Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 22:25

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Dự thảo báo cáo chính trị và Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế yếu kém trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng.

Tôi muốn trao đổi thêm về mối quan hệ phối hợp đồng bộ cũng như việc tăng cường quản lý nhà nước về các lĩnh vực nêu trên.

Đón tiếp xử lý đơn thư khiếu nại tại Ban Tiếp dân - UBND TP. Hà Nội. Ảnh: Bảo Lâm

Từ nhiệm vụ được giao về công tác thanh tra, kiểm tra, nhận các đơn khiếu nại của nhân dân, đến nay ngành Thanh tra được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước thực hiện 5 luật là: Luật Thanh tra năm 2010, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Phòng chống tham nhũng được sửa đổi, bổ sung năm 2012. Các luật trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ công tác tiếp công dân, cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo. Đối với những vụ việc phức tạp, thành lập đoàn thanh tra theo Luật Thanh tra. Nếu có nội dung về tham nhũng thực hiện theo Luật Phòng chống tham nhũng. Do vậy công tác quản lý nhà nước cần được phối hợp, tập trung một cách đồng bộ với 5 lĩnh vực trên để hạn chế thấp nhất các vụ việc tồn đọng, các vụ việc vượt cấp, phát hiện và phòng ngừa tham nhũng, giải quyết triệt để và thực hiện các vụ việc có hiệu lực pháp luật. Luật Tiếp công dân năm 2013 đã mở rộng dân chủ, không chỉ tiếp công dân về các vụ việc khiếu nại, tố cáo mà còn tiếp công dân đến kiến nghị phản ánh, thực hiện Điều 28 Hiến pháp năm 2013. Luật Khiếu nại năm 2011 thực hiện cơ chế giải quyết khiếu nại hai cấp: Khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần hai. Đồng thời mở rộng quyền của người khiếu nại: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Hoặc trong trường hợp quá thời hạn giải quyết khiếu nại, không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Là thực hiện theo quy định tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013. Tôi tán thành đánh giá của Dự thảo báo cáo về kinh tế - xã hội với kết quả đạt được là: "Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, hạn chế phát sinh mới các khiếu nại vượt cấp và tập trung xử lý nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài". Về hạn chế: "Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, hiệu quả chưa cao". Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ việc tồn đọng, kéo dài là việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các biện pháp xử lý theo thẩm quyền sau kết luận nội dung tố cáo chưa được thực hiện triệt để. Vì vậy rất cần tăng cường công tác quản lý nhà nước để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quyết định có hiệu lực pháp luật. Tôi nhất trí Dự thảo báo cáo đã nêu: "Có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người phát hiện, tố cáo tham nhũng" và "Nghiêm trị những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để vu khống, tố cáo sai sự thật". Thực tế cho thấy việc tố cáo tham nhũng thường phát sinh từ nội bộ. Việc tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ ít xảy ra. Do vậy, cần thiết phải có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Mặt khác, cần nghiêm trị những hành vi lợi dụng để vu khống, tố cáo sai sự thật khi công dân thực hiện đơn nặc danh, mạo danh, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử. Dự thảo báo cáo đề ra nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2016-2020: "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra thanh tra", "Xử lý nghiêm đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, lãng phí", "làm tốt công tác tiếp nhận thông tin và xử lý khiếu nại, tố cáo". Tôi hoàn toàn tán thành nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nêu trên. Trong nội dung quản lý nhà nước (5 luật) cần được tăng cường theo luật định và quy định một cách đồng bộ, cụ thể để các cấp, các ngành tổ chức thực hiện một số nội dung cơ bản như: Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phòng chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của luật, các văn bản dưới luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của luật và việc tổ chức thực hiện các quyết định có hiệu lực pháp luật; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phòng chống tham nhũng; xây dựng bộ máy chuyên trách quản lý nhà nước vào một đầu mối cơ quan thanh tra; tổng hợp kịp thời tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phòng chống tham nhũng. Về tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm thường xuyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới". "Cán bộ thanh tra phải tự mình gương mẫu, muốn thế phải cố học tập rèn luyện, quyết tâm tiến bộ và làm tròn nhiệm vụ Đảng giao cho". Do vậy, mỗi cán bộ thanh tra cần nhận thức rõ hơn trách nhiệm trong công tác thanh tra, giám sát và phản biện xã hội về quản lý nhà nước công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phòng chống tham nhũng...

Luật gia Lê Gia Ánh Nguyên Thanh tra viên cao cấp Ủy viên Ủy ban MTTQ TP Hà Nội

Theo HNM

Tin cùng chuyên mục

Vuasanca : Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”

Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Thể chế hóa quyền dân chủ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Vì sao có cán bộ không dám nói 'tiếng dân'

Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

Coi trọng, đổi mới công tác dân tộc

Cần có chiến lược cải thiện tầm vóc và thể trạng người Việt Nam

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới

Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Tập trung trí tuệ, tâm huyết, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng

Vấn đề nhân sự trong xây dựng Đảng

Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững

Cần có tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để đánh giá cán bộ