chưa có chế tài xử phạt về hành vi giảng viên của đại học này ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học khác.

Gần đây, trên nhiều diễn đàn mạng xôn xao việc PGS.TS Đinh Công H - giảng viên của Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh - bị tố vi phạm liêm chính khoa học, thực hiện hành vi “bán” nhiều công trình khoa học (thời điểm này ông công tác ở Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định) đứng tên cho các trường đại học khác đang nhận được quan tâm, tranh luận của dư luận.

Nhiều bạn đọc bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ với những khó khăn của thầy H., đồng thời băn khoăn về các quy định của pháp luật liên quan đến việc xử lý đối với trường hợp này như thế nào?

Luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mục tiêu nâng cao hiểu biết, mở rộng kiến thức, tháo gỡ bất cập, tồn tại của xã hội, và phát huy khả năng sáng tạo của con người. Hoạt động này được thực hiện bởi các nhà khoa học (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ,...) những người có trình độ chuyên môn, có khả năng nghiên cứu độc lập trong các tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu khoa học nói chung và trong môi trường giáo dục nói riêng.

Theo luật sư Tiền, trong các cơ sở giáo dục đại học hoạt động nghiên cứu khoa học được xem là nhiệm vụ đang được đầu tư quan tâm song hành cùng với hoạt động giảng dạy thuần túy. Hoạt động khoa học công nghệ nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước điều này được nêu rõ tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 109/2022/NĐ-CP.

Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật số 34/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, quy định giảng viên phải là người: “Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc”.

Theo đó, việc giảng viên của cơ sở giáo dục đại học này ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học khác dựa trên quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang công tác, miễn là giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học đó phải hoàn thành đủ số giờ nghiên cứu khoa học tại nơi mình đang làm việc.

Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học (tương đương 586 giờ hành chính) để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định tại Điều 5 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT, số giờ mà các giảng viên giành để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tối thiểu tương đương 586 giờ hành chính, con số này được quy định cụ thể tại mỗi cơ sở giáo dục đại học. Mặt khác, các nhà khoa học trong cơ sở giáo dục đại học cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về sự liêm chính học thuật trong hoạt động khoa học và công nghệ, điều này được quy định tại Điều 20 Nghị định 109/2022/NĐ-CP.

Nhiều người cho rằng, việc thầy H. phải bán "chất xám" để "mưu sinh" do mức lương của các giảng viên hiện nay quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Trao đổi về vấn đề tiền lương, luật sư Tiền chia sẻ, theo quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT thì tùy thuộc vào các chức danh nghề nghiệp phân loại giảng viên mà có cơ chế mức lương các hạng như sau: Giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00; giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78; giảng viên, trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở được áp dụng đối với giảng viên là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 và ). Khi đó mức lương giảng viên nhận được dao động tối thiểu từ: 4.212.000 đồng/tháng lên đến 14.400.000 đồng/tháng, chưa tính các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên (nếu có).

“Sự việc trên, có thể thấy rằng ông H. không chỉ đã rất nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác mà còn hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác, đây là điều đáng ghi nhận về những đóng góp của ông về hoạt động khoa học công nghệ. Chúng ta cần sẻ chia và cảm thông với ông H. trong trường hợp này.

Và đặc biệt, chính bản thân ông H. cũng đã nhận thấy được lỗi sai của mình và ông đã có hành động làm đơn xin rút khỏi Hội đồng ngành toán quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia) để tránh ảnh hưởng đến quỹ này. Tôi cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận tổng quát về vấn đề, sự việc diễn ra ở mức độ nào, đến đâu thì sẽ có các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc xác minh và xử lý nếu phát hiện sai phạm”, luật sư nêu quan điểm.

Ảnh minh hoạ

Thực tế nhiều nhà khoa học Việt Nam đi làm cộng tác với nước ngoài hoặc đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, sản phẩm sau đó cũng đề tên trường nước ngoài và không đề tên đơn vị mà họ làm việc và điều này là hết sức bình thường.

Tham khảo một số quốc gia, ví dụ như ở các trường đại học Mỹ, ngày đầu tiên khi đến làm việc ở trường, các giáo sư phải ký bản thỏa thuận trong thời gian việc toàn thời gian ở đại học thì tất các kết quả nghiên cứu hay bài viết đều là tài sản trí tuệ của trường.

Tuy nhiên, các trường đại học này chỉ trả lương 9 tháng/năm cho việc giảng dạy và tạo điều kiện cho các giáo sư đi tư vấn cho các công ty, cộng tác với doanh nghiệp hay các đơn vị nghiên cứu khoa học để kiếm thêm thu nhập nhưng tổng thời gian không được quá 03 tháng tính theo giờ làm việc.

Còn tại Việt Nam, theo luật sư Tiền, hiện nay, pháp luật chưa có chế tài về xử phạt về hành vi giảng viên của trường đại học này ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học khác, hay hành vi không liêm chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Do đó, về sự việc của thầy H. với hành vi được cho là “bán” sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình cho cơ sở giáo dục đại học khác chưa có chế tài để xử lý.

Hợp đồng mà ông H. ký với trường đại học về hoạt động nghiên cứu khoa học là hợp đồng dân sự được thỏa thuận giữa các bên dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng, không ép buộc. Theo đó, các bên chỉ phải chịu nghĩa vụ về các tranh chấp, vi phạm phát sinh liên quan đến nội dung thỏa thuận của hợp đồng đã ký kết.

"Đây là vấn đề bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ, khiến cho chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học không thực chất, gây ra bất bình đẳng trong đào tạo, tuyển sinh, hợp tác quốc tế và phá vỡ những quy chuẩn về đạo đức về hoạt động nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, mức đãi ngộ cho các nhà khoa học chưa tương xứng với sự đóng góp của họ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nên khó giữ chân được những người giỏi, người tài. Qua đó, các cơ quan có thẩm quyền cần hoạch định, ban hành các chính sách phù hợp để quản lý chặt chẽ trong hoạt động khoa học và công nghệ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) nhằm thúc đẩy môi trường khoa học và công nghệ trong sạch, phát triển bền vững và hạn chế được tình trạng “chảy máu chất xám”, luật sư Tiền đánh giá.

Những ngày qua, cộng đồng khoa học xôn xao việc PGS.TS Đinh Công H. - giảng viên Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, thành viên Hội đồng ngành Toán, Quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia), nộp đơn xin rút khỏi hội đồng này - vì bị tố cáo vi phạm liêm chính học thuật.

Theo thống kê từ MathSciNet - cơ sở dữ liệu của Hiệp hội Toán học Mỹ, ông H. có 42 công trình nghiên cứu khoa học. Trong đó, 17 công trình ông ký tên 2 trường đại học khác.

Thời gian thực hiện những nghiên cứu này, PGS H. là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định). Ông H. giải thích đã ký hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học với hai trường nói trên. Lý do là Trường Đại học Quy Nhơn không cấm việc này nếu giảng viên đã hoàn thành nhiệm vụ, trong khi ông chịu áp lực về kinh tế gia đình.

Mặt khác, ông cho biết, không sử dụng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm của Trường Đại học Quy Nhơn để thực hiện đề tài nghiên cứu cho đơn vị khác.

Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Cô giáo 20 năm 'trồng người' nơi sóng nước cực Nam Tổ quốc

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập