Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Luật sư Trần Xuân Tiền: Doanh nghiệp cần nắm vững quy định pháp lý khi tham gia RCEP

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã và đang mở rộng cánh cửa cho doanh nghiệp trong nước tham gia cuộc đua của khu vực mậu dịch tự do rộng lớn. Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro khi tham gia “sân chơi” này đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) cần nắm vững các quy định về mặt pháp lý. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Vuasanca đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội.

Trước nhiều cơ hội hợp tác mà Việt Nam đang chờ đợi từ hiệp định, đặc biệt với sự tham gia của các đối tác là nguồn cung nguyên liệu lớn cho Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc...), hứa hẹn sẽ tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới, hỗ trợ DN tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong RCEP. Về mặt pháp lý, xin ông cho biết, các doanh nghiệp trong nước cần phải lưu ý gì khi tham gia “sân chơi” này?

Các doanh nghiệp trong nước cần lường trước các rủi ro pháp lý khi tham gia RCEP
Luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội.

Cùng với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác, RCEP tiếp tục thúc đẩy những cải cách của chúng ta theo hướng tiến bộ và tích cực hơn nữa. Từ đó môi trường đầu tư, kinh doanh dựa trên nền tảng của thể chế sẽ tiếp tục được cải cách và hoàn thiện. Những động lực mới để thúc đẩy cho phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là năng lực cạnh tranh và hiệu quả của các DN, nhất là DN vừa và nhỏ sẽ được nâng cao.

Về mặt pháp lý, các DN trong nước cần lưu ý một số vấn đề gồm: Thứ nhất, đối với các DN, vấn đề tiên quyết là phải nắm vững các quy định của RCEP, lĩnh vực mình đang sản xuất, kinh doanh để có được tâm thế tốt nhất tham gia “cuộc chơi”.

Thứ hai, DN cần nắm vững quy định pháp luật liên quan ở thị trường xuất khẩu, các FTA mà Việt Nam đã ký kết với nước xuất khẩu để làm bàn đạp trong việc ký kết, thực hiện Hợp đồng. Để làm được điều này, các DN cần thường xuyên liên lạc với Bộ Công Thương, Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI) để được tư vấn kịp thời về những thay đổi pháp luật và thực hiện áp dụng pháp luật của thị trường xuất khẩu. Qua đó, hoạt động kinh doanh trong hành lang pháp lý an toàn, đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài.

Ông đánh giá như thế nào về việc giải quyết tranh chấp hiện nay của các DN trong nước khi ký kết hợp tác với các đối tác nước ngoài. Nhận định của ông như thế nào về những nguy cơ tiềm ẩn mà các doanh nghiệp dễ mắc phải khi tham gia RCEP?

Nước ta đang hội nhập sâu, rộng vào các nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với cơ hội, DN Việt đã và đang đối mặt nhiều tranh chấp có tính quốc tế với các đối thủ cạnh tranh. Một trong nhiều giải pháp căn cơ, thường sử dụng để giải quyết tranh chấp là dùng trọng tài quốc tế.

Tuy nhiên, do nhận thức của DN Việt Nam về còn hạn chế, do thiếu thói quen sử dụng các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, thiếu người hướng dẫn, tư vấn về luật pháp quốc tế, trọng tài quốc tế. Do vậy, trong rất nhiều trường hợp khi DN Việt Nam đi kiện những sự vụ có tính quốc tế thì thường bỏ lơ trọng tài quốc tế, đến khi có phán quyết xảy ra thì hậu quả rất nghiêm trọng, thường gây bất lợi cho DN trong nước.

Về những nguy cơ tiềm ẩn mà các DN trong nước dễ “mắc” phải khi tham gia RCEP, trước tiên, đó là thách thức về mặt năng lực cạnh tranh. Nhiều đối tác trong RCEP có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh mạnh hơn. Trong khi đó, chất lượng, hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm Việt còn khiêm tốn. Nếu chúng ta không có kỹ năng, khả năng vượt qua các hàng rào kỹ thuật của các đối tác tham gia hiệp định thì DN Việt sẽ vừa bị ép ngay tại chính “sân nhà” vừa khó thâm nhập vào thị trường các nước tham gia hiệp định.

Thêm vào đó, có thể thấy năng lực thực hiện hợp đồng của chúng ta còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn. Chọn được đối tác, đàm phán, ký hợp đồng, chất lượng hợp đồng tốt rồi nhưng điều đó không có nghĩa là mọi chuyện sẽ “xuôi chèo mát mái”. Trong quá trình thực hiện có thể do những điều kiện khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Khi đó, nếu hợp đồng nào được soạn thảo chu đáo, phân định rõ trách nhiệm của các bên, lường trước được các tình huống có thể xảy ra và đưa được vào trong hợp đồng thì việc thực hiện sẽ trôi chảy hơn. Còn những hợp đồng nào sơ sài, không lường trước được tình huống như vậy thì sẽ dẫn đến tình trạng tranh chấp.

Các doanh nghiệp trong nước cần lường trước các rủi ro pháp lý khi tham gia RCEP
Việc trang bị kiến thức luật pháp quốc tế, kinh nghiệm tham gia và xử lý các vụ tranh chấp là rất cần thiết đối với mỗi DN khi tham gia RCEP

Vậy, để hạn chế rủi ro khi xảy ra tranh chấp trong quá trình ký kết hợp đồng, các DN cần phải làm gì, thưa ông?

Kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các DN sẽ càng ngày càng va chạm nhiều với các vụ kiện, trước các rào cản của nước ngoài. Do đó, việc trang bị kiến thức luật pháp quốc tế, kinh nghiệm tham gia và xử lý các vụ tranh chấp là rất cần thiết đối với mỗi DN.

Vì vậy, bản thân các DN phải chủ động tìm hiểu các vụ kiện, tranh chấp thương mại để nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm cho chính mình. Thêm vào đó, mỗi DN cần chú trọng tìm hiểu rõ và chính xác mọi thông tin của đối tác về mặt pháp lý, năng lực tài chính, yêu cầu về chất lượng sản phẩm… để quá trình giao kết hợp đồng đảm bảo đúng pháp luật, hài hòa lợi ích.

Đặc biệt, các DN cần quan tâm đến vấn đề soạn thảo hợp đồng sao cho đầy đủ, chặt chẽ, làm cơ sở để các bên tôn trọng, thực hiện đúng cam kết cũng là căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có). Sử dụng hợp đồng mẫu trong các giao dịch thương mại quốc tế là một trong những giải pháp giúp cân bằng lợi ích của các bên.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, tham gia sâu rộng chuỗi giá trị mới trên thế giới, ông có lời khuyên nào giúp các DN “vững tin” hơn trong cuộc đua thương mại này?

Trước hết, các DN, hiệp hội cần chủ động tìm hiểu thông tin về các FTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm. Bên cạnh đó, theo tôi, DN Việt Nam cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. Hiệp định RCEP và các FTA sẽ mang lại cơ hội cho DN nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng nêu trên.

Mặt khác, DN cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các DN của ta tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Tin cùng chuyên mục

Quân sự thế giới ngày 17/9: Mỹ cung cấp áo giáp mốc và đạn hết hạn cho Đài Loan (Trung Quốc)

Quân sự thế giới ngày 17/9: Mỹ cung cấp áo giáp mốc và đạn hết hạn cho Đài Loan (Trung Quốc)

Nghi phạm ám sát ông Trump sẽ bị truy tố với tội danh gì?

Nghi phạm ám sát ông Trump sẽ bị truy tố với tội danh gì?

Chiến sự Nga-Ukraine 17/9/2024: Quân nhân Mỹ đã có mặt tại chiến trường Ukraine; Nga tăng quy mô lực lượng vũ trang

Chiến sự Nga-Ukraine 17/9/2024: Quân nhân Mỹ đã có mặt tại chiến trường Ukraine; Nga tăng quy mô lực lượng vũ trang

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo ‘nóng’ cho quân đội Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo ‘nóng’ cho quân đội Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/9: Lính Ukraine đào ngũ; Ukraine tung hỏa lực dữ dội vào Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/9: Lính Ukraine đào ngũ; Ukraine tung hỏa lực dữ dội vào Belgorod

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/9/2024: Ukraine đang bỏ rơi binh sĩ chiến đấu tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/9/2024: Ukraine đang bỏ rơi binh sĩ chiến đấu tại Kursk

Tỷ phú Elon Musk nói gì về vụ ám sát ông Trump?

Tỷ phú Elon Musk nói gì về vụ ám sát ông Trump?

Nóng: Bão Yagi chưa dừng lại ở Việt Nam…

Nóng: Bão Yagi chưa dừng lại ở Việt Nam…

Chiến sự Nga-Ukraine 16/9/2024: Ukraine tính kéo NATO vào cuộc chiến với Nga; phương Tây ‘sửng sốt’ trước kế hoạch của Anh

Chiến sự Nga-Ukraine 16/9/2024: Ukraine tính kéo NATO vào cuộc chiến với Nga; phương Tây ‘sửng sốt’ trước kế hoạch của Anh

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/9: 20.000 lính Kiev sa lầy ở Kursk; Ukraine muốn đánh sâu vào Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/9: 20.000 lính Kiev sa lầy ở Kursk; Ukraine muốn đánh sâu vào Nga

Sản xuất ô tô, cơ khí tại Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư Đức

Sản xuất ô tô, cơ khí tại Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư Đức

Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine; Mỹ lộ kế hoạch xung đột với Nga

Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine; Mỹ lộ kế hoạch xung đột với Nga

Chính phủ Nhật Bản chuyển hàng viện trợ khẩn cấp giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản chuyển hàng viện trợ khẩn cấp giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Ấn Độ bãi bỏ giá sàn xuất khẩu gạo basmati để tăng sức cạnh tranh

Ấn Độ bãi bỏ giá sàn xuất khẩu gạo basmati để tăng sức cạnh tranh

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/9: Ukraine cố xoay chuyển tại tử địa Kursk; Lính NATO bắt đầu tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/9: Ukraine cố xoay chuyển tại tử địa Kursk; Lính NATO bắt đầu tham chiến

Xem thêm