Công bằng, minh bạch trong mua sắm công Anh có thể mất quyền tiếp cận thị trường mua sắm công trị giá 1,7 nghìn tỷ USD sau Brexit Đảm bảo gỗ hợp pháp trong đấu thầu mua sắm công |
Cho đến nay, việc thực hiện các quy định liên quan đến vấn đề mua sắm công xanh của các cơ quan nhà nước mới chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm và chỉ tập trung ở một số sản phẩm như: Thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện-điện tử…
Mua sắm công xanh mới dừng lại ở các thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện |
Báo cáo về mua sắm công bền vững của Tổng cục Môi trường công bố vào cuối năm 2018 cho biết, Việt Nam chi trung bình 20 -30% ngân sách hàng năm vào mua sắm công. Con số này có thể tăng lên tới 50% nếu bao gồm chi tiêu cho thi công. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, ứng dụng mua sắm công bền vững sẽ có đóng góp to lớn cho những mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện mua sắm công xanh trong giai đoạn vừa qua đã gặp phải một số trở ngại lớn, trước hết là về vấn đề nhận thức.
Mặc dù trong những năm qua, hệ thống pháp luật quản lý hoạt động mua sắm công đã không ngừng hoàn thiện, như: Luật Ngân sách, Luật Đấu thầu, Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg; tuy nhiên, hiện tại chưa có chính sách, quy định cụ thể về việc tích hợp các yếu tố môi trường trong mua sắm công. Bên cạnh đó là năng lực của cán bộ mua sắm, đấu thầu về mua sắm công xanh còn hạn chế, cũng như thiếu một tài liệu hướng dẫn lồng ghép các tiêu chí bền vững vào quy trình đấu thầu.
Tại Điều 146 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định mua sắm xanh là việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam hoặc được công nhận theo quy định của pháp luật. Ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án đầu tư, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ. Đây là cơ sở quan trọng để hình thành nền kinh tế xanh, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh.
Ngoài ra, Việt Nam đã ban hành và thực hiện một số quy định về tiêu chí và quy trình cấp nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái và mua sắm xanh có mối quan hệ khăng khít với nhau; là một trong những biện pháp điều chỉnh mục tiêu sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường của doanh nghiệp và thói quen tiêu dùng của cộng đồng. Việc dán nhãn sinh thái đã được thí điểm thực hiện ở một số sản phẩm. Đây cũng là hoạt động được ghi nhận tạo tiền đề tích cực trong việc tiến tới sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Tuy nhiên, ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần đưa ra khung pháp lý rõ ràng đối với . Đồng thời, cần phải định nghĩa chính xác thế nào là sản phẩm thân thiện môi trường… Từ đó, quy định ưu tiên trong mua sắm công xanh cùng với một hệ thống quản lý hiệu quả. Và để thực hiện, Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ đơn giản hóa hệ thống chứng nhận; cơ quan nhà nước đề xuất lập kế hoạch mua sắm công xanh và báo cáo kết quả mua sắm công xanh…
Cũng theo các chuyên gia, phương án tốt nhất để đẩy mạnh mua sắm công xanh là các cơ quan nhà nước nên là người đi đầu trong hoạt động này; từ đó, lôi kéo khối tư nhân tham gia mua sắm xanh trên tất cả các lĩnh vực.