Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 02:35

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước sông Mê Kông

Trước vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người dân, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết: Cơ chế hợp tác Mê Kông - Lan Thương đang được các quốc gia tích cực triển khai với mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước sông Mê Kông, phần nào giải quyết tình trạng hạn hán đang rất cấp thiết hiện nay. 
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh

Thưa Phó Thủ tướng, mới đây, Liên hợp quốc ngỏ ý sẽ đứng ra phát động kêu gọi toàn cầu hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng bởi El Nino, trong đó có Việt Nam. Vậy Việt Nam đã tiếp nhận thông tin này như thế nào?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hiện Bộ Ngoại giao và các cơ quan đang làm việc về vấn đề này. Đây là chương trình của Liên hợp quốc được thực hiện dưới hình thức nếu trên thế giới có nhiều khu vực, nhiều quốc gia cùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thì Liên hợp quốc sẽ vận động các nước cùng hỗ trợ. Và Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia nhận được hỗ trợ từ Liên hợp quốc. Hiện việc này đang trong giai đoạn vận động và hỗ trợ cụ thể ra sao sẽ phụ thuộc vào việc vận động.

Vậy Việt Nam đã có những động thái gì với các nước thuộc khu vực sông Mê Kông để đối phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn hiện nay, thưa Phó Thủ tướng?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Chúng ta đã yêu cầu các nước trên dòng Mê Kông phải sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông. Việc Trung Quốc và Lào xả nước tại các đập thủy điện ở các sông nhánh của Mê Kông cũng là động thái tích cực để nguồn nước trên sông Mê Kông được sử dụng đúng mục đích. Bằng chứng là sau khi Trung Quốc và Lào xả nước thì lượng nước tại các sông của Việt Nam cũng tăng lên đáng kể.

Cũng không phải chỉ đến khi xảy ra tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn mà trong nhiều năm qua, vấn đề sử dụng nguồn nước sông Mê Kông hiệu quả, bền vững đã được chú trọng. Do đó, các nước đã xây dựng Ủy hội sông Mê Kông gồm 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Và hiện nay là Cơ chế hợp tác sông Mê Kông - Lan Thương có thêm sự tham gia của 2 nước Trung Quốc và Myanmar. Đây sẽ là cơ sở để tăng tính bền vững trong sử dụng nguồn nước sông Mê Kông.

Sông Mê Kông. Nguồn Internet

Cơ chế hợp tác Mê Kông - Lan Thương sẽ được triển khai như thế nào và có tác động ra sao với việc chống lại hạn hán, xâm nhập mặn như hiện nay?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đây là Cơ chế mới về sông Mê Kông. Trước đây, vào năm 1995, Ủy hội sông Mê Kông được thành lập và chỉ bao gồm 4 nước hạ lưu gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Trong Ủy hội sông Mê Kông có một cơ chế quan trọng là phải sử dụng bền vững nguồn nước dòng sông Mê Kông vì sông Mê Kông có tác động trực tiếp đến tất cả các nước.

Thời điểm đó, Myanmar và Trung Quốc chưa là thành viên của Ủy hội sông Mê Kông.

Với việc thành lập cơ chế mới - Cơ chế hợp tác sông Mê Kông - Lan Thương, phạm vi của cơ chế được mở rộng ra 6 nước (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc). Các nước sẽ đưa ra cơ chế hợp tác mới với các dự án cụ thể theo cơ chế này và Việt Nam cũng sẽ là thành viên tích cực trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước dòng sông Mê Kông.

Trung Quốc đã xây dựng rất nhiều đập thủy điện trên dòng sông này, và hiện còn nhiều đập chưa xây hết. Họ cam kết sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Kông nhưng họ vẫn cứ xây dựng thì sẽ như thế nào?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Trước đây, Ủy hội sông Mê Kông chỉ có 4 nước. Ủy hội này có quy định rất rõ ràng về phát triển các đập thủy điện và sử dụng nguồn nước sông Mê Kông giữa 4 nước với nhau. Trong đó, quy định khi xây dựng đập thủy điện thì phải có sự thông báo trước và 4 nước tham gia luôn tuân thủ và tôn trọng các quy định này. Chúng ta chưa có cơ chế này với các nước ở thượng nguồn sông Mê Kông như Trung Quốc, do đó chưa thể kiểm soát việc xây dựng thuỷ điện của nước này.

Trung Quốc hiện đã xây các đập thủy điện trên dòng sông Lan Thương rồi. Vấn đề đặt ra là quản lý việc xả nước và sử dụng nguồn nước như thế nào cho hợp lý.

Trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!

Ý tưởng về Cơ chế hợp tác Mê Kông - Lan Thương với sự tham gia của 6 nước ven sông được Thái Lan đề xuất lần đầu tiên vào năm 2012. Tháng 11/2015, Hội nghị Bộ trưởng hợp tác Mê Kông - Lan Thương lần thứ nhất đã được tổ chức tại Cảnh Hồng - Vân Nam - Trung Quốc. Các nội dung ưu tiên hợp tác của Cơ chế là hợp tác về quản lý nguồn nước; Tăng cường kết nối giữa 6 nước; Hợp tác phát triển năng lực sản xuất; Hợp tác kinh tế xuyên biên giới; Hợp tác nông nghiệp và giảm nghèo.
Phương Lan (ghi)

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 6/11/2024: Mưa lớn ở Trung Bộ vẫn tiếp tục, vùng núi Bắc Bộ trời rét

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/11/2024: Gió Đông Bắc hoạt động mạnh, mưa dông, biển động, sóng lớn

7.200 người được hỗ trợ giảm ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Dự báo thời tiết ngày mai 6/11/2024: Hà Tĩnh đến Bình Định tiếp tục mưa lớn trên 300mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 5/11/2024: Gió mùa Đông Bắc tràn về, miền Bắc trở rét, miền Trung mưa lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 5/11/2024: Gió Đông Bắc mạnh, sóng gió lớn, mưa dông, biển động mạnh

Dự báo thời tiết ngày mai 5/11/2024: Mưa dông ở cả ba miền, Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa lớn trên 500mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 4/11/2024: Miền Bắc có mưa, trời chuyển rét; miền Trung mưa lớn kéo dài

Dự báo thời tiết biển hôm nay 4/11/2024: Gió Đông Bắc mạnh giật cấp 8-9, biển động mạnh

Dự báo thời tiết ngày mai 4/11/2024: Gió Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp; miền Bắc mưa rét, miền Trung mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 3/11/2024: Gió Đông Bắc mạnh, miền Trung mưa lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 3/11/2024: Gió mùa Đông Bắc tiếp tục tràn xuống, biển động mạnh

Tin mới nhất không khí lạnh tăng cường ngày 3/11: Không khí lạnh tràn về, miền Bắc rét đậm

Dự báo thời tiết ngày mai 3/11/2024: Miền Bắc đón rét đậm gió mùa Đông Bắc; miền Trung mưa lớn diện rộng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 2/11/2024: Gió Đông Bắc giật cấp 7-8, Biển động

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để giải quyết rác thải nhựa

Dự báo thời tiết ngày mai 2/11/2024: Ngày nắng; Gió Đông Bắc mạnh, Bắc và Trung Trung Bộ sắp mưa lớn

Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia nâng cao tiếng nói của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Bắc Ninh: Kiểm tra 199 cơ sở sản xuất giấy trong khu dân cư ở Phong Khê