Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Mỹ đe dọa áp thuế với 2,4 tỷ USD hàng hóa của Pháp sau thỏa thuận hòa hoãn kéo dài 90 ngày

Ngày 02/12, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng hóa trị giá lên tới 2,4 tỷ USD của Pháp trong một cuộc tranh chấp liên quan đến thuế dịch vụ kỹ thuật số mới của quốc gia này.

Mỹ cũng cho biết có thể áp đặt phí hoặc các biện pháp hạn chế đối với một số dịch vụ của Pháp. Theo đó, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo một cuộc điều tra cho thấy thuế của Pháp đang phân biệt đối xử không công bằng đối với các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Facebook, Google, Apple và Amazon là những tập đoàn đang thống trị thị trường dịch vụ kỹ thuật số.

my de doa ap thue voi 24 ty usd hang hoa cua phap sau thoa thuan hoa hoan keo dai 90 ngay
Hàng hóa Pháp đang trở thành mục tiêu đánh thuế của chính quyền Trump

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong tuyên bố đưa ra đã nêu rõ quyết định của USTR ngày 02/12 gửi một tín hiệu rõ ràng rằng Mỹ sẽ có hành động chống lại các chế độ thuế đối với sản phẩm kỹ thuật số đang phân biệt đối xử hoặc áp đặt các gánh nặng không đáng có lên các công ty của Mỹ. USTR đang tìm hiểu xem có nên mở các cuộc điều tra Mục 301 về thuế dịch vụ kỹ thuật số của Áo, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ hay không. USTR tập trung vào việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng của các quốc gia thành viên EU, vốn nhắm mục tiêu không công bằng vào các công ty Mỹ, cho dù thông qua thuế dịch vụ kỹ thuật số hoặc các nỗ lực khác nhắm vào các công ty dịch vụ kỹ thuật số hàng đầu của Mỹ.

USTR đang lấy ý kiến ​​từ công chúng về hành động được đề xuất của mình, trong đó bao gồm việc áp thêm thuế lên tới 100% đối với các sản phẩm trị giá 2,4 tỷ USD của Pháp. Chính quyền Trump đã hướng tới mục tiêu rượu vang Pháp và nhiều sản phẩm nông nghiệp trong một tranh chấp khác về hỗ trợ của châu Âu dành cho Airbus. Lần này Mỹ đang đe dọa tập trung “hỏa lực” thuế quan vào các loại phô mai và rượu sâm banh nổi tiếng của Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ký kết luật về các biện pháp thuế kỹ thuật số vào tháng 7, nhưng được áp dụng lại vào ngày 01/01. Các công ty được yêu cầu thanh toán ban đầu vào tháng 11, và trong tương lai, thuế sẽ được thu vào tháng 4 và tháng 10, theo công ty kế toán quốc tế KPMG.

Các ước tính khác nhau đưa ra số tiền thuế mà Pháp dự kiến ​​sẽ thu từ 500 triệu đến 1 tỷ USD hàng năm. Khoản thuế 3% áp dụng cho các công ty có doanh thu dịch vụ kỹ thuật số hơn 25 triệu euro tại Pháp và 750 triệu euro (tương đương 825 triệu USD) trên toàn thế giới. Pháp - và một danh sách ngày càng tăng của các quốc gia khác - muốn đánh thuế các công ty bán hoặc quảng cáo hàng hóa trực tuyến cho công dân của họ, ngay cả khi các công ty này có trụ sở tại Mỹ. Mỹ tuyên bố hành động này sau một thỏa thuận ngừng chiến kéo dài 90 ngày đã được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G-7 vào tháng 8 vừa qua. Các quan chức từ Pháp và Mỹ đã cố gắng giải quyết vấn đề thông qua một thỏa thuận đang được đàm phán giữa các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhưng hành động mới nhất cho thấy hai bên dường như đã gặp bế tắc.

Thông báo của USTR cũng sẽ lấy ý kiến bình luận về các phương án áp đặt phí hoặc các biện pháp hạn chế đối với các dịch vụ của Pháp. USTR cho biết thêm rằng giá trị cuối cùng của bất kỳ hành động nào của Mỹ thông qua thuế quan hoặc phí "có thể tính đến mức độ gây hại cho nền kinh tế Mỹ do thuế dịch vụ kỹ thuật số. Cơ quan này sẽ tổ chức một phiên điều trần công khai vào ngày 07/01/2020 về thuế quan trả đũa được đề xuất và đưa ra lấy ý kiến công khai cho đến ngày 14/01/2020.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

EU khởi kiện Temu vì sản phẩm bất hợp pháp

EU khởi kiện Temu vì sản phẩm bất hợp pháp

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Ngày mai (1/11): Tọa đàm

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Nỗi niềm trăn trở của

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Xem thêm