Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lưu ý không thể bỏ qua khi trẻ bị nhiễm đường tiết niệu

Nhiều người cho rằng, nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu chỉ gặp ở người lớn nhưng thực tế, trẻ em cũng dễ mắc bệnh này. Viêm đường tiết niệu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, hoại tử ống thận, bể thận.  
luu y khong the bo qua khi tre bi nhiem duong tiet nieu
Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ bị viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn đến khám tại bệnh viện khá đông, đứng sau viêm đường hô hấp và viêm đường tiêu hóa. Khi bị viêm đường tiết niệu, trẻ có thể bị viêm bàng quang, viêm thận và những biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Theo điều dưỡng Dương Văn Luyến, khoa Tiết niệu (Bệnh viện Nhi Trung ương), nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở hệ thống tiết niệu, đặc trưng bởi sự gia tăng số lượng vi khuẩn và bạch cầu niệu một cách bất thường. Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn, đứng đầu là các vi khuẩn đường ruột như e.coli, enterococcus...

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi do cơ chế miễn dịch của trẻ chưa đầy đủ. Ngoài ra, viêm đường tiết niệu còn dễ gặp ở trẻ có bất thường hệ tiết niệu như: Chít hẹp bao quy đầu; dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh; sỏi bàng quang niệu quản... Trong đó, các bệnh lý đường tiết niệu làm cho nước tiểu của trẻ không được lưu thông tốt, gây ứ đọng nước tiểu chiếm 70% các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Còn điều dưỡng Phạm Thị Hồng Vân, khoa Tiết niệu (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho rằng, trẻ mắc các bệnh gây suy giảm sức đề kháng như: Nhiễm virus cúm, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp, ỉa chảy có mất nước nặng; trẻ suy dinh dưỡng kéo dài, táo bón, điều kiện vệ sinh kém; trẻ có thói quen nhịn tiểu và uống nước ít cũng dễ bị viêm đường tiết niệu.

Dấu hiệu nhận biết

Điều dưỡng Phạm Thị Hồng Vân cho rằng, trẻ bị viêm đường tiết niệu thường có các biểu hiện rối loạn tiểu tiện như: Tiểu khó, tiểu buốt, rắt, khi đi tiểu phải rặn; trẻ tiểu nhiều về đêm, nước tiểu có màu trắng đục (có khi trẻ đái toàn ra mủ trắng), nhiều cặn lắng đọng, mùi khai hoặc nặng mùi hơn bình thường...

Nhiều trẻ la hét hoảng hốt khi tiểu; đôi khi trẻ kêu đau vùng hạ vị, vùng thắt lưng, hố thận, đau âm ỷ kèm theo sốt. Tùy tính chất, chủng vi khuẩn mắc phải mà trẻ sốt nhẹ hay sốt cao. Có trẻ liên tục trên 390C khó hạ được sốt ngay mà chỉ hạ khi đã điều trị kháng sinh đúng chủng loại có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn sau 3 đến 5 ngày.

Cũng theo điều dưỡng Phạm Thị Hồng Vân, nhiễm khuẩn tiết niệu diễn ra rất phức tạp với nhiều dạng biến chứng, có thể xuất hiện những biến chứng toàn thân nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng gây hoại tử ống thận bể thận. Ngoài ra, bệnh viêm đường tiết niệu nếu để lâu cũng có thể gây ra thận ứ mủ, viêm quanh thận, viêm kẽ thận, trào ngược bàng quang niệu quản âm thầm gây ra suy thận. Nhiễm khuẩn tiết niệu còn có thể để lại sẹo thận, nếu không phát hiện điều trị dứt điểm, bệnh sẽ nặng hơn. Sau mỗi đợt nhiễm trùng tái phát, trẻ sẽ có các tổn thương ở thận dưới dạng sẹo dẫn đến suy thận mạn sau này.

Chăm sóc và ngừa bệnh

Điều dưỡng Dương Văn Luyến cho biết, sau khi trẻ được phát hiện nhiễm khuẩn tiết niệu, bác sĩ sẽ dựa theo kháng sinh đồ để điều trị cho trẻ. Tùy loại vi khuẩn gây bệnh mà trẻ được nhập viện để tiêm kháng sinh hay chỉ cần uống thuốc theo đơn và theo dõi tại nhà. Cùng tuân thủ quy trình điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin để nâng cao sức đề kháng; hướng dẫn trẻ cách đị vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.

Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ, cha mẹ trẻ phải luôn quan tâm đến việc vệ sinh và những sinh hoạt thường ngày của trẻ, không nên phó thác cho ông bà cũng như thầy cô giáo. Với trẻ nhỏ cần lau khô và thay tã cho trẻ ngay sau khi đi vệ sinh, cần xem có cặn trắng ở bỉm không mỗi khi thay bỉm

Với trẻ gái, cha mẹ nên vệ sinh từ trước ra đằng sau (vệ sinh từ lỗ tiểu ra sau hậu môn) để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng. Còn với trẻ trai, quan sát trẻ đi tiểu nếu thấy phồng bao quy đầu hoặc tia tiểu nhỏ, cần cho trẻ khám ngay vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu.

Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước hằng ngày, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau, củ, quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn. Khi phát hiện trẻ có các bất thường về hệ tiết niệu hay có các biểu hiện của bệnh trên, cần đưa bé đi khám để được tư vấn, điều trị.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thuốc lá thế hệ mới tấn công giới trẻ: Cạm bẫy dưới tên gọi mỹ miều

Thuốc lá thế hệ mới tấn công giới trẻ: Cạm bẫy dưới tên gọi mỹ miều

Ngành công nghiệp thuốc lá đã sử dụng nhiều cách thức quảng cáo, tiếp cận tinh vi nhắm vào giới trẻ nhằm mở rộng thị trường thuốc lá thế hệ mới.
Bộ Y tế đề nghị bệnh viện không thu viện phí nạn nhân bão số 3

Bộ Y tế đề nghị bệnh viện không thu viện phí nạn nhân bão số 3

Bộ Y tế lưu ý các bệnh viện, cơ sở y tế ở vùng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế thanh toán.
21 học sinh lớp 7 ở Gia Lai nghi ngộ độc sau khi uống trà sữa

21 học sinh lớp 7 ở Gia Lai nghi ngộ độc sau khi uống trà sữa

Có 21 học sinh lớp 7 trường Trung học phổ thông Tôn Đức Thắng ở Gia Lai sau khi uống trà sữa do Ban đại diện phụ huynh tổ chức thì nghi ngộ độc phải nhập viện.
Sử dụng thuốc lá tại Việt Nam: Thực trạng đáng báo động

Sử dụng thuốc lá tại Việt Nam: Thực trạng đáng báo động

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn ở mức báo động.
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 16.000 túi thuốc gia đình đến tay người dân vùng bão, lũ

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 16.000 túi thuốc gia đình đến tay người dân vùng bão, lũ

Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, 16.134 túi thuốc được vận chuyển bằng đường hàng không đã đến với bà con các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).

Tin cùng chuyên mục

Tăng thuế thuốc lá: Giảm thiểu tiêu thụ và tăng thu ngân sách nhà nước

Tăng thuế thuốc lá: Giảm thiểu tiêu thụ và tăng thu ngân sách nhà nước

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá rất cao.
Long Châu miễn phí tiêm chủng phòng chống dịch sởi tại Tp. Hồ Chí Minh từ 16/9

Long Châu miễn phí tiêm chủng phòng chống dịch sởi tại Tp. Hồ Chí Minh từ 16/9

Tiêm chủng Long Châu đồng hành cùng sở y tế và trung tâm kiểm soát dịch bệnh Tp. Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tiêm chủng miễn phí phòng chống dịch sởi.
Bỏ thuốc lá từ từ hay dừng đột ngột hiệu quả hơn?

Bỏ thuốc lá từ từ hay dừng đột ngột hiệu quả hơn?

Người nghiện thuốc lá lâu năm muốn bỏ thuốc hoàn toàn thì nên giảm dần số lượng thuốc lá hút mỗi ngày hay dừng lại một cách đột ngột?
TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ Chu bị phạt nặng, đình chỉ hoạt động 2 năm

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ Chu bị phạt nặng, đình chỉ hoạt động 2 năm

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt đối Công ty TNHH Thẩm mỹ Chu (số 22 đường 3/2, phường 12, quận 10) số tiền 170 triệu đồng, đình chỉ cơ sở 2 năm.
TP. Hồ Chí Minh: Gửi 30.000

TP. Hồ Chí Minh: Gửi 30.000 'Túi thuốc gia đình' để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3

Ngày 13/9, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngành y tế thành phố sẽ gửi 30.000 'Túi thuốc gia đình' hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng do bão số 3.
Buôn lậu thuốc lá: Vấn nạn dai dẳng và những giải pháp cấp bách

Buôn lậu thuốc lá: Vấn nạn dai dẳng và những giải pháp cấp bách

Thực tế cho thấy tình trạng buôn lậu thuốc lá đang ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn xã hội, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Hà Nội: Xử phạt hàng chục cơ sở hành nghề y dược

Hà Nội: Xử phạt hàng chục cơ sở hành nghề y dược

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với 17 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân với tổng số tiền lên đến 254 triệu đồng.
Kỹ năng cần biết khi xảy ra ngập lụt trên diện rộng

Kỹ năng cần biết khi xảy ra ngập lụt trên diện rộng

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với ngập lụt cho người dân.
Khi gặp lũ quét, sạt lở đất, người dân cần làm gì?

Khi gặp lũ quét, sạt lở đất, người dân cần làm gì?

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó khi gặp sạt lở đất và lũ quét.
Nguy cơ từ thuốc lá giả và thách thức trong phòng chống tác hại thuốc lá

Nguy cơ từ thuốc lá giả và thách thức trong phòng chống tác hại thuốc lá

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện tình trạng thuốc lá giả dễ gây nhầm lẫn cho người mua khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đồng Tháp: Xử phạt, đình chỉ tiệm bánh mì gây ngộ độc cho gần 150 người

Đồng Tháp: Xử phạt, đình chỉ tiệm bánh mì gây ngộ độc cho gần 150 người

Ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp cho biết, tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12 bị phạt 90 triệu đồng, đình chỉ 4 tháng và chịu chi phí 383 triệu đồng vì gây ngộ độc.
TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tước giấy phép hàng loạt phòng khám, nha khoa, thẩm mỹ viện

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tước giấy phép hàng loạt phòng khám, nha khoa, thẩm mỹ viện

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hàng loạt cơ sở như: Phòng khám Olympus; Doctor Skin Care Clinic & Spa; Viện thẩm mỹ Quốc tế Sài Gòn Korea…
Đề xuất tăng thuế thuốc lá để giảm thiểu số người hút thuốc

Đề xuất tăng thuế thuốc lá để giảm thiểu số người hút thuốc

Các chuyên gia đề xuất Việt Nam nên bổ sung thuế tuyệt đối với thuốc lá, từ đó giảm tỷ lệ người tiêu thụ sản phẩm này.
Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM và AstraZeneca Việt Nam hợp tác trong điều trị ung thư

Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM và AstraZeneca Việt Nam hợp tác trong điều trị ung thư

Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027, trong đó tập trung vào điều trị ung thư.
TP. Hồ Chí Minh: Dược phẩm Hoàng Chương bị xử phạt nặng, tước giấy phép 2 năm

TP. Hồ Chí Minh: Dược phẩm Hoàng Chương bị xử phạt nặng, tước giấy phép 2 năm

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng Chương 210 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược 2 năm.
Hà Nội: Khám, điều trị hơn 10.700 người trong bão Yagi

Hà Nội: Khám, điều trị hơn 10.700 người trong bão Yagi

Các cơ sở y tế ở Hà Nội đã khám, chữa bệnh cho 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú, trong đó khám, cấp cứu các tai nạn là 929 trường hợp.
Bác sĩ căng mình cấp cứu người bị nạn trong bão Yagi

Bác sĩ căng mình cấp cứu người bị nạn trong bão Yagi

Nhiều ca tai nạn do mái tôn rơi vào đầu, ngã từ trên cao xuống khi đang ứng phó với bão... đã được cấp cứu kịp thời ngay trong đêm siêu bão Yagi đổ bộ.
Những bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư hạ họng thanh quản

Những bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư hạ họng thanh quản

Ung thư hạ họng thanh quản là loại ung thư nguy hiểm có triệu chứng thầm lặng, chẩn đoán sớm phát hiện bệnh là một thách thức lớn đối với ngành y học Việt Nam.
Kiến nghị xử lý mạnh tay, tăng cường chống buôn lậu thuốc lá

Kiến nghị xử lý mạnh tay, tăng cường chống buôn lậu thuốc lá

Mới đây, Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ thuốc lá Việt Nam đã có nhiều kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu thuốc lá hiện nay.
Tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi

Tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi

Trong lĩnh vực tim mạch, hở van động mạch phổi (PVR) là tình trạng bệnh thường gặp nhưng ít được chú ý và chưa được đề cập nhiều tại các hội nghị chuyên ngành.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động