Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Cân nhắc thời điểm áp dụng phù hợp

Cộng đồng doanh nghiệp đề xuất Quốc hội, Chính phủ cân nhắc thời điểm áp dụng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Góp ý đề nghị xây dựng Dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô trong nước

Tác động nhiều chiều

Tại Hội thảo Góp ý đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt diễn ra sáng ngày 5/7 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, đại diện nhiều đơn vị liên quan, chuyên gia đều chung đánh giá việc áp dụng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ở thời điểm này là chưa hợp lý, có tác động tới nhiều đối tượng và ngành kinh tế.

Theo đại diện VCCI, Dự án Luật có tác động cả tích cực và không tích cực. Về mặt tích cực, Dự án Luật giúp đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Giá của sản phẩm đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn, thuốc lá mới và dịch vụ kinh doanh trò chơi điện tử trên mạng sẽ tăng thêm tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Qua đó định hướng tiêu dùng, góp phần giảm tác hại của đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn, thuốc lá mới, từ đó nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Đối với sản xuất, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm, từ đó có thể làm giảm sản lượng hàng hóa tiêu thụ nhưng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi thành phần, công thức sản phẩm, khuyến khích sản xuất các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đối với ngân sách Nhà nước, số thu ngân sách tăng do đây là các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mới bổ sung.

Tuy nhiên ở khía cạnh không tích cực, việc thực hiện đánh thuế đối với các hàng hóa, dịch vụ sẽ làm tăng giá bán, từ đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ này và qua đó sẽ có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, kinh doanh trong nước. Trong thời gian đầu thực hiện chính sách có thể làm tăng thủ tục hành chính đối với cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chịu thuế.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Cân nhắc thời điểm áp dụng phù hợp
Hội thảo Góp ý đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Trên cơ sở nghiên cứu tác động của Dự án Luật đối với ngành hàng nước giải khát, bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt nếu được áp dụng thời điểm này sẽ khiến giá trị sản xuất của 21 ngành hàng liên quan giảm, tương ứng con số 0,008%.

Theo Dự án Luật, tăng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 12% khiến tổng thu ngân sách giảm 188,7 tỷ đồng; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 0% lên 10% tổng thu ngân sách giảm 880,4 tỷ đồng.

Ở cấp độ vĩ mô, tác động của việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ là không nhỏ khi các chỉ số kinh tế đều bị ảnh hưởng tiêu cực: Tổng giá trị tăng thêm nền kinh tế giảm 0,135%; GDP giảm 0,115%; thu nhập người lao động giảm 0,155%; thặng dư sản xuất giảm 0,083%...

Theo đại diện CIEM, trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn như hiện nay việc áp thêm trách nhiệm thuế cho doanh nghiệp là chưa hợp lý. Chưa kể tới việc Dự án Luật này còn ảnh hưởng tới ngành mía đường nội địa và kế sinh nhai của 300.000 hộ gia đình trồng mía.

Bày tỏ ý kiến trước cơ sở tăng nguy cơ béo phì đối với sản phẩm nước giải khát có đường để áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, PGS. TS. bác sĩ Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, thông tin: Có nhiều nguyên nhân gây béo phì và chưa có nghiên cứu nào tìm thấy mối liên quan duy nhất giữa tình trạng béo phì với nước giải khát có đường.

Doanh nghiệp đề xuất gì?

Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp đồng tình cho rằng, việc áp dụng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ở thời điểm này chưa phù hợp. Đại diện cho ngành được nhận định sẽ chịu nhiều tác động, ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Rượu, Bia, Nước giải khát Việt Nam, bày tỏ: Các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát, tăng giá của nguyên vật liệu và nhiên liệu như xăng dầu, khí đốt tự nhiên cũng như sự đứt gãy chuỗi cung ứng nên rất khó khăn.

Hơn nữa, trong hoàn cảnh các doanh nghiệp mới phục hồi sau đại dịch nhưng cùng lúc chịu sức ép trách nhiệm tài chính từ các chính sách khác như thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ 01/1/2024 và với đề xuất áp dụng sắc thuế mới thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi của doanh nghiệp và mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Cân nhắc thời điểm áp dụng phù hợp
Nước giải khát có đường là một trong những sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ảnh minh hoạ

Khi áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt giá thành sản phẩm tăng lên, người tiêu dùng có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm thay thế có chứa chất tạo ngọt ngoài đường, như vậy mục tiêu thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng bảo vệ sức khoẻ người dân chưa chắc đã đạt được.

Mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt là tăng thu ngân sách và điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, tuy nhiên với những phân tích đã đưa ra có thể thấy rằng mục tiêu này rất khó có thể đạt được”, ông Việt nói.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Bùi Khánh Nguyên - Phó Tổng giám đốc đối ngoại Coca-Cola Việt Nam cho biết: Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước giải khát có đường tuy nhiên đã phải từ bỏ do không hợp lý và không đạt mục tiêu kỳ vọng.

Trong một vài năm tới gánh nặng tài chính của doanh nghiệp sẽ là rất lớn bởi phải đầu tư đáp ứng các quy định về sản xuất xanh như sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính… việc áp dụng thêm trách nhiệm thuế cho doanh nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp khó chồng khó.

Phản ánh mong muốn chung của các doanh nghiệp bia, nước giải khát, ông Nguyên đề xuất: Quốc hội, Chính phủ xem xét thời điểm ban hành thuế tiêu thụ đặc biệt, bởi trong bối cảnh hiện tại thêm một trách nhiệm thuế không chỉ là gánh nặng mà là vấn đề tồn tại của doanh nghiệp.

Trò chơi trực tuyến (game online) - một trong số đối tượng được đề xuất áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Tại hội thảo, doanh nghiệp trong lĩnh vực này phản ứng khá gay gắt. Nguyên do, đây là ngành còn rất non trẻ, ở trong giai đoạn cần khuyến khích phát triển, đặc biệt đang chịu cạnh tranh rất quyết liệt từ các "ông lớn" nước ngoài.

Lấy ví dụ từ chính doanh nghiệp, ông Lã Xuân Thắng - Giám đốc phát hành trò chơi trực tuyến, VNGGames, chia sẻ: Năm 2022, doanh thu của doanh nghiệp giảm 12% so với năm 2021, tổng số thuế mảng game năm 2022 nộp cho ngân sách nhà nước là khoảng 758 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2021 (khoảng 883 tỷ đồng). Số lượng nhân viên mảng sản xuất và kinh doanh game năm 2022 giảm 11% xuống còn 1.132 người và năm 2023 tiếp tục giảm xuống còn khoảng 980 người (giảm 13%).

Nếu chồng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ VNGGames mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trò chơi trực tuyến Việt Nam sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh trên chính sân nhà. Thị phần sẽ thuộc về các sản phẩm lậu, không phép, dẫn đến công tác quản lý về nội dung, văn hoá, tài chính… sẽ trở nên rất nặng nề”, ông Thắng cho hay.

Chung quan điểm của đại diện VNGGame, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi trực tuyến đề xuất không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với game online.

Trước ý kiến của doanh nghiệp về Dự án Luật, tại hội thảo, bà Thái Quỳnh Mai Dung - đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nhấn mạnh: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là dự án rất quan trọng ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Việc sửa đổi là cần thiết bởi luật phải phù hợp với bối cảnh và sức phát triển của nền kinh tế.

Trước khi luật được đưa ra Quốc hội sẽ được các cơ quan liên quan lấy ý kiến đóng góp rộng rãi và cân nhắc thời điểm phù hợp ban hành. Do vậy, bà Dung cũng khuyến nghị: Ý kiến đóng góp của doanh nghiệp phải dựa trên kết quả nghiên cứu mang tính khoa học rõ ràng, như vậy mới có thể căn cứ để các đơn vị liên quan nghiên cứu, đánh giá, tiếp thu.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khách hàng chịu thiệt hại bởi bão Yagi được xét miễn giảm lãi vay

Khách hàng chịu thiệt hại bởi bão Yagi được xét miễn giảm lãi vay

Sau cuộc tàn phá của siêu bão Yagi, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét miễn giảm lãi vay cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Xuất hiện giả mạo website Kho bạc Nhà nước để lừa đảo, cơ quan chức năng nói gì?

Xuất hiện giả mạo website Kho bạc Nhà nước để lừa đảo, cơ quan chức năng nói gì?

Trước tình trạng giả mạo website Kho bạc Nhà nước, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối cẩn trọng trước các cuộc gọi, email không rõ nguồn gốc.
Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên tiếp báo lỗ, một công ty bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên tiếp báo lỗ, một công ty bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Lỗ lũy kế gần 173 tỷ đồng, Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
VN-Index phục hồi hơn 13%, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?

VN-Index phục hồi hơn 13%, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?

Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chưa hoàn toàn hồi phục nhưng các quỹ mở vẫn duy trì được mức lợi nhuận đáng chú ý trong 8 tháng đầu năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

Quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu các đơn vị thuộc cấp đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế.
Nóng tình trạng doanh nghiệp dùng hóa đơn

Nóng tình trạng doanh nghiệp dùng hóa đơn 'hợp thức' hàng lậu: Bộ Tài chính nói gì?

Theo Bộ Tài chính, ngoài việc mua, sử dụng hóa đơn không hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn để hợp thức hóa hàng lậu.
Ngân hàng tìm cách đa dạng vốn trung và dài hạn

Ngân hàng tìm cách đa dạng vốn trung và dài hạn

Không chỉ phát hành trái phiếu, số lượng ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm hút vốn trung và dài hạn cũng nhiều lên trong thời gian gần đây.
Sắp hoàn thành việc thanh tra 2 ngân hàng, 4 doanh nghiệp vàng

Sắp hoàn thành việc thanh tra 2 ngân hàng, 4 doanh nghiệp vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh tra đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng như đã công bố.
Vì sao cổ phiếu VNZ của ông chủ mạng xã hội Zalo bị bán mạnh?

Vì sao cổ phiếu VNZ của ông chủ mạng xã hội Zalo bị bán mạnh?

Kết phiên giao dịch sáng nay 6/9, giới đầu tư có dấu hiệu muốn bán ra cổ phiếu VNZ của doanh nghiệp này.
Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 8 tháng đạt 6,1 nghìn tỷ đồng, tăng 34,6%, cao nhất trong số các bộ.
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%

Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

8 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh

Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh

Không chỉ các ngân hàng trong nước, hiện dòng vốn xanh từ thị trường quốc tế muốn đầu tư vào Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn khó tiếp cận.
Tỷ giá ngân hàng ‘chạm đáy’ so với cuối quý I/2024

Tỷ giá ngân hàng ‘chạm đáy’ so với cuối quý I/2024

Diễn biến của tỷ giá tiếp tục xu hướng đi xuống, cả ở các ngân hàng thương mại và thị trường tự do.
CEO Kinh Bắc có thu nhập

CEO Kinh Bắc có thu nhập 'khủng' 17 tỷ đồng/năm, cao nhất trong giới quản trị

Theo FiinGroup, trong năm 2023, thu nhập của CEO Tổng công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC) là 17 tỷ đồng, cao nhất trong các công ty được khảo sát.
Dịch vụ xuất khẩu nào được hưởng thuế suất 0%?

Dịch vụ xuất khẩu nào được hưởng thuế suất 0%?

Một trong những vấn đề được quan tâm tại dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) là quy định về thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu.
Lãi suất trái phiếu nhà băng nào lập đỉnh, hút nhà đầu tư?

Lãi suất trái phiếu nhà băng nào lập đỉnh, hút nhà đầu tư?

Với mức lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm từ khoảng 2 - 2,5%, trái phiếu ngân hàng đang trở thành lựa chọn hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Quy định mới về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Quy định mới về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Thông tư 44/2024/TT-NHNN vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành có nội dung mới quy định về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Tham vấn chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn mới

Tham vấn chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn mới

Ngày 4/9, tại diễn ra Hội thảo “Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Tham vấn về chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn mới”.
Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

PVcomBank tiếp tục “chiêu đãi” khách hàng với loạt ưu đãi hấp dẫn cho dịch vụ chuyển tiền quốc tế online trên ứng dụng PVConnect đến hết năm 2024.
Đề xuất kéo dài thời hạn góp vốn điều lệ lên 180 ngày

Đề xuất kéo dài thời hạn góp vốn điều lệ lên 180 ngày

Đề xuất kéo dài thời hạn góp vốn điều lệ lên 180 ngày tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi để nhà đầu tư có thời gian xử lý các thủ tục hành chính liên quan.
VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024
Tăng lãi suất không quan trọng bằng tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội?

Tăng lãi suất không quan trọng bằng tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội?

Theo các chuyên gia, việc tăng mức lãi suất từ 4,8% lên 6,6% không quan trọng bằng việc tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội.
Sở hữu nhiều vị trí đắc địa bậc nhất TP. Hồ Chí Minh, Saigontourist kinh doanh ra sao?

Sở hữu nhiều vị trí đắc địa bậc nhất TP. Hồ Chí Minh, Saigontourist kinh doanh ra sao?

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV và các công ty thành viên được giao quản lý và sử dụng hàng chục địa chỉ nhà đất, trong đó có nhiều vị trí đắc địa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động