Được biết, tiêu chí đánh giá của The Asian Banker dựa trên quy mô tài sản và một số tiêu chí khác để cho ra danh sách 500 ngân hàng hàng đầu (AB500Rank) và xếp loại 500 ngân hàng "mạnh nhất" dựa trên niềm tin về khả năng sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng (Strength Rank) - hay các ngân hàng mạnh nhất khu vực.
Trong bảng xếp hạng năm 2018, MB đứng ở vị trí thứ 3 tại thị trường Việt Nam, tăng 1 bậc ở trong nước và tăng 32 bậc trong khu vực châu Á Thái Bình Dương so với năm 2017. |
Trong bảng xếp hạng năm 2018, MB đứng ở vị trí thứ 3 tại thị trường Việt Nam, tăng 1 bậc ở trong nước và tăng 32 bậc trong khu vực châu Á Thái Bình Dương so với năm 2017. Asian Banker sử dụng 12 chỉ tiêu để đánh giá, so sánh các ngân hàng với nhau. Một số chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn được xem xét như: Quy mô tổng tài sản (17,5%), tỷ lệ chi dự phòng/tổng nợ xấu (12,5%), tỷ lệ nợ xấu (12,5%), tỷ lệ cho vay/huy động (10%), chỉ số an toàn vốn (10%), …
Cùng với các chương trình chiến lược về khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp SME và khách hàng cá nhân năm 2018; MB đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kinh doanh đề ra trong năm với lợi nhuận tập đoàn tăng 56% đạt 7.700 tỷ đồng (ROE trên 19%); doanh thu tập đoàn cán mốc 1 tỷ USD. MB đồng thời trở thành ngân hàng năng động, hiện đại, đổi mới thương hiệu nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, lấy khách hàng làm trung tâm, đi đầu trong ngân hàng số với App ngân hàng MBBank.
Trong năm 2019, MB bám sát mục tiêu đến năm 2021 theo 4 chuyển dịch chiến lược: ngân hàng số, nâng cao quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro vượt trội, nâng cao hoạt động của công ty thành viên, “duy trì Top 5 các Ngân hàng thương mại về hiệu quả kinh doanh và an toàn”.