Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nam Định: Khai thác thế mạnh ngành công nghiệp ưu tiên

Nam Định đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh, chủ lực phát huy thế mạnh địa phương.
Tái cơ cấu ngành công nghiệp tầm nhìn 2030: Những mục tiêu lớn

Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Theo ông Phạm Đình Nghị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, trong giai đoạn vừa qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị nên tình hình chính trị, xã hội của tỉnh Nam Định ổn định, kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, GRDP bình quân giai đoạn 2005-2020 tăng 6,9%/năm, năm 2021 tăng 7,9%.

đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường để tạo động lực tăng trưởng
Nam Định tập trung thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường để tạo động lực tăng trưởng

Đáng chú ý, 6 tháng năm 2022 tăng 8,37%, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu nổi bật

Nhận thức tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Nam Định đã bám sát chỉ đạo của Trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 để ban hành các chủ trương, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế biển.

Cụ thể, vùng kinh tế ven biển đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hàng năm đóng góp trên 25% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt trên 60 triệu đồng/người cao hơn bình quân chung của tỉnh; các địa phương vùng ven biển luôn đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, thu hút đầu tư vào vùng ven biển đạt kết quả tích cực, từ năm 2016 đến nay, đã có 114 dự án đầu tư với tổng số vốn trên 125.000 tỷ đồng và 500 triệu USD.

Tuy nhiên, vùng kinh tế ven biển của Nam Định phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng; hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa hoàn thiện, chưa tạo được sự kết nối đồng bộ với các địa phương khác trong tỉnh và khu vực; ngành công nghiệp, vận tải biển và các loại hình dịch vụ biển còn nhiều dư địa để phát triển; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng gặp nhiều khó khăn...

Phát triển 4 nhóm ngành chủ lực

Nhằm phát huy tối đa thế mạnh, tiềm năng vốn có cũng như khắc phục những hạn chế đã được nhận diện, tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng ven biển, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/TU ngày 18/6/2021 về xây dựng, phát triển vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.

Trong đó, đề ra định hướng xây dựng vùng kinh tế ven biển trở thành vùng kinh tế động lực, có bước phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trọng tâm là phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại dịch vụ, du lịch, kết hợp với phát triển các ngành nông nghiệp, thủy sản. Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao mức sống người dân; bảo vệ bền vững môi trường; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; phấn đấu đến năm 2030, vùng kinh tế ven biển là cực tăng trưởng phía Nam của tỉnh, đóng góp quan trọng để hoàn thành mục tiêu Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước.

Để thực hiện mục tiêu trên, Nam Định đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế vùng ven biển.

Hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tích hợp đồng bộ quy hoạch không gian biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và các quy hoạch chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh, cũng như tăng cường tính liên kết vùng. Tổ chức lập và sớm hoàn thành Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng và Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng và triển khai các dự án động lực của vùng đảm bảo tính kết nối, liên kết vùng nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng ven biển.

Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế vùng ven biển toàn diện, đồng bộ theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao; trong đó chú trọng phát triển 4 nhóm ngành gồm: Công nghiệp; Thương mại, dịch vụ, du lịch biển; kinh tế hàng hải; nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác hải sản”- lãnh đạo tỉnh Nam Định nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, thu hút các dự án đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường để tạo động lực tăng trưởng. “Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh, chủ lực của vùng như: Cảng biển, sản xuất thép, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất dược liệu,... nghiên cứu, đánh giá tiềm năng để phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí"- ông Phạm Đình Nghị nêu cụ thể.

Ngoài ra, chú trọng thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp ven biển theo quy hoạch để từng bước phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp có quy mô lớn. Hoàn thành hạ tầng và sớm lấp đầy Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, Cụm công nghiệp Thịnh Lâm; nghiên cứu đầu tư Khu công nghiệp Hải Long với quy mô lớn trên 1.100 ha. Xây dựng, hình thành Khu kinh tế Ninh Cơ; Khu kinh tế ven biển huyện Nghĩa Hưng. Trước mắt, tập trung hỗ trợ nhà đầu tư triển khai tổ hợp các dự án đầu tư của Tập đoàn Xuân Thiện tại huyện Nghĩa Hưng.

Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng tại các khu du lịch tắm biển Quất Lâm, Thịnh Long, Vườn quốc gia Xuân Thủy, khu Nhà thờ đổ xã Hải Lý,.... Tăng cường mối liên kết giữa các điểm du lịch biển với các điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh”- lãnh đạo tỉnh Nam Định kỳ vọng.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Nai: Tiếp nhận hơn 41 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Đồng Nai: Tiếp nhận hơn 41 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 18/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ phát động và tiếp nhận ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tuyên Quang chung tay hỗ trợ người dân tái thiết sản xuất sau bão lũ

Tuyên Quang chung tay hỗ trợ người dân tái thiết sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đi qua, để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề. Nhằm ổn định đời sống người dân, tỉnh Tuyên Quang đang đẩy nhanh tiến độ khôi phục kinh tế.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp nhận thêm gần 6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp nhận thêm gần 6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tiếp nhận thêm gần 6 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, đơn vị ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Quảng Bình: Tổ chức cưỡng chế thu hồi đất phục vụ dự án cao tốc

Quảng Bình: Tổ chức cưỡng chế thu hồi đất phục vụ dự án cao tốc

Trong 2 ngày 17-18/9, UBND huyện Lệ Thủy tiến hành cưỡng chế thu hồi đất các hộ gia đình không phối hợp bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án đường cao tốc.
Một huyện ở Hưng Yên tước 94 bằng lái xe của cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Một huyện ở Hưng Yên tước 94 bằng lái xe của cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Công an huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Mưa lớn, học sinh nghỉ học chiều 18/9 và ngày 19/9

Đà Nẵng: Mưa lớn, học sinh nghỉ học chiều 18/9 và ngày 19/9

Mưa lớn kéo dài, TP. Đà Nẵng cho học trẻ mầm non, học sinh, học viên trên toàn thành phố nghỉ học chiều ngày 18/9/2024 và cả ngày 19/9/2024.
Thừa Thiên Huế: Hơn 10 nhà dân bị tốc mái do lốc xoáy

Thừa Thiên Huế: Hơn 10 nhà dân bị tốc mái do lốc xoáy

Hơn 10 nhà dân thuộc 2 xã Phú Hồ, Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế bị tốc mái do lốc xoáy lúc rạng sáng.
Thanh Hóa phòng chống dịch sau lũ và ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thanh Hóa phòng chống dịch sau lũ và ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Các địa phương của tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương phòng, chống dịch sau lũ và lên các phương án để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Đà Nẵng đưa vào sử dụng hệ thống theo dõi mưa, ngập trên địa bàn

Đà Nẵng đưa vào sử dụng hệ thống theo dõi mưa, ngập trên địa bàn

Người dân và du khách tại TP. Đà Nẵng có thể theo dõi lượng mưa và mức ngập nước tại các trạm đo mưa và điểm, đường ngập trên địa bàn để chủ động di chuyển.
Quảng Bình: Tổ chức cấm biển, chuẩn bị các biện pháp ứng phó thiên tai

Quảng Bình: Tổ chức cấm biển, chuẩn bị các biện pháp ứng phó thiên tai

Quảng Bình cấm biển bắt đầu từ 0h00 ngày 19/9/2024 cho đến khi biển an toàn, không còn cảnh báo rủi ro thiên tai theo dự báo, cảnh báo của cơ quan chuyên môn.
Thừa Thiên Huế: Mưa lớn, cảnh báo lũ lụt nhiều nơi

Thừa Thiên Huế: Mưa lớn, cảnh báo lũ lụt nhiều nơi

24 giờ qua, tại Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, dự báo những ngày tới, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trên địa bàn mưa rất to, cảnh báo ngập lụt nhiều nơi.
Mưa lớn, Đà Nẵng ngập, người dân bì bõm dắt bộ xe

Mưa lớn, Đà Nẵng ngập, người dân bì bõm dắt bộ xe

Mưa lớn từ rạng sáng 18/9 kéo dài đến hiện tại khiến nhiều tuyến đường tại TP. Đà Nẵng ngập cục bộ. Nhiều người dân phải dắt bộ xe máy hoặc đi lên lề.
Quảng Ngãi: Từ 12 giờ 18/9, cấm tất cả phương tiện tàu thuyền ra biển hoạt động

Quảng Ngãi: Từ 12 giờ 18/9, cấm tất cả phương tiện tàu thuyền ra biển hoạt động

Tỉnh Quảng Ngãi cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động từ 12 giờ ngày 18/9/2024 cho đến khi thời tiết ổn định.
Bắc Ninh phê duyệt nhà đầu tư trạm biến áp hơn 1.540 tỷ đồng

Bắc Ninh phê duyệt nhà đầu tư trạm biến áp hơn 1.540 tỷ đồng

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Quyết định số 481/QĐ-UBND (ngày 17/9/2024) Chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư trạm biến áp hơn 1.540 tỷ đồng.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, Đà Nẵng còn 62 tàu thuyền với 617 lao động trên biển

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, Đà Nẵng còn 62 tàu thuyền với 617 lao động trên biển

TP. Đà Nẵng còn 62 tàu thuyền với 617 lao động đang còn hoạt động trên biển. Hiện các tàu đều đã nắm được diễn biến, hướng đi của áp thấp nhiệt đới (bão số 4).
Đà Nẵng dự trữ hàng trăm nghìn tỷ đồng hàng hóa thiết yếu sẵn sàng ứng phó mưa bão

Đà Nẵng dự trữ hàng trăm nghìn tỷ đồng hàng hóa thiết yếu sẵn sàng ứng phó mưa bão

Trong mùa mưa bão năm 2024, TP. Đà Nẵng dự trữ thường xuyên hàng hóa thiết yếu sẵn sàng đảm bảo cung ứng phục vụ người dân khi có mưa lũ, ngập lụt.
Cần Thơ: Tiếp nhận gần 10 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc

Cần Thơ: Tiếp nhận gần 10 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc

Tính đến hết ngày 16/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Cần Thơ đã tiếp nhận hơn 9,8 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thanh Hóa ban hành Công điện khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thanh Hóa ban hành Công điện khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Năm 2024, Bắc Ninh dự kiến chỉ có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch

Năm 2024, Bắc Ninh dự kiến chỉ có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch

Dự báo ước thực hiện cả năm 2024, toàn tỉnh Bắc Ninh chỉ có 2/17 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 8/17 chỉ tiêu đạt.
Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Khánh Hoà xác định, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, ngành và địa phương.
Giá thành rẻ, chất lượng tốt, cát nhân tạo vẫn khó tiếp cận thị trường

Giá thành rẻ, chất lượng tốt, cát nhân tạo vẫn khó tiếp cận thị trường

Tận dụng nguồn nguyên liệu đá thải, cát nhân tạo được tạo ra với chất lượng tốt và bán với giá thành rẻ, thế nhưng lại khó tiếp cận thị trường do tâm lý e ngại.
Kiên Giang: Nhu cầu vay gần 1.700 tỷ đồng cho 2 dự án nhà ở xã hội

Kiên Giang: Nhu cầu vay gần 1.700 tỷ đồng cho 2 dự án nhà ở xã hội

Ngày 17/9, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, hiện nay nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh khoảng gần 1.700 tỷ đồng cho 2 dự án bất động sản.
Bình Thuận lên phương án ứng phó với bão số 4

Bình Thuận lên phương án ứng phó với bão số 4

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận vừa có công điện đề nghị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông (bão số 4).
Hoà Bình: Xuất hiện vết nứt dài 500m, di dời khẩn cấp 50 hộ dân trong đêm

Hoà Bình: Xuất hiện vết nứt dài 500m, di dời khẩn cấp 50 hộ dân trong đêm

50 hộ dân tại xóm Rài, xã Tuân Đạo (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã được di dời khẩn cấp do khu vực đồi Cây Đa xuất hiện vết nứt kéo dài khoảng 500m.
Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

UBND tỉnh Thái Bình vừa họp để lựa chọn nhà đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nguyên Xá và Cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động